Chùa Linh Phước - Công trình kiến trúc đặc sắc tại Đà Lạt

Chủ nhật, 03/04/2022-11:04
Chùa Linh Phước được xem là một địa điểm HOT nhất không thể bỏ qua khi lên tham quan du lịch Đà Lạt. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, mà còn được khám phá những kỷ lục trong nước chỉ ngôi chùa này mới có. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về ngôi chùa độc nhất vô nhị này nhé!

1. Giới thiệu chung về Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước là công trình kiến trúc mang sắc thái riêng biệt nhưng rất đậm đà bản sắc văn hóa, góp phần tô điểm thêm cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin khái quát về ngôi chùa tuyệt đẹp ở xứ sở sương mù này.

1.1. Đường đi đến Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km. Tọa lạc tại số 120, đường Tự Phước, Trại Mát, phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng. Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm này bằng 2 cách như sau:

  • Đường bộ

Bắt đầu từ trung tâm thành phố là chợ Đà Lạt, bạn chạy qua cầu ông Đạo, đi theo đường Trần Quốc Toản. Kế tiếp, đi qua đường Hồ Tùng Mậu đến vòng xoay, rẽ trái sang đường Trần Hưng Đạo. Sau đó, bạn di chuyển đến vòng xoay tiếp theo và đi thẳng tới đường Hùng Vương.

Hết đường là tới Quốc lộ 20, xuống hết con dốc thuộc địa phận Trại Mát và di chuyển thêm khoảng 800m nữa, bạn nhìn sang bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lặc, đi thêm tầm 70m nữa sẽ thấy hiện ra Chùa Linh Phước.

  • Xe lửa

Du khách có thể đến nhà Ga Đà Lạt mua vé tàu tuyến đi Trại Mát với giá 82.000VNĐ/ khách/ vé khứ hồi. Tại đây, sau khi xuống tàu bạn đi bộ thêm vài chục mét, nhìn bên tay trái sẽ thấy cổng chùa Linh Phước tuyệt đẹp.


Thời gian để di chuyển từ trung tâm Đà Lạt đến chùa ước tính khoảng chừng 20 phút
Thời gian để di chuyển từ trung tâm Đà Lạt đến chùa ước tính khoảng chừng 20 phút

1.2. Giá vé tham quan

Chùa Linh Phước là một trong những địa điểm du lịch miễn phí ở Đà Lạt. Du khách không cần phải mua vé mà vẫn có thể tham quan, vãn cảnh chùa. Mỗi ngày, chùa đều mở cửa đón hàng ngàn lượt du khách và Phật tử khắp nơi đến tham quan, đông nhất là những ngày lễ, Tết. Không chỉ vậy, chùa còn thường xuyên phát cơm chay miễn phí. Nếu có nhu cầu ở lại chùa, du khách nên liên hệ trước với sư quản lý của chùa.

2. Lịch sử Chùa Linh Phước Đà Lạt

Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949 và đến năm 1952 thì chùa được hoàn thành xong. Sau đó, đến năm 1990, ngôi chùa lại được xây lại với sự thiết kế, chỉ huy thi công của vị trụ trì đời thứ 5 là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự đóng góp của các Phật tử ở khắp nơi.

Do ngôi chùa được trang trí chủ yếu bằng những vật dụng thô sơ đã cũ từ mảnh vỡ của chai lọ sành sứ nên còn có tên gọi khác là Chùa Ve Chai. Các ngôi chùa được đính ve chai ở Việt Nam không hiếm nhưng đồ sộ, quy mô nhất và ấn tượng nhất thì phải nói đến chùa Linh Phước.

Với tổng diện tích 6.666,84m2, chùa sử dụng hàng trăm tấn sành sứ từ làng gốm Bát Tràng, Hà Hội về đây. Tất cả các tiểu tiết từ lan can cho đến các vách chùa đều được trang trí theo điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu,... tạo nên một cái nhìn ấn tượng về những vật dụng tưởng chừng như bỏ đi này.



Chùa Linh Phước là ngôi chùa ve chai nổi tiếng ở nước ta
Chùa Linh Phước là ngôi chùa ve chai nổi tiếng ở nước ta

3. Các công trình trong Chùa Linh Phước

Chùa được phân chia thành 2 khu riêng biệt. Một khu là chánh điện nơi khách có thể đến cầu an, một khu sinh hoạt dành cho các tăng ni.

3.1. Khu vực Hoa Long Viên

Công trình đầu tiên mà các bạn sẽ được chiêm ngưỡng khi tới đây chính là khu vực sân chùa Hoa Long Viên với bức tượng rồng dài đến 49m. Từng chiếc vảy trên lưng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia ghép lại nên khi có nắng chiếu vào tạo thành chùm tia sáng rất bắt mắt.

