Xây nhà vệ sinh - Cách bố trí và chọn mẫu thiết kế nội thất

Thứ hai, 09/11/2020-17:11

Nhà vệ sinh là không gian không thể thiếu khi thi công thiết kế một căn nhà. Tùy vào diện tích, hình dáng và sở thích của gia chủ mà phòng vệ sinh được thiết kế xây dựng ở những vị trí khác nhau. Vậy làm sao để có thể bố trí nhà vệ sinh hợp lý, phù hợp với không gian sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây/

Xác định vị trí và hướng khi xây nhà vệ sinh

 Ảnh 1 - Bố trí nhà vệ sinh hiện đại sang trọng
Ảnh 1 - Bố trí nhà vệ sinh hiện đại sang trọng

Việc xác định hướng để thiết kế vị trí cho nhà vệ sinh vô cùng quan trọng. Gia chủ cần hiểu rõ nguyên tắc tọa hung hướng cát, thi công nhà vệ sinh vào các hướng xấu có mặt tiền  nhìn về hướng tốt để đem lại vận khí may mắn cũng như sức khỏe cho gia chủ. Cần tránh các hướng nam bởi vì hướng này có hỏa khí khá nặng, cần tránh hướng đông bắc và hướng tây nam vì thổ khắc thủy.

Hướng xây nhà Hướng nhà vệ sinh
Sinh Khí Tuyệt Mệnh
Thiên Y Lục Sát
Diên Niên Ngũ Quỷ
Phục Vị Hoạ Hại
  • Hướng Sinh Khí: là hướng tốt phù hợp cho việc xây dựng bố trí nhà vệ sinh, đặt phòng vệ sinh theo hướng sinh khí sẽ giúp gia chủ mệnh này thu hút được nhiều tài lộc, công danh, thuận lợi trong làm ăn mang lại tiền tài dồi dào, số tài sản theo đó mà ngày càng một tăng.
  • Hướng Thiên Y: là hướng tốt về khía cạnh sức khỏe cho gia chủ, không những giúp thành viên trong gia đình tránh khỏi bệnh tật mà còn thu hút sự trường thọ, sống khỏe. Do đó nhiều gia chủ lựa chọn hướng này khi muốn xây cất, bố trí phòng vệ sinh.
  • Hướng Diên Niên: là hướng thu hút điều lành về mặt tình cảm, giúp tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, góp phần giữ vững không khí êm ấm và mặn mà của tình yêu đôi lứa cũng như tình cảm gia đình cho gia chủ.
  • Hướng Phục Vị: hướng này giúp củng cố về khía cạnh tinh thần cho gia chủ. Nhờ đó giúp việc thăng quan tiến chức thuận buồn xuôi gió, thi cử đỗ đạt, gặp nhiều may mắn trong các sự kiện trọng đại của cuộc đời.
  • Hướng Tuyệt Mệnh: đây là hướng bố trí phòng vệ sinh đại kỵ, ảnh hưởng đến tiền bạc và cả tính mạng của gia chủ và cả thành viên trong gia đình. Cất nhà bếp theo hướng này có thể gây phá sản bất ngờ hoặc bệnh nan y hay tai nạn mất mạng.
  • Hướng Lục Sát: là hướng ngược lại với hướng Diên niên, có thể làm xáo trộn trong các mối quan hệ tình cảm, phát sinh thù hận dẫn đến kiện tụng, phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp trước đây mà gia chủ đã gắng sức gầy dựng. Vì vậy, cần tránh bố trí nhà vệ sinh theo hướng lục sát.
  • Hướng Ngũ Quỷ: đây là hướng ảnh hưởng đến con đường công danh, sự nghiệp của gia chủ. Những vấn đề mất đi nguồn thu nhập, mất việc làm, thậm chí là bất hòa, xào xáo trong gia đình cũng có thể xảy ra nếu gia chủ xây nhà vệ sinh theo hướng này.
  • Hướng Hoạ Hại: đây là hướng không những không đem lại may mắn cho gia chủ mà còn có thể tước đi những công sức bao lâu gầy dựng với những thị phi, thất bại liên tục. Vì vậy, chủ nhà cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh theo hướng Họa Hại.
 Ảnh 2 - Các hướng khác nhau sẽ đem đến vận khí khác nhau
Ảnh 2 - Các hướng khác nhau sẽ đem đến vận khí khác nhau

Cách bố trí nội thất nhà vệ sinh hợp lý nhất

Việc thiết kế nội thất nhà vệ sinh theo từng khu vực trong căn nhà sẽ đem đến sự tiện lợi cũng như nâng cao được vẻ đẹp thẩm mỹ toàn diện cho không gian sống của gia đình bạn trở nên hoàn hảo hơn. Do đó khi bố trí nhà vệ sinh bạn cần chú ý một số tiêu chí sau.

