meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Sri Lanka hậu khủng hoảng: Cường quốc nào sẽ thành công?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Sri Lanka đã và đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nước này đã để lại một nền kinh tế tàn rụi, khoảng trống cho những cuộc cạnh tranh quyền lực nội bộ và những tranh giành từ các nước lớn tại nơi đây.

Việc Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1948 giành được độc lập đến nay là điều mà không ai có thể nghĩ tới vì đất nước này vốn giàu tiềm năng và có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cũng như được thiên nhiên hậu thuẫn.

Cuộc khủng hoảng đã diễn ra một cách nảy lửa với cao trào từ cuộc biểu tình bạo loạn vào ngày mùng 9/7 khiến tổng thống nước này phải từ chức và ra khỏi đất nước. Những gì vị tổng thống này để lại là một nền kinh tế hoang tàn, một khoảng trống cho những cuộc cạnh tranh quyền lực nội bộ cũng như sự tranh giành từ những quốc gia lớn.

Nguồn cơn của cuộc khủng hoảng

Đầu tiên, chính cơ cấu của nền kinh tế Sri Lanka đã khiến nước này rơi vào khủng hoảng. Sri Lanka chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây trồng phục vụ xuất khẩu như cà phê, chè, cao su và gia vị sau khi giành được độc lập vào năm 1948. Nước này trở thành quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất toàn cầu vào năm 1995 với 23% thị phần thế giới và thu được 1,3 tỷ USD trong năm 2021.


Người dân Sri Lanka xuống đường biểu tình
Người dân Sri Lanka xuống đường biểu tình

Bước sang đầu thập niên năm 2000, Sri Lanka tiến hành phát triển các ngành chế biến lương thực, viễn thông và dệt may. Xuất khẩu hàng dệt may của Sri Lanka năm 2020 đạt doanh thu 4,4 tỷ USD. Nước này cũng tăng cường phát triển du lịch thu về 5 tỷ USD góp vào 25% ngân sách.

Sri Lanka cũng có nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu lao động. Các nguồn thu nói trên mang về cho Sri Lanka số tiền để nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu, đồ gia dụng mà họ không thể sản xuất được. Thế nhưng, nước này lại quá phụ thuộc vào xuất khẩu nông sản, dệt may hay du lịch mà kinh tế của họ lại đối mặt với cú sốc lớn vì bất kỳ tác động tiêu cực nào của những lĩnh vực này đều sẽ khiến dự trữ ngoại hối rơi vào tình trạng căng thẳng.

Nguồn cơn thứ hai gây ra cuộc khủng hoảng tại Sri Lanka là họ bắt đầu khôi phục kinh tế sau khi nội chiến kết thúc năm 2009 bằng chính sách vay nợ nước ngoài tràn lan. Khoản vay nợ được dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng cho dù khả năng sinh lời của nó ít ỏi. Tuy nhiên, mặc dù vay nợ để phát triển cơ sở hạ tầng là cần thiết và bình thường nhưng đất nước sẽ rơi vào bẫy nợ nếu những cơ sở hạ tầng đó không sinh lời và họ không thể trả được nợ.

Chẳng hạn như Sri Lanka xây dựng cảng Hambantota bằng số tiền vay từ Trung Quốc. Tuy nhiên cảng này không có tàu cập cảng và họ không thể thu được phí dịch vụ. Do đó, đất nước rơi vào tình trạng không có lợi nhuận từ cảng mà cũng không thể trả được nợ đáo hạn cho Trung Quốc rồi họ buộc phải bán cho Trung Quốc theo thời hạn 99 năm. Ngoài ra, Sri Lanka còn vay tiền Trung Quốc để phát triển dự án trị giá 13 tỷ USD tại trung tâm kinh tế ven biển ở Colombo.

Bên cạnh đó, nguồn dự trữ ngoại tệ của Sri Lanka cũng bị hạn chế và hay gặp khủng hoảng cán cân thanh toán nên phải dựa vào vay bên ngoài để giải quyết vì nước này thường xuyên nhập siêu khoảng 10 tỷ USD hàng năm.