Bên cạnh thân rồng là hồ nước nhỏ và một hòn giả sơn cũng được làm rất nghệ thuật, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Đây cũng là địa điểm check in không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến chùa Linh Phước. Đối diện với Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng, được thiết kế kỳ công và trang trí bằng nhiều bức tượng bắt mắt. Bên trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung, trước sân chùa là đài Quan Thế Âm được làm rất tinh xảo, đẹp mắt, uy nghi.

3.2. Khu vực chánh điện

Tiếp theo là khu vực Chính Điện với chiều dài 33m, rộng 22m và Tiền Đàn Bảo Tháp cao 27m được chạm trổ bằng những họa tiết hình rồng cực kì tinh xảo. Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế Âm Bồ Tát có độ cao lên đến 17m được làm bằng bê tông, bên ngoài thiếp vàng.

Ngoài ra, còn có tới hơn 324 bức tượng Quan Thế Âm được xếp xung quanh tạo nên một vẻ đẹp duy mỹ và vô cùng uy nghi. Xung quanh khu vực thờ là hai hàng cột được trang trí hoa văn hình rồng, khảm bằng mảnh sành. Tiếp đến là hai bên trần và tường được trang trí tỉ mỉ vô cùng bắt mắt.


Khu vực chính điện Chùa Ve Chai
Khu vực chính điện Chùa Ve Chai

3.3. Khu vực nội viện

Ngôi nhà Tăng gồm 3 tầng, trên cùng là Tịnh Đường và ao sen bán nguyệt, là nơi sinh hoạt của chư Tăng. Tầng giữa và tầng trệt là các phòng cho Tăng chúng. Chính giữa nhà Tăng là phòng khách lớn và thư viện của chùa, trước sân là tháp mộ của Hòa Thượng Thượng Quang hạ Lý và hoa viên tươi mát cùng bức phù điêu sơn thủy sống động.

4. Chùa Linh Phước có gì hấp dẫn?

Nhờ vào những kiến trúc đặc sắc, Chùa Linh Phước là ngôi chùa nắm giữ nhiều 11 kỷ lục quốc gia, bao gồm:

  • Bộ bàn ghế bằng gốc gỗ chạm 12 con giáp

Bộ bàn ghế được chạm hình ảnh của 12 con giáp vô cùng chân thật bằng gốc cây Sao đã tạo nên sự khác biệt của Chùa Linh Phước. Điểm đặc biệt của chiếc bàn này là sử dụng gỗ rừng Gia Lai, dài 5.5m, cao 1.2m, rộng 3.5m, nổi bật với hình ảnh đầu con rồng ngoi lên, thân rồng quấn quanh bàn. 5 băng ghế được chế tác gốc cây nguyên khối, trảm trổ công phu và mỹ thuật. Tác phẩm được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 29/5/2014.

  • Đường hầm xuống 18 tầng địa ngục dài nhất Việt Nam

18 tầng địa ngục trong chùa Linh Phước nằm dưới bảo tháp 7 tầng với chiều dài 300m, là công trình tái hiện lại nghiệp báo nhân quả và đạo hiếu trong cuộc sống. Nhân vật chính được tái hiện trong đây là Mục Liên nổi tiếng với sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên rất hiếu thảo, đã vượt qua 18 tầng địa ngục để giải cứu mẹ về.

Vào đây bạn sẽ thấy một khung cảnh những người sai phạm đang quỳ trước mặt Diêm Vương. Họ sẽ trải qua 18 tầng địa ngục để thấu hiểu được phải nên sống lương thiện, cứu nhân độ thế, tu tâm tích đức, cũng là để cứu lấy chính mình và báo hiếu công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành.


Mỗi tầng là 1 bức tranh sống động của nhân quả nghiệp báo
Mỗi tầng là 1 bức tranh sống động của nhân quả nghiệp báo
  • Chùa được tạo bởi nhiều mảnh sành nhất Việt Nam

Để hoàn thiện ngôi chùa, các nghệ nhân và tăng ni người Huế đã phải rất cố gắng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi chùa được tạo dựng phần cốt bằng xi măng với các hoa văn hình rồng phượng, sau đó ghép những mảnh sành, mảnh sứ và cả những chất liệu từ ve chai đắp vào từng bờ tường, góc mái.

  • Tháp chuông cao nhất Việt Nam

Từ ngoài nhìn vào bạn sẽ thấy một tháp chuông cao 36m và 7 tầng tháp chót vót trên đỉnh đồi. Trên chiếc chuông được chạm khắc những hình ảnh vô cùng công phu, đó là hình ảnh tượng Phật Thích Ca nghìn mắt, nghìn tay cung ùng với những danh lam thắng cảnh và các ngôi chùa nổi tiếng.

