Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam

Thứ sáu, 05/05/2023-08:05
Quỹ đầu tư giống như một nguồn vốn cực kì quan trọng trên thị trường kinh doanh, tài chính. Nhờ có nguồn vốn đầu tư này mà rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể phát triển một cách mạnh mẽ, song, điều kiện để thành lập quỹ đầu tư lại không hề đơn giản.

Tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, các nhà đầu tư có nguồn kinh tế nhàn dỗi thường chọn các quỹ đầu tư như là nơi để cất giữ sinh lời. Đây là hình thức đầu tư rất phổ biến vì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu hết về các lĩnh vực của thị trường từ chứng khoán, ngoại tệ đến bất động sản, tiền, vàng…
Đối với những nhà đầu tư này họ thường chọn rót vốn vào quỹ đầu tư nơi có những chuyên gia chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để lựa chọn được một phương thức đầu tư an toàn nhất. Song, đầu tư thì vẫn có rủi ro nên nhà đầu tư cần phải chuẩn bị tâm lý đối với việc thị trường có lúc xuống dốc. 

Sự xuất hiện của một loạt các quỹ đầu tư đã tạo ra một làn gió mới mẻ. Tại Việt Nam chỉ trong vòng vài năm trở lại đây sự xuất hiện của các quỹ đầu tư ngày càng nhiều trong đó có cả quỹ nội địa và quỹ nước ngoài. Đây chính là cơ hội để cho các nhà đầu tư có thể kiếm tiền mà không cần phải hiểu biết quá sâu rộng về lĩnh vực mà mình tham gia. Tuy nhiên, để có thể thành lập quỹ đầu tư thì phải đáp ứng được những điều kiện cực kì khắt khe của thị trường. 

Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư hay còn gọi là quỹ đại chúng là hình thức huy động vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện các giao dịch đối với những tài sản tuân thủ theo các mục tiêu đã được xác định. Hiểu một cách đơn giản thì quỹ đầu tư sẽ là phương tiện tài chính trung gian phi ngân hàng để những người có tiền nhàn rỗi gửi vào rồi đầu tư vào tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu hoặc các loại tài sản hợp pháp được pháp luật quy định. Quỹ đầu tư sẽ do đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm quản lý cùng với sự giám sát của ngân hàng cùng những cơ quan có thẩm quyền. 

Những công ty quản lý quỹ chính là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý những quỹ đầu tư, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và quản lý luôn các sản phẩm đó cho khách hàng. Hoạt động của những quỹ đầu tư này rất phong phú, đa dạng đảm bảo sự an toàn và uy tín đối với khách hàng khi có sự giám sát chặt chẽ trong từng công đoạn. Một quỹ đầu tư có thể được nắm giữ bởi công chúng cũng có thể được nắm giữ bởi một nhóm các nhà đầu tư trên thị trường… Song, các quỹ này đều phải tuân thủ luật pháp một cách nghiêm ngặt. 


Tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, các nhà đầu tư có nguồn kinh tế nhàn dỗi thường chọn các quỹ đầu tư như là nơi để cất giữ sinh lời
Tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, các nhà đầu tư có nguồn kinh tế nhàn dỗi thường chọn các quỹ đầu tư như là nơi để cất giữ sinh lời

Điều kiện thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam

Một quỹ đầu tư được thành lập phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định và xem xét dựa trên việc tuân thủ pháp luật. Theo quy định tại Luật chứng khoán hợp nhất 41/VBHN-VPQH thì có thể đầu tư tài chính theo Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán gồm: Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng (bao gồm quỹ mở và quỹ đóng) và quỹ thành viên. Để thành lập hai quỹ này đều phải do một Công ty Quản lý quỹ tiến hành. Tuy nhiên, với quỹ đại chúng và quỹ thành viên sẽ có quy định khác nhau về điều kiện thành lập theo quy định pháp luật như sau:

1. Thủ tục thành lập quỹ đầu tư thành viên

Theo quy định tại Thông tư 224/2012/TT-BTC thì trong việc thành lập quỹ đầu tư thành viên như sau:

Điều 21. Thành lập quỹ đầu tư thành viên

1. Quỹ thành viên do thành viên đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này góp vốn thành lập trên cơ sở biên bản thoả thuận góp vốn và điều lệ quỹ.

2. Việc thành lập quỹ thành viên phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Vốn thực góp tối thiểu là năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam;

b) Có tối đa ba mươi (30) thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân trong nước, tổ chức nước ngoài;

c) Do một công ty quản lý quỹ đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này quản lý;

d) Tài sản của quỹ được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ.

3. Hồ sơ báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên bao gồm các tài liệu sau:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động cho quỹ thành viên do công ty quản lý quỹ lập theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Điều lệ quỹ, bao gồm các nội dung có liên quan theo mẫu quy định tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản cáo bạch, trong đó tại trang bìa của bản cáo bạch phải nêu rõ nguyên tắc hoạt động của quỹ: “Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các tổ chức sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Tổ chức đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư”;

d) Hợp đồng lưu ký tài sản;

đ) Biên bản thoả thuận góp vốn, danh sách các tổ chức tham gia góp vốn theo mẫu quy định tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu sau:

– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của thành viên góp vốn. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá sáu (06) tháng trước ngày hoàn tất hồ sơ đăng ký lập quỹ và phải được dịch công chứng theo quy định của pháp luật liên quan;

– Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị, quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại điều lệ công ty của tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức nước ngoài;

e) Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã góp.

4. Hồ sơ báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.

5. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm bảo đảm các thông tin trong hồ sơ phải đầy đủ, chính xác, trung thực. Trong thời gian hồ sơ đang được xem xét, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cập nhật, sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác, phát sinh thông tin quan trọng, hoặc bỏ sót thông tin quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ. Văn bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ hoặc của những người có cùng chức danh với những người đó hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức tham gia góp vốn thành lập quỹ thành viên không được sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn.

7. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản xác nhận công ty quản lý quỹ đã báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

8. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc thành lập quỹ thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Vốn của quỹ thành viên chỉ được giải ngân sau khi có thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.


Một quỹ đầu tư được thành lập phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định và xem xét dựa trên việc tuân thủ pháp luật
Một quỹ đầu tư được thành lập phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định và xem xét dựa trên việc tuân thủ pháp luật

2. Thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng

Quỹ đại chúng do Công ty quản lý quỹ huy động tài chính thành lập và phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán nhà nước. Việc huy động vốn tài chính để thành lập quỹ đầu tư đại chúng được quy định tại Điều 90 Luật chứng khoán hợp nhất 27/2013/VBHN-VPQH như sau:

Điều 90. Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng

1. Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty quản lý quỹ thực hiện trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại chúng được thành lập nếu có ít nhất một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là năm mươi tỷ đồng Việt Nam.

2. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kết quả huy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn.

3. Trường hợp việc huy động vốn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn. Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn.

Các quỹ đầu tư được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt của pháp luật nên các nhà đầu tư có thể yên tâm khi rót vốn. Song, vẫn cần tìm hiểu để đầu tư vào những quỹ đã có thâm niên và uy tín trên thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

10 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

10 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

10 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

12 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

13 giờ trước