Bí quyết để có CV tester chinh phục được nhà tuyển dụng

Thứ năm, 29/09/2022-00:09
Tester là một công việc mới nhưng không quá xa lạ hiện nay, đặc biệt là đối với những ứng viên trong ngành công nghệ thông tin, vị trí này hiện đang thu hút được sự chú ý của nhiều người và để có thể có được cơ hội trở thành tester thì một bản CV xin việc ấn tượng chính là một yếu tố cần quan tâm. Vậy thì cách để viết được một bản CV ra sao để có thể chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính, nếu như bạn đang thắc mắc về điều này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cách viết CV tester ấn tượng

CV tester cũng giống như CV xin việc khác, là cái thể hiện được trình độ, khả năng của ứng viên đối với nhà tuyển dụng của một vị trí nhất định nào đó. CV tester là CV dùng để ứng tuyển vào vị trí của người kiểm thử những chương trình và phần mềm trong lĩnh vực IT. Vậy thì với vị trí của người kiểm thử thì CV như thế nào mới đưa cho nhà tuyển dụng ấn tượng đầu tiên.


Tester là một công việc mới nhưng không quá xa lạ hiện nay, đặc biệt là đối với những ứng viên trong ngành công nghệ thông tin.
Tester là một công việc mới nhưng không quá xa lạ hiện nay, đặc biệt là đối với những ứng viên trong ngành công nghệ thông tin.

Trước khi bắt đầu viết một CV cho vị trí tester thì bạn cần xác định được bản CV tester cần những phần nào và bố cục ra sao, với những loại CV này thì thông thường sẽ có những phần tương tự như những CV xin việc khác, tức là gồm thông tin cá nhân, bằng cấp, trình độ học vấn, mục tiêu và kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng nổi bật của bản thân. Ngoài những nội dung cơ bản đó thì bạn có thể thêm những thành tích hoặc sở thích của cá nhân tùy thuộc vào bạn.

Thông tin cá nhân cần thiết có trong CV tester

Với phần thông tin cá nhân trong CV hoặc phần giới thiệu bản thân trong CV tester chính là phần đầu tiên, phần thiết yếu nhất giúp nhà tuyển dụng biết thông tin chung về bạn cũng như cách thức liên hệ.

Bình thường thì những thông tin trong phần này sẽ bao gồm họ tên, ngày tháng, năm sinh, địa chỉ cư trú, số điện thoại, email, trên thực tế thì những thông tin quen thuộc này sẽ dễ dàng cho bạn liệt kê trong CV nhưng cần cẩn trọng trong việc gõ hoặc viết, tránh nhầm từ ngữ, thừa hoặc thiếu thông tin tránh việc nhà tuyển dụng không thể liên lạc được với bạn do sai thông tin.

Một lưu ý nữa đó chính là việc sử dụng địa chỉ email nên dùng tên chuyên nghiệp thay vì những email có tên trẻ con, thiếu chuyên nghiệp, thiếu chỉnh chu, bạn nên nhớ là bạn đang đi xin việc chứ không ứng tuyển tham gia chương trình giải trí.

Trình độ học vấn cần viết trong CV tester

Phần này là phần thể hiện trình độ học vấn, bằng cấp mà bạn có trong CV, những thông tin như tên trường, tên khoa bạn học, chuyên ngành bạn theo học, loại hình tốt nghiệp và niên khóa.

Đối với công việc tester thì bạn tất nhiên phải học những chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin, bên cạnh đó thì những chứng chỉ, bằng cấp được liệt kê trong CV liên quan tới công việc tester thì hãy thể hiện ngay cho nhà tuyển dụng trong phần này nhé, ví dụ như  chứng chỉ ISTQB hoặc PMP.

Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân


CV tester là CV dùng để ứng tuyển vào vị trí của người kiểm thử những chương trình và phần mềm trong lĩnh vực IT.
CV tester là CV dùng để ứng tuyển vào vị trí của người kiểm thử những chương trình và phần mềm trong lĩnh vực IT.

Đây được biết là phần mà nhiều ứng viên lơ là nhất, khi họ chỉ viết qua loa, thậm chí không viết. Mặc dù thế thì điều này là một sai lầm đáng trách, bạn cũng sẽ đánh mất đi cơ hội của bản thân nếu có suy nghĩ như vậy.

