Gợi ý danh sách đồ dùng cho nhà mới đầy đủ, chi tiết nhất

Thứ năm, 18/02/2021-10:02

Về nhà mới được coi là một trong những cột mốc quan trọng và là sự kiện đáng nhớ của mỗi người. Có được một không gian, tổ ấm riêng luôn là niềm mong ước của mọi người. Tuy nhiên khi chuyển về nhà mới, điều mà các gia chủ băn khoăn nhất là những vật dụng cần mua khi về nhà mới là gì?

Bạn đã phải chi tiêu một số tiền rất lớn để mua và xây dựng nhà, vậy nên bạn cần phải cân đối để mua sắm vật dụng trong nhà sao cho phù hợp. Tùy vào từng ngôi nhà cũng như mục đích sử dụng mà cần mua những đồ khác nhau. Tuy vậy, vẫn có những món rất cơ bản mà gia đình nào cũng cần sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý những món đồ cơ bản, kinh nghiệm để chuyển về nhà mới.

Có thể bạn quan tâm: Đất thóp hậu là gì? Ý nghĩa đất thóp hậu trong phong thủy

Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi mua đồ về nhà mới

Việc chuẩn bị, mua sắm đồ đạc cho nhà mới là rất quan trọng. Bởi ta có một danh sách dài những đồ cần mua hoặc muốn mua để bài trí trong căn nhà. Nếu các bạn cứ nghĩ ra thứ gì rồi chạy đi mua thứ đó thì rất rắc rối và tốn thời gian. Vậy nên kinh nghiệm để trước khi bạn đi mua đồ đó là

Lên danh sách đồ dùng cho nhà mới

Ở khâu lên danh sách, bạn cần liệt kê hết tất cả nhưng đồ từ cơ bản đến những món đồ bạn thích. Tránh mua thứ này rồi về tới nhà mới nhớ ra thiếu thứ khác. Lên danh sách giúp bạn kiểm soát được những gì ở nhà cũ đã có và còn tận dụng dùng được, tránh lãng phí, mua về không dùng hết.

 1. Lên danh sách đồ dùng cho nhà mới
1. Lên danh sách đồ dùng cho nhà mới

Cùng với đó là việc dự trù kinh phí, thường thì các gia đình chuyển về nhà mới đều đau đầu nhất khoản tiền nong. Dù có dự trù trước khi mua nhà nhưng trong quá trình thi công nhà vẫn sẽ xảy ra ít nhiều việc thiếu kinh phí và bạn buộc phải rút ở mỗi chỗ một chút.

Khi mua sắm đồ mà bạn không cân đối ngân sách thì rất dễ bị thiếu hụt tiền, dẫn đến tình trạng cái mua thì không cần, thứ cần thì đã hết tiền để mua. Lên danh sách từ đó bạn sẽ khảo sát được giá cả của mỗi đồ bạn cần mua để chiều chỉnh một cách hợp lý và phù hợp nhất cho nhà bạn.

Đo đạc, kiểm tra kỹ kích thước của ngôi nhà

Tiếp sau việc lên danh sách đồ dùng cho nhà mới là việc đo kích thước, thông số của mỗi căn phòng nhỏ hoặc thậm chí là nơi mà bạn ấn định sẽ để thứ định mua. Thông thường mọi người thường hay quên bước này, hoặc coi nhẹ và ước định bằng mắt chứ không đo đạc thông số kỹ lưỡng.

Chính bởi thế sẽ dẫn đến việc mua đồ không vừa, quá to hoặc quá nhỏ. Vì ước lượng bằng mắt thường sẽ không chính xác và bạn còn có thể nhầm lẫn giữa cái này cái khác.  Có rất nhiều trường hợp mua sắm dở khóc dở cười đã xảy ra.

Vậy nên hãy thật cẩn thận đo đạc, tỉ mỉ thường địa điểm một. Bạn có thể ghi luôn kích thước vào cùng danh sách đồ đã liệt kê để dễ dàng theo dõi. Hiện nay có rất nhiều nơi cho đổi trả đồ đạc khi không có nhu cầu sử dụng hoặc mua nhầm kích thước. Thế nhưng việc làm này rất tốt thời gian và mất công di chuyển đồ vật. Vậy nên hãy lưu ý khi chọn mua cho vừa với kích thước nhà bạn nhé.

