Cảm niệm 5 việc làm tích âm đức có thể “thay đổi vận mệnh”: Chỉ cần làm được một điều cũng thấy bạn là người có phúc!

Thứ sáu, 07/10/2022-17:10
Người xưa thường cho rằng đức chính là ngọn nguồn của hết thảy phúc báo, tuy nhiên tích đức như thế nào thì không phải ai cũng đều biết. Dưới đây là những việc làm tích âm đức có thể làm thay đổi vận mệnh cuộc đời mà ai cũng nên ghi nhớ.

Âm đức mang ý nghĩa gì?

Theo Phật giáo, từ nhỏ chúng ta vẫn thường được dạy rằng cần phải tích âm đức, không cho mình thì cũng cho con cháu của mình. Vậy thì rốt cuộc như thế nào mới là tích âm đức. 

Có thể hiểu một cách đơn giản, hành thiện đều là tích đức cho mình. Nếu như nói rõ thì thiện sẽ có thật có giả, có ngọn có ngành và có âm có dương, có đúng có sai,... Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương thiện còn nếu như hành thiện mà người khác không biết thì gọi là âm đức. 



Từ nhỏ chúng ta vẫn thường được dạy rằng cần phải tích âm đức, không cho mình thì cũng cho con cháu của mình
Từ nhỏ chúng ta vẫn thường được dạy rằng cần phải tích âm đức, không cho mình thì cũng cho con cháu của mình

Đáng chú ý là với những người tu đạo Phật thì tất cả giáo lý sâu xa của Đức Phật đều nằm ở trong hai từ tích đức và hành thiện. Điều này cũng đã dung nhập vào trong máu thịt và trở thành nội dung cơ bản cũng như quan trọng nhất ở trong quá trình tu hành. Tục ngữ có câu nói rằng: “Con người hành thiện thì trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Có thể thấy, hành hiện chính là chỉ âm đức, con người tích đức càng nhiều thì phúc báo sẽ càng lớn. 

Cũng có câu nói rằng: “Dương thiện hưởng tiếng thơm trên đời, âm đức được hưởng phúc báo từ trời". Mỗi ngày làm việc thiện thì chẳng khó, cái khó nằm ở việc hành thiện nhưng không cầu báo hay không cầu lưu danh, làm việc tốt nhưng chẳng đòi hỏi công lao - đó cũng chính là nguyên lý tích âm đức mà nhà Phật rất đề cao. 

Khi làm xong dương đức thì bạn sẽ được mọi người khen ngợi và được phát bằng khen hay được vỗ tay tán thưởng. Những thứ đó đều là quả báo thiện lành nhưng xong rồi thì cũng hết. 

Âm đức thì nó lại khác - nó sẽ tích lũy dần dần, từng chút một và ngày qua ngày. Một khi đã đạt được một giới hạn nhất định thì âm đức sẽ trở thành phúc báo to lớn đối với bạn hay thậm chí là sẽ che chở cho cả con cháu đời sau này của bạn được bình an và hạnh phúc.

Hay nói một cách đơn giản rằng âm đức nó cũng giống như hạt giống, chỉ cần chúng nảy mầm thì không lo về tương lai không có cơ hội để gặt hái. 

Dưới đây là 5 việc là tích âm đức mà bất kể ai cũng nên ghi nhớ để mà thực hiện. Dù cho chỉ có thể làm được một điều cũng đã chứng minh bạn là người có phúc. Đương nhiên là làm được càng nhiều thì phúc báo của bạn lại càng sâu dày hơn. 

Việc làm đầu tiên: Siêng năng kết thiện duyên

Có thể thấy, duyên chính là quan hệ giữa người với người còn thiện duyên tức là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Điều này cũng có lợi cho mình mà cũng sẽ có ích cho cả người. 

Và cho dù có thích hay không thì chúng sanh ở trên đời đều cần phải kết thiện duyên và tránh xa ác duyên, đây cũng là một trong những phương thức tích phúc báo tốt nhất. Vậy thì vì sao kết thiện duyên lại là việc làm tích âm đức quan trọng?



Khi làm xong dương đức thì bạn sẽ được mọi người khen ngợi và được phát bằng khen hay được vỗ tay tán thưởng. Những thứ đó đều là quả báo thiện lành nhưng xong rồi thì cũng hết
Khi làm xong dương đức thì bạn sẽ được mọi người khen ngợi và được phát bằng khen hay được vỗ tay tán thưởng. Những thứ đó đều là quả báo thiện lành nhưng xong rồi thì cũng hết

Theo Phật gia, thiện duyên cũng giống như một chuyến đò ngang của sinh mệnh và chỉ có những người năng kết thiện duyên rộng rãi thì mới có thể ngồi trên chuyến đò đi đến tương lai tốt đẹp hơn. 

Nếu như một người bình thường sẽ rất vất vả và cũng sẽ phải trải qua trăm ngàn khó khăn mới có thể đạt được mục tiêu của đời mình nhưng người năng kết thiện duyên thì có thể đạt được một cách dễ dàng hơn. 

Nếu như một người bình thường sẽ khó có thể tránh được tai họa nhưng nếu như năng kết thiện duyên thì có thể gặp họa lại hóa lành. Cuộc sống khó nhờ ác duyên lại chính là thiện duyên. 

Việc làm thứ hai: Hãy luôn tin vào Nhân - Quả

Có thể thấy, Chư Phật Bồ Tát xuất hiện ở thế gian thuần thiện vô ác nhưng vẫn chẳng thể tách rời khỏi chân lý của luật nhân - quả. Vậy nên, Phật Pháp mới có câu nói rằng: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. 

Đầu tiên thì cần phải nói rằng, hiện tại có rất nhiều người học Phật hiểu lầm về chữ không. Chữ không ở trong Đạo Phật sẽ khác hẳn so với chữ không ở ngoài đời. Chữ không ở ngoài đời có nghĩa là không có còn chữ không ở trong đạo Phật không có nghĩa như thế mà là nói ở ngay nơi sự vật đang hiện hữu vốn chẳng có bản chất thật sự mà chỉ do nhiều thứ kết hợp lại với nhau mà tạo thành. 

Có thể thấy, vạn vật vốn dĩ không có thật nhưng chúng ta chấp nhận là thật có cho nên Đức Phật đã nói không để có thẻ phá cái tâm chấp có, chấp thật đó.  "Nhân quả bất không" - Nhân quả vì sao bất không?



Nếu như một người bình thường sẽ khó có thể tránh được tai họa nhưng nếu như năng kết thiện duyên thì có thể gặp họa lại hóa lành
Nếu như một người bình thường sẽ khó có thể tránh được tai họa nhưng nếu như năng kết thiện duyên thì có thể gặp họa lại hóa lành

Vậy nên, trong quá trình chuyển biến, nhân sẽ biến thành quả còn quả thì lại biến thành nhân - nhân quả vĩnh viễn tuần hoàn cũng như vĩnh viễn luân chuyển và đó chính là nhân quả bất không. 

Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung và họa phước ở trên đời cũng luôn tuần hoàn và tiếp nối không dừng. Mỗi một người tạo nghiệp thì đó chính là nhân còn chịu báo ứng đó chính là quả. Một khi chịu báo ứng thì người đó lại tiếp tục tạo nghiệp và vĩnh viễn luân chuyển, vĩnh viễn tuần hoàn. 

Phật gia có dạy rằng, chúng ta đều phải tu thiện tích đức và cố gắng kiểm soát bản thân để không phải sinh ra những ác niệm lại càng không nên làm tổn thương đến người khác hay không vi phạm luân thường đạo lý. 

Còn một khi đã tạo ác quả, báo ứng cũng sẽ giáng xuống và chẳng thể nào có thể tránh khỏi, kéo dài từ đời này qua đến đời khác. Quả báo thông ba đời, có hiện đời và nhân thiện - ác trong đời này chính là đã tạo thì ngay ở trong đời này có được quả thiện - ác báo ứng thi đây chính là hiện báo.

Việc làm thứ ba: Hiếu kính với cha mẹ 

Cổ ngữ có nói rằng: “Bách thiện hiếu vi tiên” - tức là trong trăm cái thiện thì hiếu kính với cha mẹ là đứng đầu. Việc hành thiện tích đức thì trước hết là phải biết hiếu kính với cha mẹ của mình. Cha mẹ được ví là phúc điền lớn nhất ở trên thế gian. Hiếu kính với chính cha mẹ của mình đó là đạo lý hiển nhiên của con người. Đó không đơn giản chỉ là bổn phận mà đó còn là cách để có thể bù đắp phúc báo của chính bản thân mình. 



Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung và họa phước ở trên đời cũng luôn tuần hoàn và tiếp nối không dừng
Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung và họa phước ở trên đời cũng luôn tuần hoàn và tiếp nối không dừng

Phật gia có dạy rằng: “Nếu có thể hiếu kính cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng, phúc đức là vô tận”. Vậy nên, hiếu kính với cha mẹ chính là tích âm đức tốt nhất ở trên đời. Một người khi làm được việc tích âm đức thứ ba này sẽ đạt được 4 loại phúc đó chính là người đàng hoàng, sung túc và tam an vô bệnh, trường thọ an khang.

Chúng ta có thể tưởng tượng một cách đơn giản hơn đó chính là một người sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình hòa thuận cũng như hạnh phúc thì tâm trạng mỗi  ngày đều sẽ vui vẻ và thoải mái. 

Tâm thái cũng vì thế mà khoan hậu hiền hòa, đối nhân xử sự cũng sẽ khôn khéo và không câu nệ toan tính. Cũng vì thế mà phúc báo cũng tự nhiên sẽ đến cuồn cuộn không ngừng. Vậy nên, bậc cha mẹ nên trở thành tấm gương sáng dành cho con cái và thân là con thì phải coi việc hiếu kính cha mẹ là trách nhiệm đầu tiên. Đây cũng chính là một trong những việc làm tích âm đức trực tiếp nhất mà ai cũng nên ghi nhớ. 

Việc làm thứ tư: Năng bố thí

Phật gia có răn dạy rằng bạn bố thí đi cái gì thì sẽ nhận về thứ đó. Bố thí cũng giống như việc gieo trồng hạt giống, khi bố thí càng nhiều thì thu hoạch cũng sẽ càng bội thu. 

Chúng ta cần phải hiểu rằng, bố thí ở đây không chỉ là hành động quyên tặng hay dâng cúng cho các thầy sư ở trong chùa miếu mà nó sẽ bao gồm rất nhiều phương diện. Bố thí tài thì sẽ nhận về phúc báo còn bố thí pháp thì sẽ thu về trí tuệ. Khi tu nhân đức và làm việc thiện thì trời không phụ lòng. 

Mỗi một ngày, khi thêm một nụ cười thì thêm một câu tán thưởng và thêm một lần nhường nhịn, thêm một hành động giúp đỡ,... đó đều là hành động bố thí. Bố thí cũng thực chất là đang tu phúc và tu trí tuệ. Tâm thái của bạn như thế nào thì sẽ quyết định cách mà bạn nhìn về thế giới. Khi mà bạn giang hai cánh tay thì thế giới cũng sẽ ôm lấy bạn. 


Phật gia có răn dạy rằng bạn bố thí đi cái gì thì sẽ nhận về thứ đó
Phật gia có răn dạy rằng bạn bố thí đi cái gì thì sẽ nhận về thứ đó

Nụ cười của bạn cũng sẽ đổi lấy nụ cười của người khác, câu tán thưởng của bạn cũng sẽ đổi lấy hảo cảm từ người khác hay hành động giúp đỡ của bạn để đổi lấy lời cảm ơn. Và trong quá trình truyền đi tình yêu cũng như sự ấm áp thì bạn bất giác đã tự tích âm đức cho chính mình. Hơn thế cũng thường xuyên hành thiện, gia đình của bạn cũng sẽ ấm êm, sự nghiệp cũng sẽ thông thuận, mọi chuyện cát lành thì đó chẳng phải là một cách tích âm đức hiệu quả đó sao.

Việc làm thứ 5: Tu thân dưỡng tính

Trong Phật gia có ngũ giới bao gồm không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đây cũng chính là điều cơ bản làm người và cũng là những việc làm tích âm đức vô cùng hiệu quả. 

Không sát sinh để nhận về phúc báo trường thọ; không trộm cắp để có thể nhận phúc báo đại phú đại quý; không tà dâm để có thể bảo vệ sự công bình, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mìnhcũng như gia đình người; không nói dối để có thể nhận về sự tôn kính của mọi người; không uống rượu để luôn giữ cho bản thân được sự minh mẫn và thông tuệ.

Vậy nên, tu ngũ thiện thì mới có thể có được phúc báo, trường thọ và an khang, giàu có cũng như gia đình, sự nghiệp được viên mãn. Và nếu trong năm dài tháng rộng của cuộc đời thì bạn có thể dùng ngũ giới để có thể tu thân và tương lai chắc chắn sẽ nhận vê quả ngọt xứng đáng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

2 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

10 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

11 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

11 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

11 giờ trước