Thực tế thì nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ phần này và biết được ứng viên của mình có phải là người biết định hướng cũng như lập được kế hoạch cụ thể trong công việc hay không. Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp là phần ứng viên thể hiện được mong muốn của bản thân, qua đó nhà tuyển dụng sẽ có cơ sở và căn cứ đánh giá được bạn.

Để nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng thì qua phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên chia ra thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, với mục tiêu ngắn hạn thì hãy đưa thêm ra những thông tin cũng như dự định để góp phần thúc đẩy thêm hiệu quả trong công việc. Ví dụ như việc học thêm những kỹ năng liên quan tới công việc, giúp nâng cao những chứng chỉ nghiệp vụ cao hơn phục vụ cho công việc, tìm hiểu sâu về những hệ điều hành IOS, Android để test mobile chính xác nhất.

Đối với mục tiêu dài hạn thì hãy đưa ra những mục tiêu thời gian cụ thể như những điều mà bạn muốn đạt được, trong 3 tới 5 năm tới sẽ trở thành business analyst, test manager chẳng hạn.

Phần kinh nghiệm trong CV Tester

Kinh nghiệm làm việc của ứng viên thể hiện trong CV chính là phần nội dung thông tin được đánh giá quan trọng nhất và nên được đầu tư nhất, mặc dù vậy thì việc liệt kê lan man quá nhiều kinh nghiệm chưa chắc đã giúp cho bạn ghi điểm được với nhà tuyển dụng, đôi khi số lượng không phải là điều mà nhà tuyển dụng để ý tới mà là chất lượng, vì vậy hãy chỉ viết những kinh nghiệm thực sự liên quan tới công việc mà bạn chuẩn bị ứng tuyển nhé.


Đối với công việc tester thì bạn tất nhiên phải học những chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin.
Đối với công việc tester thì bạn tất nhiên phải học những chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin.

Ví dụ như nếu bạn có kinh nghiệm làm kỹ sư kiểm thử tự động thì hãy mô tả một cách chi tiết nhất về những dự án mà bạn tham gia, vai trò của bạn cũng như những thành tựu đạt được. Việc viết được những từ khóa về sự thăng tiến, thành tựu hoặc những con số sẽ là dẫn chứng khiến bạn trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.

Bên cạnh đó, việc tích hợp đưa thêm thông tin về ngôn ngữ lập trình hoặc những công cụ mà bạn sử dụng sẽ khiến nhà tuyển dụng biết được bạn thành thạo automation framework như thế nào.

Cũng giống với cách triển khai những kinh nghiệm khác, tuy vậy thì thứ tự những kinh nghiệm nên được liệt kê từ hiện tại trở về quá khứ, những kinh nghiệm tốt và liên quan nhất nên đặt lên đầu, điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nắm bắt dễ dàng hơn những thông tin mà bạn có.

Mục kỹ năng trong CV tester

Ngoài liệt kê những kinh nghiệm thì liệt kê những kỹ năng chính là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm, đối với vị trí nhân viên kiểm thử - tester. Việc sở hữu những kỹ năng sẽ giúp cho bạn khẳng định được năng lực của mình, đảm bảo được khả năng thực hiện công việc.

Đối với phần kỹ năng thì hãy liệt kê những kỹ năng mà bạn chắc sẽ áp dụng và sử dụng thành thạo trong công việc của mình, việc đưa ra những kỹ năng không liên quan hoặc bạn không có sẽ không phải là một ý hay khi làm CV.

Đối với kỹ năng mà một tester nên có đó chính là:

  • Kỹ năng phân tích - đây là kỹ năng quan trọng nhất, giúp ích vô cùng lớn trong việc tìm ra lỗ hổng và sai sót.

  • Sự tỉ mỉ, chi tiết - điều cần thiết vì chỉ một dấu phẩy thôi cũng sẽ làm thay đổi toàn bộ tính logic của những thông điệp được đưa ra.

  • Có kỹ năng giải quyết được vấn đề và giao tiếp tốt.

  • Kỹ năng học hỏi nhanh vì tại Việt Nam, những phần mềm hiện nay đều thu thập những nguồn thông tin cũng như kiến thức từ nhiều nơi. Vậy nên bạn cần học hỏi nhanh những kiến thức, vấn đề nhiều nguồn để ứng dụng tốt nhất vào công việc của mình.

  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ - tiếng Anh chính là một điểm cộng lớn khi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí tester.