Nhà vệ sinh trong phòng ngủ

 Ảnh 3 - Không gian vệ sinh của phòng ngủ có diện tích thiết kế vừa phải
Ảnh 3 - Không gian vệ sinh của phòng ngủ có diện tích thiết kế vừa phải
  • Thông số và kích thước tiêu chuẩn: Vì đây là không gian riêng tư dành cho gia chủ nên mẫu nhà vệ sinh được thiết kế cho phòng ngủ thường có diện tích vừa nằm trong khoảng từ 4 - 6 m2. Với diện tích rộng vừa phải như vậy, bạn có thể dễ dàng bố trí một số đồ nội thất như tủ đựng trong chính phòng tắm nhà mình.
  • Chiều cao lavabo: Chiều cao lắp đặt bồn rửa mặt chuẩn hay được các kỹ sư thiết skees áp dụng là 80 - 85 cm. Với độ cao lắp đặt như vậy, tình trạng văng nước khi rửa tay, rửa mặt sẽ được hạn chế. Đối với những người trưởng thành thì không nên thiết kế quá thấp sẽ gây ra tình trạng mỏi lưng.
  • Phân khu toilet: Phân khu toilet nên được thiết kế riêng biệt với phân khu nhà tắm để có thể sử dụng thuận tiện hơn. Bạn có thể sử dụng những tấm kiếng trong để ngăn cách hai khu vực này vừa tạo được sự liên kết giữa các khu vực trong nhà vệ sinh vừa tăng tính thẩm mỹ.
  • Cửa: Cửa được thiết kế với chiều cao 1m8 đến 2m, giúp việc di chuyển đi ra đi vào dễ dàng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nguyên liệu thiết kế cửa bằng nhôm hay gỗ để đảm bảo được độ bền trong thời gian dài sử dụng.
  • Thông gió: Nhà vệ sinh nào cũng nên thiết kế khu vực thông gió để nhà vệ sinh được thông thoáng và thoáng mát hơn. 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

 Ảnh 4: Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Ảnh 4: Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
  • Thông số và kích thước tiêu chuẩn: Vì diện tích dưới gầm cầu thang không quá lớn, nên nhà vệ sinh được thiết kế dưới khu vực này thường có không gian khá nhỏ vào khoảng 2,5 đến 3 m2. Với diện tích như vậy, gia chủ nên khéo léo khi lắp đặt nội thất để tránh trường hợp chồng chéo, khó sử dụng.
  • Chiều cao lavabo: Với diện tích không quá lớn nên khu vực không nhất thiết phải thiết kế bồn rửa tay. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn thiết kế lavabo cho khu vực này thì có thể áp dụng chiều cao theo như nhà vệ sinh trong phòng ngủ.
  • Phân khu toilet: Thông thường nhà vệ sinh dưới cầu thang không phân chia rõ ràng khu vực tắm rửa và khu vực vệ sinh vì hạn chế về mặt diện tích. Cho nên không gian này chỉ bố trí những nội thất sử dụng cho như cầu vệ sinh cơ bản.
  • Cửa: Cửa được thiết kế với chiều cao 1m8 đến 2m, giúp việc di chuyển đi ra đi vào dễ dàng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nguyên liệu thiết kế cửa bằng nhôm hay gỗ để đảm bảo được độ bền trong thời gian dài sử dụng.
  • Thông gió: Với diện tích hạn chế nên việc thiết kế hệ thống thông gió chính là giải pháp hữu hiệu để không gian nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được sạch sẽ và thoáng mát.

Bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh

 Ảnh 5 - Nhà vệ sinh cho không gian bếp được thiết kế rộng rãi
Ảnh 5 - Nhà vệ sinh cho không gian bếp được thiết kế rộng rãi
  • Thông số và kích thước tiêu chuẩn: Với không gian rộng rãi và thoải mái nên khu vực này khi thiết kế nhà vệ sinh diện tích có thể lên đến 10 m2. Gia chủ có thể trang trí đầy đủ các nội thất hiện đại, tiện nghi phục vụ cho nhu cầu thư giãn như xông hơi, có bồn tắm lớn ngay tại khu vực này. 
  • Chiều cao lavabo: Tại khu vực này, lavabo sẽ được thiết kế ngay sát cửa với chiều cao phù hợp để trẻ nhỏ và người lớn có thể dễ dàng và thuận tiện trong quá trình sử dụng. 
  • Phân khu toilet: Phần khu toilet sẽ được phân chia rõ ràng với hai khu vực là tắm và rửa, thông thường khu vực toilet sẽ được thiết kế trong góc tường bên phải để tạo được sự hài hòa trong thiết kế nhà vệ sinh.
  • Cửa: Cửa được thiết kế với chiều cao 1m8 đến 2m, giúp việc di chuyển đi ra đi vào dễ dàng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nguyên liệu thiết kế cửa bằng nhôm hay gỗ để đảm bảo được độ bền trong thời gian dài sử dụng.
  • Thông gió: Đây là khu vực mà có thể khách khi đến nhà sẽ sử dụng, vì vậy việc lắp đặt hệ thống thông gió sẽ giúp cho không gian khu vực trở nên thông thoáng và sạch sẽ hơn.

Mẫu bố trí nhà vệ sinh đẹp, được ưa chuộng hiện nay

Ngày nay, việc bố trí nội thất nhà vệ sinh sao cho phù hợp, hiện đại và đạt tính thẩm mỹ cao là vấn đề mà rất nhiều quan tâm chú ý. Việc thiết kế cùng với cách bố trí bố cục thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian cũng như tiệt ích tối đa. Dưới đây là một số cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý được các kỹ sư ưa chuộng thiết kế.

Mẫu bố trí nhà vệ sinh 2m2

 Ảnh 6- Mẫu nhà vệ sinh 2m2
Ảnh 6- Mẫu nhà vệ sinh 2m2

Áp dụng nguyên tắc nếu công trình thi công có không gian nhỏ thì việc bố trí cần có sự kết hợp hài hòa, thiết kế nội thất có nhiều công năng để tạo nên một không gian rộng rãi, thoải mái tạo được không gian dễ chịu cho người sử dụng.

Sắp xếp các vật dụng một cách chỉnh chu và ngăn nắp nhằm tiết kiệm không gian một cách tối đa. Nên thiết kế các tủ đựng gắn sâu vào tường để tạo được lối đi rộng rãi.

 Ảnh 7 - Nội thất được lựa chọn cần có nhiều tính năng tiện ích
Ảnh 7 - Nội thất được lựa chọn cần có nhiều tính năng tiện ích

Mẫu bố trí nhà vệ sinh 3m2

 Ảnh 8 - Mẫu nhà vệ sinh 2m2
Ảnh 8 - Mẫu nhà vệ sinh 2m2

Đối với không gian không quá lớn như thế này, giải pháp cho bạn là nên lắp đặt cửa kéo thay vì cửa cánh để tiết kiệm không gian. Bên cạnh đó, hãy trang bị một tấm kính lớn trong nhà vệ sinh để tạo cảm giác không gian sẽ sâu và rộng hơn. Sử dụng các hệ thống kệ tủ đựng nhằm tối đa hóa diện tích một cách tối đa.

 Ảnh 9 -  Sử dụng những tấm kính sẽ tạo cảm giác rộng rãi hơn
Ảnh 9 -  Sử dụng những tấm kính sẽ tạo cảm giác rộng rãi hơn

Bố trí nhà vệ sinh 4m2

 Ảnh 10 - Mẫu nhà vệ sinh 4m2
Ảnh 10 - Mẫu nhà vệ sinh 4m2

Thường thì những căn phòng vệ sinh có diện tích 4m2 sẽ được thiết kế và bố trí trong phòng riêng nhằm mục đích tạo sự tiện lợi cho người sử dụng. Với diện tích không gian vừa phải, các nội thất phải đảm bảo được bố trí gọn gàng. Bạn có thể sử dụng các tấm kính để có thể chia không gian nhà vệ sinh thành nhiều không gian nhỏ để phục vụ cho mục đích vệ sinh cá nhân.

 Ảnh 11 - Đây là mẫu phòng vệ sinh được ưa chuộng nhất hiện nay
Ảnh 11 - Đây là mẫu phòng vệ sinh được ưa chuộng nhất hiện nay

Nhà vệ sinh có bồn tắm

 Ảnh 12 - Mẫu nhà vệ sinh có bồn tắm
Ảnh 12 - Mẫu nhà vệ sinh có bồn tắm

Tùy theo kích thước không gian nhà vệ sinh mà bạn có thể lựa chọn loại bồn tắm phù hợp. Hãy sử dụng các loại bồn tắm hỗ trợ nhiều tính năng để phục vụ cho nhu cầu vừa ngâm nước nóng vừa massage của bạn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí thiết kế nội thất.

 Ảnh 13 - Bạn có thể lựa chọn các mẫu bồn tắm theo sở thích cá nhân
Ảnh 13 - Bạn có thể lựa chọn các mẫu bồn tắm theo sở thích cá nhân

Nhà vệ sinh hình vuông

 Ảnh 14 - Mẫu phòng vệ sinh hình vuông
Ảnh 14 - Mẫu phòng vệ sinh hình vuông

Bố trí ánh sáng một cách hợp lý, sử dụng những tấm kiếng lớn để chia khu vực nhà vệ sinh thành nhiều không gian nhỏ phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt vệ sinh khác nhau. Sử dụng tông màu chủ đạo kem nhẹ sẽ giúp phòng vệ sinh của bạn có được không gian ấm cúng hơn.

 Ảnh 15 - Nội thất nên được bố trí gọn gàng để tiết kiệm diện tích
Ảnh 15 - Nội thất nên được bố trí gọn gàng để tiết kiệm diện tích

Bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống

 Ảnh 16 - Mẫu nhà vệ sinh hình ống
Ảnh 16 - Mẫu nhà vệ sinh hình ống

Chất liệu thường được sử dụng cho không gian vệ sinh nhà ống là gạch trắng trơn kết hợp với hoa văn họa tiết độc đáo, tạo nên không gian sạch sẽ và thoáng mát. Bên cạnh đó các nội thất phục vụ cho mục đích vệ sinh cũng được thiết kế hiệu quả để tối đa hóa không gian.

 Ảnh 17 - Nội thất không gian này ưa chuộng gam màu trắng tạo vẻ đẹp sang trọng
Ảnh 17 - Nội thất không gian này ưa chuộng gam màu trắng tạo vẻ đẹp sang trọng

Một số cấm kỵ khi bố trí nhà vệ sinh trong phong thủy

 Ảnh 18 - Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm
Ảnh 18 - Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm

Ngày nay đối với các công trình kiến trúc, người ta không chỉ quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ mà vấn đề phong thủy cũng rất được chú ý từ việc xác định hướng xây nhà, thiết kế nội thất làm sao để đem lại điều tốt cho gia đình.

Thiết kế nhà vệ sinh cũng không ngoại lệ, dưới đây là một số điều gia chủ cần lưu ý để bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy:

  • Không thi công xây dựng nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc, Tây Nam hoặc hướng Nam vì đây là các hướng làm sai lệch đi nguyên tắc tọa hung hướng cát.
  • Nhà vệ sinh không được xây dựng ngày trung tâm ngôi nhà vì nó sẽ khiến cho toàn bộ ngôi nhà bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của gia chủ.
  • Cửa nhà vệ sinh không được đối diện với cửa ra vào hoặc phòng ngủ. Điều này theo phong thủy có ý nghĩa sẽ cản trợ các luồng sinh khí vào ngôi nhà của bạn.
  • Hướng bồn cầu không được đặt chung với trục hướng nhà, mặt bồn cầu nên hướng chéo hoặc vuông góc với cửa vệ sinh.
  • Tránh trường hợp thiết kế 2 cửa vệ sinh đối xứng nhau vì điều này sẽ khiến cho đời sống gia đình bị đảo lộn, khiến gia chủ phải chịu nhiều đau đớn.
  • Không được xây dựng nhà vệ sinh bên trên hoặc bên cạnh giường ngủ điều này sẽ giúp gia chủ tránh xa được hung khí và có những giấc ngủ ngon hơn

Trên đây là một số thông tin về cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý, chuẩn phong thủy và tiện lợi mà chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn đọc. Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn cơ bản về cách bố trí cũng như là một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh hợp với phong thủy.

Chúng tôi mong rằng, sau bài viết về cách bố trí nhà vệ sinh bạn có thể sẽ thiết kế được cho mình một phòng vệ sinh hiện đại, thông minh và có tính thẩm mỹ cao. Đừng quên chia sẻ với người thân và bạn bè theo dõi chuyên mục phòng tắm nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước