Chủ tịch DKRA Việt Nam - ông Phạm Lâm: Quyết định ứng cử làm quản lý, khởi nghiệp giữa cơn khủng hoảng và khát vọng "chuẩn hóa" nghề môi giới bất động sản

Thứ tư, 15/06/2022-16:06
Được biết, ông Phạm Lâm bén duyên với nghề môi giới bất động sản vì vẻ hào nhoáng bên ngoài và nghe nói sẽ có mức thu nhập cao. Vị Chủ tịch HĐQT DKRA Vietnam này đã trải nghiệm những thời điểm khó khăn nhất của nghề trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đó cũng chính là động lực thôi thúc bản thân quyết định và không được bỏ cuộc.

2 lần phỏng vấn bị rớt và cơ duyên đến với Danh Khôi

Ông Phạm Lâm từ nhỏ đã sớm quen với việc kinh doanh thông qua thu mua trái thanh long cùng với mẹ của mình. Có lẽ, đó cũng chính là cơ duyên giúp cho ông hứng thú với môi trường kinh doanh. Sau khi học xong ông đã bén duyên với nghề môi giới bất động sản lúc đang làm trong ngành quảng cáo. Ông Phạm Lâm cho biết: "Khi đó, tôi thấy làm môi giới bất động sản được mặc đẹp, nhìn rất chuyên nghiệp, ngồi phòng máy lạnh và nghe nói có thu nhập cao. Với một thanh niên từ quê vào Sài Gòn như tôi thì công việc đó quá thú vị nếu so sánh với việc phải chạy khắp nơi để bán bảng hiệu quảng cáo, làm in ấn,… Cũng vì thế, ngay sau đó, tôi tìm hiểu và nộp đơn vào 2 công ty môi giới bất động sản lớn bậc nhất Sài Gòn lúc đó là Nhà đất Đô thị mới và Cotec Group nhưng đều không đậu".


Chủ tịch DKRA Việt Nam Phạm Lâm
Chủ tịch DKRA Việt Nam Phạm Lâm

Công ty đầu tiên mà ông Lâm nộp đơn chính là Cotec Group. Sau buổi phỏng vấn thì ông được trả lời là "Chờ công ty phản hồi". 1 tuần sau đó không thấy tin tức gì ông đã quyết định đến công ty tìm hiểu thì mới biết mình không được tuyển bởi chưa có kinh nghiệm làm bất động sản. Vào hôm đó, ông Lâm đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo của Cotec Group như sau: "Nếu như em không đạt thì chị có thể thẳng thắn nói luôn để em có kế hoạch khác, chị hẹn em tưởng thật, em chờ cả tuần nay". Phía đại diện của Cotec Group nói rằng: "Chị chưa thấy ai như em, rớt rồi mà còn đến tận công ty để hỏi". 

Cuối cùng thì dù có ấn tượng với nhiệt huyết của ông Phạm Lâm nhưng phía Cotec Group vẫn từ chối vì không tuyển người chưa có kinh nghiệm. Đến công ty thứ hai ông Phạm Lâm nộp là Nhà đất đô thị mới - công ty này cũng từ chối ông vì lý do tương tự. Mặc dù được mong muốn làm ở công ty môi giới bất động sản lớn nhưng sau 2 lần đi phỏng vấn thì ông Lâm đã quyết định nộp hồ sơ vào công ty có quy mô nhỏ hơn, mới đi vào hoạt động đó là Danh Khôi. Và chỉ sau 10 phút phỏng vấn thì ông đã được đề nghị đi làm ngay. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị DKRA Vietnam nhớ lại: "Lúc đó, tôi khá bất ngờ khi nhận được kết quả đậu rất nhanh chóng. Dù vui, nhưng tôi không đi làm luôn mà hẹn 3 ngày sau mới đến làm việc. Từ thời điểm được nhận, chỉ 4 ngày sau đó, tôi bán được sản phẩm bất động sản đầu tiên". Được biết, sau 3 tháng thì nhờ vào quan hệ trong công việc ông Lâm đã nhận được lời mời từ vị Phó Chủ tịch một công ty bất động sản lớn khiến cho bản thân phải suy tính. Và cũng thời điểm đó, tình cờ Công ty Danh Khôi tổ chức đi chơi Tết Dương lịch là ông Lâm đã có cơ hội nói chuyện với ông Lê Thống Nhất - Giám đốc và hiện là Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Danh Khôi.

Ông Lâm cho hay: "Hôm đó là lần đầu tiên tôi nói chuyện với anh Lê Thống Nhất. Nói chuyện với anh ấy xong, tôi quyết định tiếp tục ở lại Danh Khôi!".