Hãy liệt kê những kỹ năng mà bạn chắc sẽ áp dụng và sử dụng thành thạo trong công việc của mình.
Hãy liệt kê những kỹ năng mà bạn chắc sẽ áp dụng và sử dụng thành thạo trong công việc của mình.

Bình thường thì một bản CV tester sẽ cần có những nội dung thiết yếu như trên tuy vậy khi bạn muốn có thể đưa thêm nhiều thông tin vào CV như phần thành tích cá nhân cũng sẽ có ích rất nhiều cho những người chưa có kinh nghiệm khi làm CV trong việc test mobile hoặc test code, lưu ý thì đó là giải thưởng, thành tích trong CV cũng nên liên quan tới vị trí và lĩnh vực mà định ứng tuyển nhé. Nếu không sẽ rất lan man và đưa sai thông tin tới nhà tuyển dụng.

Những lưu ý cần biết khi làm CV tester

Việc nắm bắt rõ những lưu ý cần thiết trong quá trình làm CV tester sẽ giúp cho bản CV của bạn trở nên chất lượng, hoàn chỉnh hơn nhiều từ đó gây được nhiều sự chú ý hơn và tăng thêm khả năng đỗ pass của mình lên cao hơn, vậy thì những lưu ý đó là gì?

Sử dụng sai template CV

Với những công ty chuyên nghiệp thì trong quá trình ứng tuyển sẽ yêu cầu ứng viên phải sử dụng những template CV của công ty hoặc doanh nghiệp đó tương ứng với mỗi công việc cụ thể, vậy nên để tránh dùng sai mẫu template hãy tìm hiểu kỹ lưỡng công ty bạn định ứng tuyển nhé.

Sai ngữ pháp và chính tả

Đây được coi là những lỗi sai vô cùng cơ bản mà người ứng tuyển thường xuyên mắc phải khi làm một bản CV, bên cạnh đó đây cũng là một lỗi khó phát hiện ra.

Việc một nhân viên kiểm thử mắc những lỗi sai ngữ pháp và chính tả trong CV sẽ là một lỗi sai khó chấp nhận, một người kiểm thử tìm lỗi nhưng lại sai lỗi cơ bản nhất thì liệu trong công việc có tránh được xảy ra sai sót hay không? Vậy nên việc rà soát lại một lần CV tester trước khi gửi đi là một điều cần thiết.


Việc nắm bắt rõ những lưu ý cần thiết trong quá trình làm CV tester sẽ giúp cho bản CV của bạn trở nên chất lượng, hoàn chỉnh.
Việc nắm bắt rõ những lưu ý cần thiết trong quá trình làm CV tester sẽ giúp cho bản CV của bạn trở nên chất lượng, hoàn chỉnh.

Không nên sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất

Trong CV xin việc vào vị trí tester của bạn thì không nên sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, hãy viết “tạo một test case” thay vì “tôi tạo một test case”, đại từ nhân xưng “tôi” tốt nhất chỉ nên sử dụng ở phần mục tiêu nghề nghiệp thôi.

Viết những thông tin thiếu sự chính xác

Việc đưa ra những thông tin sai sự thật hay còn được gọi là sự thổi phồng thông tin trong CV chính là một điều mà nhiều nhà tuyển dụng không chấp nhận. Không ai có mong muốn bị một người mình chưa từng gặp mặt đi lừa bản thân cả thì điều này nếu như xảy ra thì bạn có thể sẽ là cái tên trong blacklist của họ, thậm chí là những đối tác của họ nữa. Sự ảnh hưởng như vậy thì sẽ tạo ra những tín hiệu khá xấu trong quá trình xin việc sau này của mình.

Trên đây là những thông tin về CV tester, mong rằng qua bài viết này, nhiều bạn đã biết được cách viết CV chuyên nghiệp và đầy đủ nhất, từ đó nắm bắt được những cơ hội ở vị trí tester trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Lãi suất cho vay bất động sản thấp kỷ lục nhưng thị trường chưa thể hấp thụ

8 giờ trước

Hơn 78 triệu cổ phiếu TAR sẽ chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 21/5

8 giờ trước

Chuyên gia SGI Capital: Môi trường đầu tư đã kém thuận lợi hơn, nhà đầu tư cần kỷ luật và kiên nhẫn khi lựa chọn cơ hội xuống tiền

10 giờ trước

Giá vé máy bay chưa vượt khung quy định

10 giờ trước

Doanh nghiệp ngoài ngành tham gia “cuộc đua” dành quỹ đất khu công nghiệp

12 giờ trước