Đầu tư bất động sản là cơ hội lớn nhưng cần phải giải quyết được những điều này thì mới "ngon ăn"

Thứ ba, 22/03/2022-17:03
Theo phân tích của các chuyên gia, trong dài hạn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên, dẫn tới bất động sản năm 2022 sẽ diễn biến khá khắc nghiệt. Vì vậy, cần sớm tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục pháp lý để giúp doanh nghiệp bất động sản phát triển dễ dàng hơn trong năm 2022.

Thị trường bất động sản sẽ khắc nghiệt

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Đính, năm 2021 là năm khốc liệt không chỉ đối với thế giới mà đối với cả Việt Nam. Tuy nhiên, vào những thời điểm thị trường chững lại thì bất động sản lại bùng lên, ví dụ như công nghệ bất động sản trong năm qua đã phát triển rất mạnh giúp kích thích thị trường bất động sản, ông Đính cho rằng đây là yếu tố tích cực.

Ngoài ra, trong năm 2021 có sự xuất hiện của các nhà đầu tư tay ngang hay còn gọi là F0 do có nhiều dòng vốn rút từ các kênh khác để đầu tư về bất động sản.

Tuy vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi tích cực, thị trường bất động sản Việt Nam năm qua cũng trải qua không ít khó khăn. Theo như chia sẻ của các chuyên gia, những vướng mắc về mặt pháp lý đang cản trở nhất định về nguồn cung trên thị trường bất động sản.

Thêm vào đó, năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều hiện tượng "hàng giả, hàng lậu", ví dụ như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp, các đợt "sốt giá" tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, những thực trạng đó đã phần nào được hóa giải nhờ có sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan.


Thị trưởng bất động sản vẫn diễn ra rất sôi động
Thị trưởng bất động sản vẫn diễn ra rất sôi động

Ngay từ đầu năm 2022, dù cho diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng ở mọi vùng miền, thị trường bất động sản vẫn rất hừng hực khí thế, các giao dịch bất động sản vẫn khá sôi động, các doanh nghiệp cũng rất tích cực.

"Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên bất động sản năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Vì vậy, những vướng mắc về thủ tục pháp lý cần được tháo gỡ để giúp doanh nghiệp bất động sản dễ dàng phát triển hơn trong năm 2022", ông Đính nhận định.

Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân hàng Quốc hội, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Hoàng Văn Cường chia sẻ: "Khủng hoảng từ dịch Covid-19 mang lại bất lợi cho thị trường bất động sản nhưng cũng để chúng ta nhận ra rằng, bất động sản càng phải phát triển lành mạnh và bền vững. Với các dự án quy mô lớn, của các doanh nghiệp có uy tín thì càng nhiều cơ hội.

Thị trường bất động sản năm 2022 có nhiều cơ hội song không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội, điều đó chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp".

Theo nhiều doanh nghiệp tại diễn đàn chia sẻ, trước đà tăng giá mạnh của nhà đất trong suốt 2 năm qua, nhiều vướng mắc pháp lý cần sớm được tháo gỡ để tăng nguồn cung cho thị trường.

Những thách thức và cơ hội của thị trường bất động sản

Nhìn từ quy hoạch để nói về những cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam, Tổng Giám đốc enCity - ông Nguyễn Đỗ Dũng nhận định, hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam có 4 cơ hội:

Thứ nhất, bất động sản công nghiệp vẫn đang khá nóng trên thị trường Việt Nam. Điều này có xu hướng lâu dài do đang có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, lực lượng lao động dồi dào.

Thứ hai, đầu tư công về hạ tầng giao thông ví dụ như Vành đai 3, Vành đai 4 sẽ có tác động mạnh đến thị trường bất động sản.

Thứ ba, đây vừa là vấn đề an toàn, vừa là bộ mặt đô thị. Đại dịch và đầu tư công kích thích sự phát triển của đô thị hóa vùng ven: Pháp lý sẽ mở cơ hội tái thiết đô thị 2.000 chung cư cũ cần được cải tạo ở Hà Nội và TP.HCM tương ứng với 500ha quỹ đất. Do vậy, chúng ta hiện đang có các quỹ đất ngay trong lòng thành phố lớn.

Thứ tư, đại dịch cũng tạo nên nhu cầu sống xanh. Theo kết quả thống kê, khoảng 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% muốn chuyển ra vùng ngoại ô và các khu vực ít dân cư hơn. 


Sự phát triển của đô thị hóa vùng ven
Sự phát triển của đô thị hóa vùng ven

Song song với những cơ hội, thị trường bất động sản cũng phải đối mặt với 3 thách thức sau:

Thứ nhất, về mặt pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm trong diện chờ quy hoạch.

Thứ hai, từ ngày 15/3 chúng ta mở cửa du lịch nhưng tâm lý người dân châu Á vẫn còn rất e ngại, sợ sệt. Tâm lý này giúp chống dịch tốt nhưng lại cản trở sự phát triển của ngành du lịch.

Thứ ba, sự xung đột Nga và Ukaraine khiến cho nền kinh tế thế giới vừa mới chịu ảnh hưởng từ đại dịch nay lại phải chịu thêm ảnh hưởng chuỗi cung ứng bị đứt gãy, logistics bị gián đoạn.

Bên trên chính là 3 thách thức lớn nhất sẽ có những tác động nhất định đến thị trường bất động sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

7 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

7 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

8 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

8 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

8 giờ trước