Ông Phạm Lâm từ nhỏ đã sớm quen với việc kinh doanh thông qua thu mua trái thanh long cùng với mẹ của mình
Ông Phạm Lâm từ nhỏ đã sớm quen với việc kinh doanh thông qua thu mua trái thanh long cùng với mẹ của mình

Vị chủ tịch này cho biết, hôm đó hai anh em chỉ nói chuyện về cuộc sống và không liên quan đến định hướng của công ty. Nhưng khi nói chuyện thì ông cảm thấy bản thân cảm nhận được niềm tin vào vị giám đốc kia. Ông Lâm tươi cười nói: "Chứ lúc đó, Danh Khôi chỉ có vỏn vẹn 20 người thôi, nhưng sự tử tế toát lên từ người lãnh đạo công ty đã khiến cho tôi tin tưởng. Điều này cũng giống như kiểu bạn gặp được ai mà bản thân phải thốt lên rằng người này mình tin được". Bên cạnh đó, có một suy nghĩ nữa khiến cho ông Lâm quyết định ở lại đó chính là dù ông chỉ là nhân viên bình thường nhưng bản thân lại muốn tự đi trên đôi chân của mình. Nếu như qua bên kia mà được giúp đỡ nhiều thì có khi ông lại không thể hiện được năng lực của bản thân. Với ông, lúc còn trẻ nên suy nghĩ đơn giản. Bởi vì quyết tâm tự lực nên ông nghĩ rằng ở lại nếu thành công thì tốt mà không thành công thì cũng chẳng mất mát gì.

Quyết định ứng cử làm quản lý, khởi nghiệp giữa cơn khủng hoảng

Được biết, sau 6 tháng thì ông Lâm đã trở thành "best seller". Vào một hôm ông Lâm đã đi thẳng vào phòng làm việc của giám đốc và đề nghị "Anh, cho em lên làm quản lý đi!". Lúc đó, vị giám đốc kia khá ngạc nhiên nhưng nói đại ý là "Em về viết kế hoạch gửi anh". Ông Lâm nói luôn: "Kế hoạch em đã làm xong rồi, giờ em gửi anh luôn". Đối với ông Lâm, nếu như bản thân thích làm một điều gì đó và thấy bản thân làm được thì nói thẳng luôn. Đây cũng là cách mà ông tạo cơ hội cho chính mình chứ không chờ đợi. Sau đó vài tháng thì ông Lâm đã được bổ nhiệm làm trưởng nhóm. Công việc sau đó của ông Lâm cũng khá thuận lợi và ông được thử sức ở nhiều vị trí khác nhau. Thời đó, Danh Khôi cũng trong giai đoạn khởi nghiệp nên ông cũng học được nhiều thứ và làm việc rất hăng say, không có khái niệm nghỉ cuối tuần. Được khoảng gần 4 năm thì ông đã được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Phát triển dự án ở Danh Khôi và trở thành nhà lãnh đạo cấp cao trẻ nhất tại công ty. Đến năm 2011, công ty đã có kế hoạch mở rộng lĩnh vực hoạt động và ông Lâm là người đầu tiên được chọn để đứng ra quản lý công ty con đầu tiên của Tập đoàn Danh Khôi - Công ty Danh Khôi Á Châu là tiền thân của DKRA Vietnam hiện nay.


Ông Lâm bộc bạch: "Tôi chưa phải là một người điều hành có kinh nghiệm, nên khi khởi nghiệp có rất nhiều vấn đề phát sinh, cũng làm khó cho nhiều anh chị em"
Ông Lâm bộc bạch: "Tôi chưa phải là một người điều hành có kinh nghiệm, nên khi khởi nghiệp có rất nhiều vấn đề phát sinh, cũng làm khó cho nhiều anh chị em"

Những năm 2011, thời điểm đó khủng hoảng thị trường bất động sản, đối với ông Phạm Lâm thì lúc chuẩn bị thành lập Công ty Danh Khôi Á Châu thì ông có tham khảo ý kiến của một số người anh làm cùng ngành để được tư vấn thì phần lớn đều nói: "Lúc này đang suy thoái kinh tế, rủi ro thế này mà đi mở công ty chả khác nào đi vào đường chết!". Cũng chính những lời chia sẻ thẳng thắn này mà ông Lâm lại càng quyết tâm làm. Ông Lâm cho hay: "Tuổi trẻ mà, bảo chiến đấu là chiến đấu thôi. Còn thực tế là khi quyết định trở thành người sáng lập DKRA Vietnam cùng với anh Nguyễn Văn Sáng (hiện là Phó Tổng Giám đốc DKRA Vietnam) là hơi liều". Ông cũng nhận thấy bản thân rất muốn nắm lấy cơ hội, thử thách bản thân ở vai trò mới. Thời điểm đó, Tập đoàn Danh Khôi là công ty mẹ và chiếm 51% cổ phần. Đến bây giờ thì ông vẫn rất biết ơn những người đã đồng hành cùng với DKRA Vietnam trong những ngày đầu. Với ông đó chính là hình ảnh mà bản thân chẳng thể nào quên được.

