Văn khấn hóa vàng sau Tết Nguyên Đán và các lễ vật đi kèm

Thứ sáu, 23/10/2020-11:10

Bên cạnh các lễ truyền thống trong những ngày đầu năm, cùng với đó là những lời chúc năm mới đầy ý nghĩa thì còn một truyền thống khác mà các gia đình Việt luôn luôn ghi nhớ đó chính là lễ hóa vàng. Lễ hóa vàng là một trong những lễ truyền thống dành cho ông bà tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị Văn khấn hóa vàng sau Tết Nguyên Đán cũng như các lễ vật cần thiết là điều không thể bỏ qua. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau cùng với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Trong Những Dịp Cuối Năm

Bài khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hoá Thông tin, độc giả có thể tham khảo:

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần).

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng ..., tháng Giêng, năm Nhâm Dần.

Chúng con là: ..., tuổi: …

Hiện cư ngụ tại: …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

Phong tục hóa vàng sau Tết Nguyên Đán

Ngày tết không chỉ là khoảng thời gian chào đón những điều mới mẻ và để lại những muộn phiền của năm cũ. Mà đây còn được xem là một khoảng thời gian vô cùng quý báu để kính nhớ ông bà tổ tiên. Đặc biệt là lễ hóa vàng, một trong những nghi lễ truyền thống và vô cùng quan trọng trong văn hoá Việt Nam.

Phong tục này dựa trên tín ngưỡng và văn hoá thờ cúng ông bà tổ tiên trong các gia đình Việt. Dễ thấy, trong những ngày lễ giỗ hoặc những dịp quan trọng, con cháu vẫn thường xuyên đốt tiền vàng cho tổ tiên. Thể hiện sự gắn kết cũng như kính mến đối với những người đi trước. Đồng thời, cho thấy những người sống ở thế giới bên kia vẫn có những mối liên kết với con cháu, luôn luôn phù hộ và mang lại bình an.

Xem thêm: 

Trong ngày lễ này, ông bà tổ tiên sẽ nhận được những vật dụng cần thiết, chẳng hạn như quần áo, tiền và các vật dụng đi đường. Đây là những món đồ mà con cháu đã chuẩn bị để giúp ông bà có được những chuyến đi bình an sau những ngày quây quần sum họp đầu năm.


Ảnh 1: Trong ngày lễ này, ông bà tổ tiên sẽ nhận được những vật dụng cần thiết, chẳng hạn như quần áo, tiền và các vật dụng đi đường (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Trong ngày lễ này, ông bà tổ tiên sẽ nhận được những vật dụng cần thiết, chẳng hạn như quần áo, tiền và các vật dụng đi đường (Nguồn: Internet)

Thời gian thích hợp để đọc văn khấn hóa vàng sau Tết Nguyên Đán

Đối với lễ hóa vàng, thời gian để tiến hành sẽ phụ thuộc vào từng gia đình, không bắt buộc là một ngày cụ thể cho tất cả. Tuy nhiên, theo phong tục thì lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ khoảng sau mùng 3 tết cho đến trước ngày mùng 10 tết hàng năm.

Ngày mùng 3 Tết hay còn được biết đến là ngày lễ Thầy, do đó mọi người thường sẽ mong muốn các bậc tổ tiên ở lại hết ngày này để có thể đón tết trọn vẹn cùng với con cháu. Vậy nên, mọi người thường sẽ chọn tổ chức và đọc hai bài văn khấn lễ hóa vàng vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tết. Trong trường hợp, gia đình không thể làm lễ hóa vàng vào những ngày này thì vẫn có thể tiến hành vào những ngày sau đó, miễn sao vẫn nằm trong thời gian 7 ngày xuân cho đến tận mùng 10.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng cần chuẩn bị các nghi lễ cần thiết trong khoảng thời gian này, chẳng hạn như các lễ tạ gia tiên hay các nghi lễ để tạ ơn các vị thần thánh. Qua đó, cho thấy được tấm lòng thành kính cũng như tâm nguyện mà mọi người muốn gửi gắm trong năm mới sắp đến.


Ảnh 2: Bên cạnh việc chuẩn bị Bài văn cúng khấn lễ hóa vàng thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Bên cạnh việc chuẩn bị Bài văn cúng khấn lễ hóa vàng thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết (Nguồn: Internet)

Chuẩn bị lễ vật dâng cúng hóa vàng

Bên cạnh việc chuẩn bị Bài văn cúng khấn lễ hóa vàng thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết. Việc chuẩn bị có thể được thực hiện trước Tết hoặc bất cứ lúc nào thuận tiện, tuy nhiên cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các lễ vật. Không nên đến sát ngày mới chuẩn bị hoặc chuẩn bị qua loa. Đồ lễ hóa vàng sẽ bao gồm:

  • Nhang
  • Hoa
  • Trái cây, ở đây nên chuẩn bị ngũ quả
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Đèn nến
  • Bánh kẹo
  • Mâm lễ mặn hoặc chay đi kèm với đó là các món ăn trong ngày lễ Tết. Đồ ăn nên được nấu và chuẩn bị kỹ càng. Đặc biệt là phải lưu giữ được sự tinh khiết.

Đây là những đồ lễ cần thiết để thể hiện lòng thành kính. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ tiền vàng để đốt sau lễ. Đối với việc hoá vàng nên chia tiền vàng thành hai phần, một là giành cho gia thần, phần còn lại là dành cho tổ tiên. Đối với tiền vàng của gia thần, nên đốt trước sau đó mới tiếp tục hoá vàng cho tổ tiên.

Ngoài ra, theo phong tục dân gian, trong khi hoá vàng, các gia đình cũng chuẩn bị một vài cây mía. Những cây mía dài xuất hiện trong quá trình hoá vàng chính là biểu tượng của đòn gánh. Đòn gánh ở đây mang ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vì đây là những cây gậy đã được chuẩn bị để linh hồn ông bà tổ tiên có thể dùng làm gậy chống hoặc dùng để mang những món đồ mà con cháu đã chuẩn bị trước cho cuộc hành trình của mình.


Ảnh 3: Theo phong tục thì lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ khoảng sau mùng 3 tết cho đến trước ngày mùng 10 tết hàng năm (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Theo phong tục thì lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ khoảng sau mùng 3 tết cho đến trước ngày mùng 10 tết hàng năm (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Tuyển chọn văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm và Văn khấn nôm tại nhà

Trên đây là những chia sẻ của chuyên mục Nhà 360 gửi tới bạn đọc bài viết văn khấn hóa vàng sau Tết Nguyên Đán. Qua bài viết bài văn khấn không chỉ thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn thể hiện thành kính của con cháu luôn hướng về ông bà tổ tiên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

1 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

1 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

6 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

6 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

10 giờ trước