Phía bên trong tháp được treo một đại Hồng Chung nặng tới 8.500kg, cao tận 4.33m và rộng 2.33m. Chiếc chuông này được đúc vào năm 1999 và cũng được xem là chuông chùa nặng nhất nước ta thời bấy giờ.

Để có được chiếc chuông này cần có sự góp sức của rất nhiều du khách từ Bắc tới Nam, từ trong nước đến ngoài nước cùng với những Phật tử từ các nơi khác đến. Đặc biệt là sự góp mặt của các nghệ nhân đúc chuông 3 đời đến từ Huế để hoàn thành chiếc chuông trong vòng 1 năm.


Tháp chuông là điểm check in của đông đảo các bạn trẻ
Tháp chuông là điểm check in của đông đảo các bạn trẻ
  • Tượng phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam

Vào đến cửa chính điện bạn sẽ ngỡ ngàng trước bức tượng khổng lồ được đặt chính giữa bảo điện như một điểm sáng để làm hài hòa lại màu sắc kiến trúc. Pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao đến 17 mét, phía sau là phiến lá Bồ Đề có họa tiết tinh xảo và được xác nhận kỷ lục tượng bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam vào ngày 1/10/2014.

Trong ngôi điện gồm có tất cả là 3 tầng, mỗi tầng có 108 tôn tượng Quan Thế Âm cao đến 3.7m trong không gian tôn nghiêm thanh tịnh. Quan Thế Âm Bồ Tát đại điện cho tấm lòng từ bi của Chư Phật, ngài hiện thân khắp mọi nơi, cứu khổ ban vui cho tất cả muôn loài.

  • Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm từ 650.000 bông hoa bất tử

Phía trước sân chùa nằm chếch về hướng nam là tượng Quan Thế Âm được kết từ 650 ngàn bông hoa bất tử tương đương với 1630kg. Đây là một công trình độc đáo sáng tạo được khánh thành và xác nhận kỷ lục lớn nhất Châu Á vào năm 2010.

Bức tượng này nặng đến 1863 kg và cao đến 18m, từng chi tiết được kết những bông hoa bất tử rất nghệ thuật và đầy sáng tạo. Để hoàn thiện tác phẩm này, các nghệ nhân phải mất tới 36 ngày và cứ 2 năm 1 lần, hoa gắn trên tượng sẽ được thay mới hoàn toàn.


Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng hoa bất tử
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng hoa bất tử
  • Gốc cây gỗ Trâm chứa bộ kinh Pháp lớn nhất Việt Nam

Nằm trong khuôn viên nhà khách chùa Linh Phước có một gốc cây gỗ trâm gây ấn tượng đến du khách tham quan. Gốc cây được tạc nên từ gỗ trâm rất thơm, nặng gần 30 tấn, ước lượng gần 30m3 gỗ còn nguyên hiện trạng với chiều cao 3.6m, dày hơn 7m, chiều ngang 3.5m. Đây là gỗ Trâm đại thụ ước tính trên 1000 năm tuổi được đưa về rừng Lâm Đồng năm 2021.

Trên gốc cây này được chép 432 bài kinh của nhà phật được viết theo lối thư pháp, đáng chú ý nhất là tài điêu khắc tinh xảo với hình ảnh Đức Phật phía trên đỉnh gốc cây. Gốc cây khắc Kinh pháp cú được đặt ở bảo tàng cổ vật chùa Linh Phước và được xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 29/05/2014.

  • Những bức tượng sáp

Một trong những công trình nghệ thuật làm nên tên tuổi của chùa Linh Phước là khu vườn tượng sáp. Những bức tượng sáp nổi tiếng ở đây do các nghệ nhân sáp người Thái Lan đã tạc nên. Từng tác phẩm được tạo hình y như thật, từ hình dáng, khuôn mặt cho tới tư thế ngồi thiền tu hành.

Nổi bật nhất trong số những tượng sáp ở vườn tượng sáp là tượng hòa thượng Minh Hạ Đức - vị sư Trụ Trì đời thứ 5 của ngôi chùa. Tượng được chế tác tinh xảo đến mức người xem đứng từ xa không thể nhận ra đâu là tượng, đâu là người đang ngồi thiền, ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

  • Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam

Ngày 28/12/2013 Chùa Linh Phước xác nhận thêm kỷ lục mới đó chính là bộ phản gỗ gồm 2 tấm có chiều dài 15m, rộng 2,5m và dày 0,3m làm từ gỗ Sao. Đây là bộ phản gỗ vô giá, không dễ để kiếm được bộ thứ 2 tại Việt Nam với kích thước khủng như vậy.

  • Tác phẩm nghệ thuật Song Tùng Bách Hợp

Song Tùng Bách Hợp là sản phẩm có 1-0-2 tại Việt Nam được làm vào năm 2010. Tác phẩm này được làm từ gỗ sao cao 4.5m, rộng 7.2m, nặng gần 10 tấn hết sức tinh xảo và đẹp mắt, đòi hỏi sự khéo léo và tâm huyết của rất nhiều nghệ nhân.

Hạc được coi là linh vũ bất tử của các loài chim, được tôn là Nhất Phẩm Điểu. Ngoài tượng trưng cho tính cách của người quân tử thanh cao, nho nhã, Hạc còn biểu hiện cho sự thịnh vượng, trường thị.  Tác phẩm này được xác lập kỷ lục bức tượng điêu khắc gỗ “Song Tùng Bách Hạc” lớn nhất Việt Nam vào ngày 28/11/2022.


Song Tùng Bách Hạc thể hiện hai cây tùng và 120 con chim hạc
Song Tùng Bách Hạc thể hiện hai cây tùng và 120 con chim hạc
  • Tượng Khổng Tước Vương và Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ

Cùng năm 2011, chùa được xác lập cùng lúc 2 kỷ lục do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố là tượng Bồ Đề Đạt Ma và tượng chim Khổng Tước Vương bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam. Từ cổng chính bước vào bạn sẽ thấy bức tượng Bồ Đề Đạt Ma nằm ngay bên hông lối đi. Tượng Tổ Đạt Ma cao 7.5m, chiều ngang từ 1.6m - 2.5m, nặng trên 10 tấn, bao quanh bức tượng là những bức tượng nhỏ khác được điêu khắc rất tinh xảo.

Khổng Tước Vương là tên chữ của chim công với ý nghĩa vua của các loài chim, được làm từ gỗ Sao, cao 5m, ngang từ 1,6m - 2,5m, nặng 7.000kg. Tác phẩm này do 6 nghệ nhân tạo tác từ gốc thân của một cây sao có tuổi khoảng trên 300 năm trong 6 tháng.

An vị tượng Bồ Đề Đạt Ma đã vượt muôn nẻo đường truyền đạo Phật đến Trung Hoa và các nước phương Đông cho thấy lòng sùng mộ một vị Sư tổ. Đồng thời, bức tượng cũng tạo cho chùa Ve Chai thêm nét tâm linh đặc sắc, đem đến lòng kính ngưỡng của thiện nam tín nữ với một vị tổ của Phật giáo.

5. Những món ngon tại chùa Linh Phước

Bên tay trái cổng đi vào Long Hoa Viên có một cửa hàng bán đồ chay (đồ ăn trưa, đồ khô) phục vụ chủ yếu cho các tăng ni, phật tử trong chùa và cả du khách vãn cảnh chùa. Đồ ăn có bún, phở, hủ tiếu, cơm, đồ chay chỉ có giá từ 20.000VNĐ/ suất.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mua đồ về làm quà hay thưởng thức có thể chọn gạo lứt rang, các loại mứt sấy, trái cây sấy, chuối sấy…phù hợp với người ăn chay, thực dưỡng,

Bên cạnh đó, bạn có thể ghé khu vực đằng sau Long Hoa Viên sẽ có nơi bán đồ gỗ quý, đồ phong thủy có tỳ hưu, thiềm thừ ,... Ngoài cổng chùa có các gánh hàng rong chuyên bán đồ ăn vặt, đồ khô ngon, đôi khi họ còn nhận xem chỉ tay nếu bạn muốn.

6. Lưu ý khi đi tham quan tại chùa Ve Chai

Với kinh nghiệm đi du lịch chùa Linh Phước nhiều lần, chúng tôi xin chia sẻ một số lưu ý khi đi tham quan tại đây:

  • Dù được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan nhưng Chùa Linh Phước vẫn là nơi thờ tự nên bạn cần chú ý chọn mặc trang phục kín đáo,  phù hợp với một nơi tôn nghiêm.
  • Trong quá trình đi tham quan chùa nên đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy. Du khách nên giữ trật tự và vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không được ngồi lên các công trình của Chùa Linh Phước.
  • Chùa Linh Phước là điểm tham quan tự do và hoàn toàn miễn phí, nhưng chùa sẽ ngừng nhận khách vào lúc 17:00 hàng ngày. Bạn nên chú ý thời gian trước khi viếng thăm chùa.

Lời kết

Hiện nay, thưởng thức vẻ đẹp bình yên, độc đáo tại Chùa Linh Phước là trải nghiệm mà du khách nên thử. Nếu bạn đến thành phố ngàn hoa, đừng bỏ qua nơi đây để được chứng kiến cận cảnh những kiến trúc độc đáo, cùng những kỷ lục của ngôi chùa nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

3 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

3 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

3 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

3 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

3 giờ trước