Apple “đau đầu” vì hàng chục lãnh đạo cấp cao xin nghỉ việc

Thứ ba, 14/03/2023-13:03
Từ nửa sau năm 2022 đến nay, có tới hơn chục giám đốc cấp cao tại Apple đã lần lượt rời đi, đặt ra những thách thức mới cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ

Theo VnExpress, tờ Bloomberg cho biết có ít nhất 11 giám đốc cấp cao của Apple đã nộp đơn xin nghỉ việc từ nửa cuối 2022. Họ đều mang chức danh phó chủ tịch hoặc giám đốc - báo cáo trực tiếp với các phó chủ tịch cấp cao hoặc CEO Tim Cook, là những người chủ chốt ở nhiều bộ phận.

Những lãnh đạo nghỉ việc tại Apple chủ yếu phụ trách công việc liên quan đến cửa hàng trực tuyến, thiết kế công nghiệp, dịch vụ đám mây, hệ thống thông tin, bộ phận giải quyết vấn đề quyền riêng tư, kỹ thuật phần cứng và phần mềm, bán hàng tại các thị trường mới nổi và dịch vụ mua sắm.

Như vậy, chỉ trong vòng nửa năm, Apple đã chứng kiến 11 giám đốc cấp cao rời công ty. Điều này được đánh giá là một sự bất thường. Những năm trước đây, công ty chỉ mất khoảng 1-2 phó chủ tịch. Ví dụ như năm 2021 chỉ có Doug Field, từng đứng đầu nhóm phát triển xe tự lái nghỉ việc và đầu quan cho Ford Motor.


CEO Tim Cook (chính giữa)
CEO Tim Cook (chính giữa)

Đa số lãnh đạo nghỉ việc cũng là nhân sự lâu năm đã có 15 năm làm việc tại Apple. Thậm chí, một số người còn đang ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp và có thể leo lên vị trí cao hơn nữa trong ngắn hạn.

Sau sự rời đi của nhiều nhân sự chủ chốt, Apple đã buộc phải phân bổ lại vai trò của những người cũ. Ví dụ như Yannick Bertolus sẽ lên thay Laura Legros trong mảng phần cứng, Karen Rasmussen sẽ thay Anna Matthiasson để phụ trách cửa hàng trực tuyến Apple hay Jeremy Sandmel và David Biderman sẽ đồng lãnh đạo mảng phần mềm thay cho John Stauffer. Thế nhưng, hiện công ty chưa chọn được lãnh đạo phù hợp ở một số mảng như kiểm soát quyền riêng tư hay thiết kế công nghiệp.

Các nhà phân tích cho biết có một số lý do khác gây nên làn sóng nghỉ việc của các nhân sự cấp cao. Trong đó, Apple được cho là đã trở nên quan liêu hơn trong những năm qua, nhất là khi phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, sự khác biệt của cá nhân không được chú trọng bởi Apple có quy mô quá lớn. Ngoài ra, việc điều hành cũng trở nên khó khăn vì vấn đề chính trị nội bộ và tranh cãi giữa các bộ phận.

Yếu tố gây căng thẳng khác cũng đến từ bản thân cấu trúc hoạt động của Apple. Công ty được tổ chức theo chức năng, có nghĩa là nhóm phải có đóng góp vào toàn bộ sản phẩm lớn của công ty. Ví dụ, phó chủ tịch mảng kỹ thuật phần cứng chịu trách nhiệm giám sát những bộ phận về iPad, iPhone, Apple Watch, Mac, AirPods, trong khi một lãnh đạo kỹ thuật phần mềm sẽ điều hành các nhóm đóng góp cho macOS, iOS, tvOS và watchOS.

Cách tổ chức này đặc biệt có ý nghĩa trong những ngày đầu hoạt động của Apple. Dẫu vậy, hiện nay nó không còn phù hợp đối với sự phát triển nhiều sản phẩm cùng lúc bởi nguồn lực đã bị dàn trải sang nhiều bên. Về phía Apple, công ty vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

4 giờ trước

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam “hấp dẫn” trong mắt khối ngoại

7 giờ trước

Hoàng Anh Gia Lai dự kiến IPO Công ty Chăn nuôi Gia Lai

11 giờ trước

Hà Nội: Đông Anh sẽ được đầu tư 8.000 tỷ giúp khép kín Vành đai 3

11 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Cẩn trọng với hoạt động thổi giá bất động sản

12 giờ trước