Cảng Hambantota
Cảng Hambantota

Đầu tiên là lượng khách du lịch giảm tới 80% khiến nguồn thu ngoại tệ quan trọng cạn kiệt do vụ đánh bom khủng bố tại các nhà thờ và khách sạn sang trọng ở Colombo vào tháng 4 năm 2019. Cú sốc tiếp theo khiến ngành du lịch bị chặn đứng là đại dịch Covid-19 năm 2020 bùng phát với những biện pháp phong tỏa khắt khe. Hậu quả là doanh thu từ ngành du lịch biến mất hoàn toàn và nguồn thu từ xuất khẩu lao động của nước này cũng không còn.

Tiếp đó là xung đột Nga và Ukraine xảy ra vào đầu năm 2022 cùng những lệnh trừng phạt chưa từng có của Mỹ và đồng minh phương Tây nhằm vào Nga đã khiến chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại nhiều nước trên thế giới bị đứt gãy. Sri Lanka là nước có nền tảng kinh tế yếu, quá phụ thuộc vào bên ngoài và không có những biện pháp ứng phó kịp thời nên đã phải chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề.

Bức tranh đáng lo ngại

Cưa dừng lại ở đó, nền kinh tế của quốc gia 22 triệu dân còn bị giáng đòn nặng bởi chính sách sai lầm liên hoàn của chính phủ. Sau khi nội chiến kết thúc, gia tộc Rajapaksa đã được nhân dân tín nhiệm làm người lãnh đạo đất nước vì có công lớn trong việc trừ khử lực lượng Hổ Tamil đem lại hòa bình cho tổ quốc. Một lần nữa người dân nước này bầu cử ông Gotabaya Rajapaksa lên làm Bộ trưởng quốc phòng trong thời kỳ nội chiến khi những vụ khủng bố năm 2019 xảy ra với hy vọng ông sẽ khiến đất nước bình ổn trở lại.

Tuy nhiên, những sai lầm trong điều hành kinh tế cũng bắt đầu từ đây. Bởi khi ông này lên nắm quyền sửa đổi hiến pháp, ông đã tập trung quyền lực cho bản thân và gia đình, đưa em trai và anh trai lần lượt lên làm Bộ trưởng tài chính và Thủ tướng. Điều đó đã dẫn tới tình trạng chuyên quyền độc đoán và coi thường ý kiến phản biện.


Người biểu tình Sri Lanka chiếm văn phòng chính phủ
Người biểu tình Sri Lanka chiếm văn phòng chính phủ

Chính phủ mới của Tổng thống Rajapaksa đã đồng loạt bãi bỏ và giảm thuế với ý định dùng đó là giải pháp thúc đẩy nền kinh tế vào năm 2019. Những loại thuế gián thu đều được loại bãi bỏ như thuế xây dựng quốc gia, thuế trả lương và phí dịch vụ kinh tế.

Thuế doanh nghiệp giảm từ 28% xuống 24%. Thuế giá trị gia tăng được giảm từ 15% xuống còn 8%. thế nhưng việc giảm thuế đã làm giảm khoảng 2% GDP khiến ngân sách quốc gia thất thu lớn. Hơn nữa cũng không thể mang lại hiệu ứng phát triển.

Nguồn thu và dự trữ ngoại tệ của quốc gia bị cạn kiệt do đại dịch và một lần nữa chính phủ lại mắc sai lầm khi cấm nhập phân bón buộc nông dân chuyển sang sử dụng phân hữu cơ. Điều này đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm gây ra tình trạng thiếu lương thực, lạm phát xảy ra do thiếu ngoại tệ. Trong khi Chính phủ nước này lại tỏ ra chậm trễ khi đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế và những nhà tài trợ để cứu vãn nền kinh tế. Do đó tình trạng khan hiếm lương thực, nhiên liệu và dược phẩm kéo dài vượt quá khả năng chịu đựng của người dân.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng chính trị. Để bày tỏ sự phẫn nộ đối với những nhà lãnh đạo mà họ cho là yếu kém, chuyên quyền và tham nhũng, người dân Sri Lanka đã xuống đường biểu tình.

Ngày 9/7 vừa qua, cuộc biểu tình đã buộc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức, đặt một dấu chấm hết cho giai đoạn nắm quyền lực của gia tộc này.