Ông Lâm bộc bạch: "Tôi chưa phải là một người điều hành có kinh nghiệm, nên khi khởi nghiệp có rất nhiều vấn đề phát sinh, cũng làm khó cho nhiều anh chị em". Tuy nhiên thì khi khởi nghiệp, tinh thần của tất cả mọi người rất tuyệt vời, không nề hà việc gì mà sống lại rất tình cảm và sẵn lòng hỗ trợ cho nhau. Ông cứ nghĩ rằng họ có nhiều lựa chọn khác nhưng vẫn ở lại cùng mình để xây dựng công ty trong lúc thị trường khó khăn nên ông vẫn luôn nhớ những ngày đầu đó và chẳng lúc nào quên. 

Chủ tịch DKRA với giấc mơ chuẩn hóa "giấy thông hành cho nghề môi giới bất động sản"

Ngoài đảm nhiệm chức vụ là Chủ tịch DKRA, ông Phạm Lâm còn được biết đến với vai trò là Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam. Khi được hỏi vì sao lại "miệt mài" đấu tranh chuẩn hóa nghề môi giới bất động sản, phải có chứng chỉ hành nghề, ông Lâm cho hay: "Một doanh nghiệp dịch vụ bất động sản phát triển bền vững thì môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Đây chính là tiêu chuẩn bắt buộc tại các thị trường phát triển. Tôi cũng luôn kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngày càng phát triển minh bạch, chuẩn mực hơn khi đội ngũ môi giới được cấp mã số hành nghề". 



Ngoài đảm nhiệm chức vụ là Chủ tịch DKRA, ông Phạm Lâm còn được biết đến với vai trò là Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam
Ngoài đảm nhiệm chức vụ là Chủ tịch DKRA, ông Phạm Lâm còn được biết đến với vai trò là Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam

Đối với ông Lâm, luật hóa chính là chuẩn hóa vai trò, trách nhiệm của người môi giới. Từ đó thì xã hội sẽ xem đây là nghề chính quy, được thừa nhận và được tôn trọng. Tuy nhiên thì không có nghĩa ai được cấp giấy chứng chỉ hành nghề cũng là người hoạt động tốt. 

Vào năm 2014, ông Lâm đã được một bạn môi giới Singapore dẫn đi xem nhà đất. Mặc dù biết ông Lâm là người môi giới những người này vẫn nhiệt tình dắt ông đi. Khi hỏi người môi giới đó thì ông nhận được câu trả lời: "Tôi biết ông là môi giới nhưng tôi nghĩ nếu có khách ở Việt Nam mua nhà tại Singapore thì ông sẽ nghĩ đến tôi đầu tiên".

Ông Lâm cho hay: "Đây là một tư duy rất tuyệt vời. Đó mới là thị trường của sự phát triển ổn định, lành mạnh. Cũng từ đó, tôi luôn ấp ủ ý tưởng, phải chuẩn hóa nghề môi giới bất động sản một cách chuyên nghiệp bằng chứng chỉ hành nghề". 

Thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều môi giới bất động sản nỗ lực để xây dựng cho bản thân năng lực và thương hiệu riêng. Cũng vì thế mà số lượng môi giới "chiêu trò" chỉ còn là nhóm nhỏ ở trên thị trường. Nhưng bởi vì là điều xấu nên ông Lâm nghĩ nó sẽ lan nhanh, lan rộng khiến cho nhiều người có cái nhìn méo mó, thiếu tích cực về nghề môi giới bất động sản nói chung. Môi giới không nghiêm túc, chiêu trò chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên thì nhóm không chú trọng phát triển năng lực bản thân, xem môi giới là nghề tạm bợ thì lại rất đông. Trong khi đó, lực lượng môi giới chính quy đã có mã hành nghề  và chuyên nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng các nhà môi giới tại Việt Nam. Tổng số lượng những nhà môi giới chuyên nghiệp tại Việt Nam chỉ khoảng 100.000 người. Ông Lâm cho hay: "Với số lượng lớn như vậy, việc nâng cao trình độ, chuẩn hóa những người môi giới chưa tập trung thực sự cho nghề này là vô cùng cần thiết. Có thể hiểu đơn giản, chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản cần thiết như bằng lái - "giấy thông hành" của các tài xế vậy. Lái xe đi trên đường mà không có bằng lái sẽ rất nguy hiểm". 

Với ông, chính những người nhìn nhận môi giới bất động sản chỉ là nghề tạm bợ, không phải bỏ chất xám là lý do khiến cho họ không được tôn trọng. Trên thực tế, môi giới bất động sản đòi hỏi nhiều năng lực, chuyên môn và kiến thức lẫn đạo đức nghề nghiệp. Nếu như lực lượng môi giới chuyên nghiệp, có tâm chiếm đa số thì sẽ khó có chuyện xảy ra sốt đất cục bộ tái diễn liên tục trên thị trường khách hàng cũng không bị lừa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Nhìn lại quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam

1 giờ trước

Vợ chồng Gen Z trả góp mua nhà 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn có tiền dư: Bí quyết chi tiêu là gì?

1 giờ trước

Doanh nghiệp càng nhỏ, mức độ khó khăn càng lớn

2 giờ trước

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam thu hút các “ông lớn” nước ngoài đầu tư

2 giờ trước

Cổ phiếu "meme", “penny” dậy sóng trở lại 

2 giờ trước