 2. Đo và kiểm tra kích thước phòng trước khi mua đồ
2. Đo và kiểm tra kích thước phòng trước khi mua đồ

Lựa chọn đồ đạc phù hợp với sở thích, phong cách

Mua đồ là để trong nhà của bạn, vậy nên hãy tự nhiên, thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách mà bạn hướng tới cũng như tổng thể của cả ngôi nhà. Đồ dùng không đơn giản chỉ là sử dụng công năng của chúng, mà nó còn là những mảnh ghép tạo thành bức tranh tổng thể của ngôi nhà.

Nếu bạn không tự tin về mắt nhìn thẩm mĩ của mình thì có thể thuê chuyên gia tư vấn. Đưa ra nhưng mong muốn của bạn để cùng thảo luận và đưa ra phương án tối ưu nhất. Không cần thiết phải chạy theo trend hay gì, bạn chỉ cần những thứ phù hợp để bức tranh toàn cảnh không bị lộn xộn hoặc quá rối mắt khi nhìn.

Ưu tiên mua sắm những đồ vật cần thiết trước

Cầm danh sách những đồ cần mua cho nhà mới trên tay, bạn cứ thế ôm hết về nhà không có sự ưu tiên trước sau thì quả là một sai lầm. Trong danh sách đó, hãy phân ra hai loại là: đồ cần và đồ muốn. Rồi từ đó ưu tiên những đồ thực sự cần thiết trước, những món đồ cần có thể để mua sau tùy vào ngân sách và bố trí nhà.

 3. Ưu tiên mua những đồ dùng cơ bản trước
3. Ưu tiên mua những đồ dùng cơ bản trước

Nếu thực sự bạn cứ thế ôm hết về nhà thì chắc chắn sẽ bị thừa một số đồ bạn muốn, bạn muốn nhưng không biết để nó vào đâu cho hợp. Phòng ngủ của bạn đã quá chật, nhưng bạn lại muốn để một cái bàn trà phía cuối giường. Vậy thì khi ôm cả hai thứ về bạn sẽ không thể sắp xếp và sử dụng bàn đó vào mục đích gì được. Vậy nên hãy cân nhắc kĩ để không lãng phí khi mua

Gợi ý những danh sách vật dụng cần mua khi về nhà mới

Những vật dụng cần mua khi về nhà mới thì có rất nhiều. Tùy vào điều kiện, không gian của mỗi gia đình sẽ có sự khác nhau nhất định. Dưới đây sẽ là những vật dụng cần thiết, bản phải đảm bảo được đầy đủ trước khi chuyển nhà. Để dễ dàng theo dõi và không bỏ sót đồ nào thì chúng ta hãy phân theo từng khu vực, từng phòng nhỏ

Đồ dùng phòng khách

Phòng khách là nơi được coi là quan trọng nhất trong ngôi nhà, không chỉ là nơi thành viên trong nhà tụ họp sau mỗi ngày làm việc. Mà phòng khách còn là nơi để tiếp khách, xây dựng các mối quan hệ và là bộ mặt chính của cả ngôi nhà.

Chính vì vậy, phòng khách thường sẽ được trang trí và sắm sửa phần nhiều hơi so với những khu vực khác. Một số đồ cần thiết để làm phòng khách trở nên sang trọng, lịch sự và cũng không kém phần ấm cúng là:

 4. Bàn ghế sofa phòng khách
4. Bàn ghế sofa phòng khách
  • Bàn ghế, sofa phòng khách: Chắc chắn không thể thiếu đó là bộ bàn ghế hoặc sofa, bất kỳ phòng khách nào cũng cần có một bộ bàn ghế dù lớn hay nhỏ. Bởi đó có thể là nơi uống nước và tiếp khách. Tùy theo sở thích của gia chủ và tông màu của phòng khách để lựa chọn phù hợp.
  • Các thiết bị chiếu sáng: Đặc biệt không thể thiếu là hệ thống đèn, thiết bị chiếu sáng của phòng khách. Có thể sử dụng đèn chùm lớn giữa nhà vừa để trang trí vừa có một luồng ánh sáng vừa đủ. Hoặc lắp đặt hệ thống đèn âm trần cũng rất thẩm mỹ
  • Tivi và kệ đặt tivi để trang trí: Nếu không gian phòng khách của bạn rộng rãi thì có thể đặt tivi và kệ để trang trí, nó sẽ là một điểm nhấn thú vị cho căn phòng đấy. Kệ cũng là nơi bạn có thể để lưu trữ đồ đạc để phòng khách gọn gàng hơn, không bị quá bừa bộn.
  • Quạt trần hoặc điều hòa: Thường thì phòng khách sẽ là không gian mở nên lắp quạt trần có thể là biện pháp hay. Còn nếu phòng khách nhà bạn có lắp đặt cửa hoặc những tấm ngăn cách trong suốt thì có thể sử dụng điều hòa.

Đồ dùng phòng ngủ

Phòng ngủ cũng là nơi quan trọng không kém vì bạn về nhà là để muốn được nghỉ ngơi. Một phòng ngủ với đầy đủ những đồ dùng sẽ giúp bạn thoải mái, giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc dài.

  • Giường ngủ: Giường được coi là linh hồn của phòng ngủ, nhìn vào chiếc giường sẽ có thể đánh giá được bạn là người như thế nào, phong cách gì. Vậy nên sau khi đo đạc kích thước nơi đặt giường thì hãy chọn ngay cho mình một chiếc giường thật rộng và thoải mái.
 5. Giường ngủ được coi là linh hồn của phòng
5. Giường ngủ được coi là linh hồn của phòng
  • Tủ đựng quần áo: Quyết định đến độ gọn gàng của phòng ngủ, bạn có thể cân nhắc thiết kế tủ riêng cho phòng. Như vậy sẽ vừa vặn và theo ý bạn hơn là đi mua tủ bán sẵn.
  • Rèm cửa và điều hòa: Các phòng ngủ đều là thiết kế kín, vậy nên để không gian trong phòng thoáng thì có thể lắp đặt điều hòa. Rèm cửa cũng rất quan trọng vì phòng ngủ là nơi riêng tư của mỗi người. Chắc chắn bạn sẽ không muốn hàng xóm hay ai đó nhìn thấy bạn đang làm gì ở phòng ngủ đâu. Và rèm cũng giúp bạn tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Bàn trang điểm và tủ đầu giường: Nếu phòng bạn còn rộng khi bài trí hết những đồ bên trên thì bạn có thể cân nhắc mua thêm bàn hoặc tủ đầu giường.

Đồ dùng phòng ăn, bếp

Căn bếp chính là nơi khởi nguồn yêu thương, nơi giữ lửa và lan tỏa tình yêu cho tất cả mọi người. Vì thế, trong danh sách những vật dụng cần mua khi về nhà mới không thể thiếu đồ dùng bếp. Một số gia đình theo phong cách hiện đại thường làm phòng khách và phòng bếp ăn nối liền gần nhau. Hoặc phân cách bằng một chiếc bài lớn hoặc tấm chắn cũng rất sang trọng và mới mẻ.

 6. Phòng bếp-nơi giữ lửa yêu thương
6. Phòng bếp-nơi giữ lửa yêu thương
  • Thiết bị điện tử: Nồi cơm điện, bếp điện, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng,... Là những đồ dùng cần thiết để đảm bảo cho sự tiện lợi của căn bếp.
  • Bộ bàn ghế phòng ăn: Có thể đặt thêm 1 bộ bàn ghế ở phòng ăn nếu bạn cảm thấy cần thiết và phù hợp với không gian bếp nhà bạn.
  • Kệ bếp, giá treo: Thường đối với những căn nhà ở chung cư khi thi công họ sẽ lắp đặt sẵn tủ kệ bếp thế nên bạn không cần lo lắng khoản này. Tuy nhiên nếu đồ có sẵn không hợp với phong cách nhà thì bạn cũng có thể đổi sang bộ tủ kệ khác.

Đồ dùng nhà vệ sinh, nhà tắm

Tùy thuộc vào mỗi kết cấu ngôi nhà thì nhà tắm sẽ được xây dựng theo cách khác nhau. Mặt bằng to và rộng thì có thể bạn sẽ để được nhiều đồ trong phòng tắm hơn mặt bằng nhỏ. Phòng tắm cũng là nơi bạn sử dụng mỗi ngày, vậy nên sẽ hay có tình trạng ẩm ướt và không sạch sẽ. Vì vậy, những vật dụng cần thiết cơ bản trong nhà tắm bao gồm:

 7. Những đồ cơ bản cần cho phòng tắm
7. Những đồ cơ bản cần cho phòng tắm
  • Đồ dùng: Vòi sen, gương, bồn rửa mặt, kệ đựng đồ hóa mỹ phẩm, bình nóng lạnh, bồn vệ sinh, dụng cụ vệ sinh,...
  • Đồ tắm: Khăn tắm, áo choàng, xà bông, dầu gội,...
  • Máy giặt, máy sấy: Nếu nhà bạn không sân phơi hoặc ban công không đủ rộng thì bạn có thể đặt máy giặt vào phòng tắm
  • Ngoài ra bạn có thể lắp thêm bồn tắm nếu phòng tắm quá rộng. Máy sưởi, đèn sưởi rất phù để sử dụng trong mùa đông. Quạt gió cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp giữ phòng tắm luôn khô thoáng, tránh gây ẩm mốc hay nước trơn trượt khi sử dụng.

Một số lưu ý khi chuyển đồ vào nhà mới theo phong thủy

Chuyển về nhà mới được coi như chuyển đổi không gian sống, bắt đầu cuộc sống mới. Nếu muốn khởi đầu suôn sẻ, nhiều may mắn đến với gia đình thì bạn nên chú ý:

Chọn ngày về nhà mới

Ngày chuyển nhà sẽ được tính dựa theo tuổi của gia chủ, hướng nhà, hướng đất và giờ hoàng đạo của ngày. Việc chọn ngày này tùy thuộc vào tín ngưỡng ở từng nơi, tuy nhiên ông bà ta cũng đã có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Khi đi xem ngày xem tuổi bạn sẽ chọn được ngày giờ mà mệnh bạn tương sinh, từ đó mang đến nhiều tài lộc, vượng khí cho ngôi nhà.

Xông nhà khi về nhà mới

Tục xông nhà không còn là một cái gì đó quá mới mẻ với người Việt. Người xưa quan niệm rằng khi về nhà mới cần phải xông nhà, như một tín hiệu báo với thần đất là tôi đã về đây sinh sống. Xông nhà cũng giúp luồng dương khí trong nhà toát ra nhiều, làm cho không gian ấm lên hơn. Có thể dùng những vật dụng như lư trầm, thác trầm để xông nhà.

 8. Xông nhà khi về nhà mới
8. Xông nhà khi về nhà mới

Cách nhập trạch

Nghi lễ nhập trạch là nghi lễ đầu đầu tiên ở nhà mới, có ý giới thiệu gia chủ với các thần tài, thổ địa. Tùy từng gia đình có thể làm lễ nhỏ hoặc lễ lớn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Gia chủ cầm lư hương đi bước qua bước lại bếp than đặt trước cửa khi mới bước vào nhà. Một số đồ dùng gia đình nhỏ gọn có thể cầm tượng trưng được thì do những người khác trong gia đình cầm đi theo sau.
  • Tiếp đến là đọc văn khấn nhập trạch. Sau khi đọc văn khấn thì bật đèn, mở hết cửa ra vào cửa sổ cho nhà được thoáng khí. Có thể đun nước bằng bếp than lửa hồng.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Có nên treo gương bát quái trước cửa nhà hay không?

Ngoài những đồ cho từng phòng như trên thì cũng có rất nhiều đồ nhỏ nhặt có thể bạn sẽ cần sử dụng như: chổi, máy hút bụi, thùng rác, cây lau nhà,... Và vô vàn những vật dụng khác mà bạn có thể cần khi ở nhà, thì có thể mua sắm từ từ những đồ vật đó.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm, những vật dụng cần mua khi về nhà mới mà chúng tôi cho rằng là cần thiết và cơ bản nhất trong mỗi gia đình. Tùy vào ngân sách mà bạn có thể cân nhắc, thêm bớt sao cho phù hợp với tổ ấm của mình nhất nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

4 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

17 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

19 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

19 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

19 phút trước