Giới trẻ Trung Quốc đi theo trào lưu “săn” hàng hiệu cũ

Thứ hai, 03/10/2022-10:10
Với tâm lý thay vì phải chi trả một số tiền lớn để mua được một món đồ xa xỉ thì người tiêu dùng Trung Quốc đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng với mức giá chỉ bằng 1/2, 1/3 đồ mới.

Theo VTV, khoảng 1 năm trước, chị Wang Jianing thường có thói quen đi mua sắm là đứng xếp hàng tại những cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton ở Thượng Hải nhằm tìm mua được mẫu túi xách đắt tiền trong bộ sưu tập mới ra mắt. Nhưng hiện tại, thói quen này đang thay đổi khi chị Wang tùm cách mua lại những món đồ hiệu đã qua sử dụng.

“Tôi chắc chắn phải cắt giảm chi tiêu trong năm nay, tuy nhiên vì sở thích của tôi là những món đồ đắt tiền nên không thể kiềm chế được ham muốn sở hữu chúng. Do đó tôi đã tìm tới nền tảng bán đồ xa xỉ cũ” - chị Wang Jianing chia sẻ.

Cửa hàng Zzer - nơi chuyên bán đồ hiệu đã qua sử dụng, đã nắm bắt được tâm lý và cảm xúc của các khách hàng như chị Wang. Đây là một nền tảng bắt đầu bán những mặt hàng xa xỉ cũ vào năm 2016, hiện tại Zzer đã có cửa hàng vật lý tại Thượng Hải và Thành Đô vào năm 2021, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh tới Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu. 

“Nền kinh tế giảm tốc lại có tác động tích cực lên ngành công nghiệp của chúng tôi. Về phía khách hàng, khi kinh tế tăng trưởng chậm hơn, họ sẽ nghĩ rằng tại sao không bán những món đồ không dùng tới ở nhà nhỉ?” - Nhà sáng lập Zzer - Zhu Tainiqi cho biết.


Xu hướng và thói quen mua sắm của người Trung Quốc đang thay đổi
Xu hướng và thói quen mua sắm của người Trung Quốc đang thay đổi

Vì thế, số lượng người ký gửi đồ tại cửa hàng Zzer để bán trong năm 2022 đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền tảng Zzer đã có 12 triệu thành viên và dự kiến còn có thể bán được 5 triệu sản phẩm cao cấp trong năm nay.

Xu hướng này đã thể hiện sự thay đổi đáng kể của lĩnh vực đồ dùng xa xỉ trị giá 74 tỷ USD của Trung Quốc. Phân khúc hàng xa xỉ đã qua sử dụng tại nơi đây phát triển chậm hơn so với các nước như Mỹ, Nhật Bản vì sở thích người dùng Trung Quốc là muốn dùng đồ mới và sợ mua nhầm hàng giả.

“Tôi nghĩ đây là thị trường ngách, vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Nhất là ở thời điểm hiện tại, tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ không mua hàng mới nhiều như trước. Bởi, họ đã cân nhắc về tài chính nhiều hơn” - Trưởng phòng phát triển khách hàng quốc tế của Tập đoàn Digital Luxury - Chị Iris Chan đánh giá.

Theo công ty tư vấn iResearch, vào cuối năm 2021, thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng của Trung Quốc được dự kiến tăng từ 8 tỷ USD năm 2020 lên khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, các ước tính mới của năm nay hiện vẫn chưa được công bố.

Được biết, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc chấn chỉnh lối sống xa hoa của nhóm người nổi tiếng cũng như toàn cộng đồng. Việc khoe khoang những món đồ xa xỉ, chiếc túi hàng hiệu tại Trung Quốc có thể coi là vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống. Chính phủ đang nỗ lực hướng tới một xã hội thịnh vượng chung đã phần nào tác động tới xu hướng và thói quen mua sắm của người dân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

12 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

14 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

15 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

18 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

19 giờ trước