Sự ra đi của gia tộc đã để lại khoảng trống quyền lực cần phải được phủ lấp bởi những người lãnh đạo mới, các nhà kỹ trị có nhiều kinh nghiệm thực tế, đủ năng lực để đưa Sri Lanka vượt qua khủng hoảng và những khó khăn hiện tại.

Thế nhưng, để tìm ra một chính phủ mới được chấp nhận bởi người dân nước này thực sự là một điều khó khăn bởi người dân Sri Lanka không chỉ chán ghét gia tộc Rajapaksa mà còn mất lòng tin vào những tầng lớp chính trị hay hệ thống chính quyền. Khoảng trống quyền lực tại Sri Lanka có thể gây nguy cơ nổi lên từ những lực lượng cực đoan nếu cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục kéo dài. Hậu quả là đất nước này càng lún sâu hơn và tình trạng bạo loạn.

Mỹ, Ấn, Trung tranh giành tạo ảnh hưởng

Hiện tại, khủng hoảng chính trị không chỉ tạo ra khoảng trống nguy hiểm cho nội bộ ở nước này mà còn gây ra những tranh giành địa chính trị khốc liệt. Vì có vị trí địa lý thuận lợi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên Sri Lanka đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia lớn. Nhằm tranh thủ giành ảnh hưởng tại đảo quốc này, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã và đang tạo ra các gói ưu đãi về tín dụng cũng như giành nhiều khoản đầu tư lớn nơi đây.

Sri Lanka không còn cách nào khác ở bối cảnh hiện nay ngoài việc trông chờ vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để cơ cấu lại nợ và có nguồn ngoại tệ nhập khẩu thiết yếu cho xăng dầu, lương thực, thuốc men. Vậy nên yếu tố quyết định vào cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc tại nước này sẽ phụ thuộc vào việc nước nào có thể hào phóng cứu trợ cho Sri Lanka.

Với Mỹ, Sri Lanka giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do rộng mở. Mỹ đang gia tăng khả năng giúp Sri Lanka vượt qua khủng hoảng thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thế nhưng sự giúp đỡ của IMF luôn có những điều kiện chặt chẽ khiến cuộc đàm phán bị kéo dài.


Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đều muốn tạo ảnh hưởng tại Sri Lanka
Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đều muốn tạo ảnh hưởng tại Sri Lanka

Với Ấn Độ, việc Sri Lanka bị khủng hoảng và rơi vào tay của Trung Quốc sẽ là một thách thức an ninh lớn đối với quốc gia này cũng như việc triển khai chính sách láng giềng là trên hết để duy trì sự ảnh hưởng nổi bật của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương và Nam Á. Bởi vậy Ấn Độ đã rất tích cực can dự khi đã cho Sri Lanka vay 4 tỷ USD để họ tái cơ cấu nợ và có ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

Còn với Trung Quốc, Sri Lanka là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch vành đai con đường và chuỗi ngọc trai tại Ấn Độ Dương. Thế nhưng với đề nghị của Sri Lanka về việc hỗ trợ tài chính thì Trung Quốc hiện chưa thể đáp ứng được. Nguyên nhân rất có thể là do họ muốn nước này sụp đổ hoàn toàn để dễ dàng thao túng nhưng cũng có thể do Trung Quốc đang có những khó khăn và không muốn bị chỉ trích thêm vì đã thực hiện ở ngoại giao bẫy nợ đối với đất nước Nam Á. Họ cũng có thể để đang chờ đợi một chính phủ mới tại Sri Lanka rồi mới đưa ra quyết định viện trợ để nhanh chóng lôi kéo đất nước này vào quỹ đạo của mình.

Như vậy, Sri Lanka sẽ phải lựa chọn nhận sự trợ giúp từ một trong những quốc gia lớn trên đây. Hoặc họ sẽ phải thực hiện chính sách cân bằng với tất cả các cường quốc tay nhằm tranh thủ nguồn lực xử lý những vấn đề khó khăn của nền kinh tế. Với bất kỳ chính quyền nào sắp tới tại Sri Lanka thì đây sẽ là một bài toán rất khó.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước