Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Thứ năm, 03/11/2022-11:11
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 2/11 đã đồng loạt đi xuống sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát vẫn còn ở mức quá cao và ngân hàng trung ương sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất ở phía trước.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 2/11 đồng loạt đi xuống sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng lạm phát đang quá cao và gợi ý về khả năng phải tiếp tục tăng lãi suất. 

Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 505 điểm, tương đương 1,55%, qua đó đóng cửa ở mức gần 32.148 điểm. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm sâu hơn khi lần lượt đi xuống 2,5% và 3,36%.


Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đi xuống trong phiên 2/11 vừa qua, Nasdaq giảm sâu nhất
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đi xuống trong phiên 2/11 vừa qua, Nasdaq giảm sâu nhất

Ngày 2/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 6 năm nay để kiềm chế lạm phát. Trong cuộc họp báo vào buổi chiều, Chủ tịch Jerome Powell cho biết cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc.

Ông Powell cho biết, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi và những dữ liệu kinh tế mới kể từ cuộc  họp trước cho thấy mức tăng lãi suất cuối chu kỳ thắt chặt sẽ cao hơn so với những dự báo trước kia. Chủ tịch Fed cũng nhận định thêm rằng hiện nay vẫn còn quá sớm để có thể nói về việc tạm dừng tăng lãi suất.

Ban đầu, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi thông báo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) gợi ý về khả năng giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Dow Jones có thời điểm đã tăng hơn 300 điểm, S&P 500 và Nasdaq Composite cũng có lúc đi lên lần lượt 0,65% và 0,4%.

Trong thông báo của  FOMC - cơ quan quyết định lãi suất của Fed có chỉ ra rằng, khi xác định nhịp độ nâng lãi suất mục tiêu trong tương lai, Ủy ban FOMC sẽ xem xét tới toàn bộ quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, cũng như độ trễ mà chính sách ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, lạm phát cũng như sự phát triển về kinh tế tài chính.

Về cuối phiên, các chỉ số đều đồng loạt quay đầu đi xuống sau khi Chủ tịch Jerome Powell phát biểu trong cuộc họp báo chiều ngày 2/11 rằng lạm phát vẫn còn quá cao đồng thời ra tín hiệu cho rằng Fed sẽ không sớm dừng các đợt tăng lãi suất.


Dow Jones mất hơn 500 điểm trong ngày Fed nâng lãi suất 75 bps lần thứ 4 liên tiếp
Dow Jones mất hơn 500 điểm trong ngày Fed nâng lãi suất 75 bps lần thứ 4 liên tiếp

Ông Jack McIntyre, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Brandywine Global đánh giá, giọng điệu trong các bình luận của Chủ tịch Fed là khá diều hâu, có nghĩa là Fed vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể chống lại lạm phát và mặt bằng lãi suất sẽ phải lên cao hơn dự kiến trước đây.

“Không có dấu hiệu bồ câu nào để cho thấy Fed có khả năng sắp tạm dừng nâng lãi suất”, ông McIntyre nói thêm.

Khi nói đến chính sách tiền tệ, "diều hâu" là từ ngữ dùng để chỉ thái độ cứng rắn với lạm phát, sẵn  sàng hy sinh tăng trưởng của nền kinh tế để kiềm chế đà tăng của giá cả. Ngược lại, "bồ câu" có nghĩa là chấp nhận lạm phát để đạt được sự phát triển kinh tế.

CNBC cho biết, cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin là những nhóm ngành giảm sâu nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên 2/11. Ngoài ra, cổ phiếu viễn thông cũng mất trên 3%.

Cổ phiếu của các đại gia công nghệ bao gồm Amazon, Netflix và Meta Platforms (sở hữu Facebook) đều đã mất trên 5%. Trong khi đó, cổ phiếu xe điện Tesla và phần mềm Salesforce giảm lần lượt 5,6% và 6,1%.


Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều giảm sút trong phiên 2/11
Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều giảm sút trong phiên 2/11

Quyết định tăng lãi suất của Fed diễn ra sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ ngày 1/11 công bố số liệu cho thấy thị trường việc làm vẫn vững mạnh so với số công việc cần tuyển dụng trong tháng 9 lên tới 10,72 triệu, cao hơn rất nhiều so với dự báo là 9,85 triệu.

Thống kê của công ty phân tích vào ngày 2/11 cho thấy, khu vực tư nhân của Mỹ đã tạo ra thêm 239.000 việc làm trong tháng 10, mức khả quan hơn dự báo của các chuyên gia. Trong đó, số việc làm tạo mới chủ yếu thuộc ngành dịch vụ.

Ở diễn biến khác, đồng USD suy yếu sau khi thông  báo của FOMC được công bố, nhưng đã mạnh lên sau phát biểu của ông Powell. Theo đó, chỉ số USD (DXY) - đo lường giá trị của đồng bạc xanh với 6 loại ngoại tệ mạnh - tăng 0,6% lên 112,15 điểm.

Nhận định từ Fed và những tuyên bố của Chủ tịch Jerome Powell đóng vai trò quan trọng trong việc giải mã chứng khoán Mỹ sẽ đi về đâu trong những tháng tới và thị trường liệu có thể thể bắt đầu một đợt tăng mới hay không. Chứng khoán Mỹ trước đó đã tăng trở lại trong tháng 10, chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm điểm liên tiếp. Riêng Dow Jones ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1976.

Emmanuel Cau của Barclays cho rằng, chứng khoán Mỹ có tiếp tục tăng hay không còn phụ thuộc vào chính sách của Fed. Trong quá khứ, việc cắt giảm lãi suất chính là điều kiện tiên quyết để thị trường bắt đầu một đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, dấu hiệu đó vẫn chưa xuất hiện và việc Fed giảm đà tăng lãi suất không đồng nghĩa cơ quan này sẽ xoay trục chính sách.

Hiện tại, chính sách của Fed không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư mà còn cả từ giới chính trị Mỹ. Cụ thể ngày 1/11 vừa qua, nhóm nghị sĩ Dân chủ đã gửi thư tới ông Powell nhắc lại những quan ngại của các nhà đầu tư về việc Fed đang tăng lãi suất quá nhanh cũng như yêu cầu Ngân hàng Trung ương Mỹ giải trình những câu hỏi liên quan đến tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế.

Ở diễn biến khác, Chính quyền Tổng thống Biden vừa chính thức cung cấp khoản viện trợ trị giá 13 tỷ USD để giúp các gia đình Mỹ giảm hóa đơn năng lượng. Theo đó, những người được hỗ trợ là các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra, còn có những khoản trợ cấp cho hóa đơn tiền điện cũng như các biện pháp khuyến khích khác giúp đỡ người dân Mỹ có thể tiết kiệm năng lượng. Động thái này được đánh giá là nỗ lực của Chính quyền Biden nhằm giảm chi phí năng lượng cho người dân trong bối cảnh thời tiết ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

1 giờ trước

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

1 giờ trước

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

1 giờ trước

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

1 giờ trước

Hà Nội: Đất nền giá 2 tỷ đồng/lô ghi nhận giao dịch vượt trội

1 giờ trước