Không còn là tương lai, xe điện chính là hiện tại của thị trường ô tô Trung Quốc

Thứ hai, 03/10/2022-15:10
Doanh số bán ô tô điện tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 6 triệu chiếc, gấp đôi năm trước và nhiều hơn phần còn lại của thế giới.

Theo Nhịp sống thị trường, Zhang Youping - một người đã về hưu vừa mua lại một chiếc xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ sử dụng động cơ điện từ BYD - nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc. Chiếc xe được Zhang mua tại một triển lãm ô tô vào tháng trước với giá là 20.000 USD.

Gia đình của bà đã mua được 3 chiếc ô tô chạy bằng khí đốt trong vòng 30 năm qua. Nhưng gần đây, vì lo ngại về giá xăng nên Zhang đã quyết định mua xe điện. Vài tháng trước, con trai bà Zang cũng đã mua được chiếc ô tô điện trị giá 10.000 USD của Leapmotor - nhà sản xuất xe hơi nội địa Trung Quốc.


1/4 tổng số xe hơi mới mua tại Trung Quốc dự kiến là xe điện trong năm 2022
1/4 tổng số xe hơi mới mua tại Trung Quốc dự kiến là xe điện trong năm 2022

Trong năm 2022, 1/4 tổng số xe hơi mới mua tại Trung Quốc dự kiến là xe sử dụng động cơ hoàn toàn bằng điện hoặc xe lai sạc điện (plug-in hybrid). Một số ước tính cho thấy, có hơn 300 công ty Trung Quốc đàn hoạt động sản xuất ô tô điện và bán với giá dao động từ dưới 5.000 USD cho tới các mẫu cao cấp hơn để cạnh tranh với Tesla và các nhà sản xuất ô tô Đức.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc có khoảng 4 triệu trạm sạc được xây dựng trên toàn quốc, gấp đôi năm ngoái và dự kiến sẽ lắp đặt thêm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Trong khi đó không ít các thị trường ô tô điện khác còn phụ thuộc vào trợ cấp và khuyến khích khoản tài chính của Chính phủ thì Trung Quốc đã có một bước tiến ở giai đoạn mới. Người tiêu dùng cân nhắc nhiều hơn về lợi ích của ô tô điện so với ô tô chạy bằng khí đốt dựa vào các tính năng và giá bán mà không xét nhiều tới sự hỗ trợ từ nhà nước.

Chẳng hạn như Mỹ, năm nay đã vượt qua ngưỡng quan trọng khi ô tô điện đã chiếm 5% doanh số bán xe hơi mới tại nước này. Trong khi Trung Quốc đã vượt qua mức này từ năm 2018.

Ngay tới những biện pháp khuyến khích mới của Mỹ đã khiến người tiêu dùng thắc mắc về mức độ hiệu quả của chúng. Vào tháng trước, Đạo luật Giảm lạm phát đã được thông qua, điều này khiến khoản ưu đãi thuế 7.500 USD khi mua xe điện mới không thể dễ tiếp cận như trước.

New York Times đưa tin, Trung Quốc đã mất khoảng 1 thập kỷ để trợ cấp, đầu tư lâu dài và chi tiêu mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra nền tảng cho thị trường xe điện. CEO của công ty tư vấn Sino Auto Insights - Tu Le cho hay, sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy thị trường Trung Quốc thay vì khoản trợ cấp của Chính phủ nước này.


Sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy thị trường xe điện Trung Quốc
Sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy thị trường xe điện Trung Quốc

 Nhấn mạnh vào tham vọng, mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra là 20% doanh số bán xe hơi mới sẽ là ô tô điện vào năm 2025. Một số chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng mục tiêu này sẽ được hoàn thiện trong năm 2022, xong trước thời hạn 3 năm. Trung Quốc không chỉ là một thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới mà còn là một trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và doanh số dự kiến có thể tăng gấp đôi trong năm nay, lên mức 6 triệu xe, nhiều hơn thành phần còn lại của thế giới cộng vào.

Trong danh sách 10 thương hiệu ô tô điện bán chạy nhất hành tinh, một nửa số đó là các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc, dẫn đầu là BYD. Công ty BYD chỉ kém Tesla về thị phần toàn cầu, nhưng họ cũng đang xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Không chỉ có doanh số bán ô tô đang tăng mạnh, mà các doanh nghiệp sản xuất pin của Trung Quốc và CATL hay BYD còn là những "tay chơi" lớn trong ngành.

Nhu cầu sử dụng ô tô điện chính là điểm sáng trong nền kinh tế Trung Quốc trước bối cảnh họ đang đương đầu với thị trường bất động sản đang gặp khủng hoảng và vẫn chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Thuộc kế hoạch kích thích nền kinh tế, quốc gia tỷ dân này sẽ liên tục rót tiền vào việc sản xuất ô tô điện. Vào tháng trước, Bắc Kinh đã miễn thuế cho những loại ô tô sử dụng năng lượng mới tới năm 2023 và chi phí là 14 tỷ USD thay vì để chúng hết hạn vào năm 2022.

Gou Chaobo (27 tuổi) - nhân viên tại một công ty xây dựng, gần đây đã xuống tiền để thay thế chiếc sedan chạy bằng khí đốt của anh ta sang xe điện. Gou Chaobo cho biết, một số ưu đãi tài chính không ảnh hưởng tới quyết định mua xe của anh ta.

Tại Thành Đô (Trung Quốc), nơi mà Gou Chaobo đang sinh sống và làm việc hiện đã hạn chế ô tô truyền thống vào những ngày nhất định trong tuần nhằm giảm ùn tắc và tránh gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các dòng xe điện lại được tự do di chuyển. Ngoài ra, chủ xe điện còn được đỗ xe miễn phí trong bãi xe công cộng cho 2 giờ đầu tiên.


Một số địa phương đã hạn chế ô tô truyền thống vào những ngày nhất định trong tuần
Một số địa phương đã hạn chế ô tô truyền thống vào những ngày nhất định trong tuần

Người này cho biết, chi phí vận hành của chiếc xe điện theo tính toán chỉ bằng 1/10 so với ô tô bình thường. Khi đã chọn một mẫu ô tô điện phù hợp, anh ta vẫn nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, giúp giá xe giảm đi 2.000 USD so với niêm yết, tùy từng mẫu. Chưa kể, Trung quốc còn miễn thuế 10% mua ô tô đối với những loại xe "năng lượng mới", bao gồm cả dòng plug-in hybrid.

Gou nói rằng anh ta đang tìm hiểu về chiếc sedan hạng trung của thương hiệu XPeng đang tham gia triển lãm ô tô Thành Đô. "Tôi đã quyết tâm chuyển hẳn sang dùng ô tô điện vì năng lượng mới là tương lai" - Gou chia sẻ.

New York Times đưa tin, Trung Quốc đã rất nghiêm túc với việc phát triển xe điện, điều này thể hiện bằng việc họ "trải thảm đỏ" cho Tesla xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn ở Thượng Hải vào năm 2018. Động thái này chính là một bước ngoặt lớn, tăng sức cạnh tranh đối với những công ty sản xuất ô tô đầu ngành trong nước.

Kể từ đó, thị trường ô tô điện Trung quốc trở nên vô cùng cạnh tranh. Theo một thống kê, có khoảng 80% tổng số xe điện được bán ra tại Trung Quốc trong năm 2022 đến từ các nhà sản xuất nội địa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

6 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

15 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

15 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

16 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

16 giờ trước