Kỹ năng từ chối - Khi lời nói “không” "nhẹ tựa lông hồng" 

Thứ ba, 26/04/2022-14:04
Kỹ năng từ chối không đơn giản chỉ là nói "không" với những điều mà mình không thích, không có khả năng đáp ứng, mà đó chính là một nghệ thuật trong giao tiếp, giúp mọi sự từ chối trở nên nhẹ nhàng, người từ chối cảm thấy nhẹ nhõm và người bị từ chối sẽ không cảm thấy phật lòng. Vậy kỹ năng từ chối được sử dụng như thế nào để xem là khéo léo và tế nhị, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây nhé. 

Kỹ năng từ chối không đơn giản chỉ là nói "không" với những điều mà mình không thích, không có khả năng đáp ứng, mà đó chính là một nghệ thuật trong giao tiếp, giúp mọi sự từ chối trở nên nhẹ nhàng, người từ chối cảm thấy nhẹ nhõm và người bị từ chối sẽ không cảm thấy phật lòng. Vậy kỹ năng từ chối được sử dụng như thế nào để xem là khéo léo và tế nhị, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây nhé. 

Kỹ năng từ chối là gì?

Kỹ năng từ chối trong giao tiếp là kỹ năng được sử dụng trong trường hợp cá nhân không thể tiếp nhận được công việc hay không thể giúp đỡ. Lúc này, người từ chối sẽ sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ đúng với chuẩn mực để thể hiện việc không chấp nhận những điều mà bản thân được yêu cầu nhưng vẫn không khiến người khác mất lòng hay phật ý.


Từ chối như thế nào cho phải phép là điều khiến nhiều người phải trăn trở
Từ chối như thế nào cho phải phép là điều khiến nhiều người phải trăn trở

Trong cuộc sống, việc bạn phải đối diện với những lời đề nghị mà bản thân không muốn làm, không có khả năng làm và không thoải mái để làm là điều không tránh khỏi. Nhưng cách mà bạn xử lý những lời đề nghị đó như thế nào mới là điều quan trọng. Lời từ chối nói "không" là điều cần được làm ngay lúc ấy, nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để nói ra và nói như thế nào để không phá hỏng hình tượng, không gây mất lòng nhau, thậm chí là sợ bị phê bình, đặc biệt là đối với cấp trên là điều rất quan trọng.

Vậy nên, kỹ năng từ chối là điều cần thiết và quan trọng mà bạn cần phải học để việc từ chối vẫn thể hiện được cảm xúc một cách rạch ròi mà không gây mất lòng đối phương. Sẽ căn cứ theo thời điểm, sự việc, thái độ từ chối,...để nói ra câu chối từ, một cách có nghệ thuật và đầy tinh tế.

Lợi ích của việc từ chối

Lời từ chối khi được nói ra với tâm thế chủ động và đúng với mong muốn, sở nguyện của bạn thân thì bạn sẽ nhận về cho mình rất nhiều lợi ích bao gồm mặt công việc lẫn cuộc sống đời thường: 


Lời từ chối nói ra đúng lúc, đúng khi sẽ giúp cho bản thân cảm thấy thoải mái  
Lời từ chối nói ra đúng lúc, đúng khi sẽ giúp cho bản thân cảm thấy thoải mái  

Dành cho bản thân thêm nhiều thời gian để phát triển, bao gồm công việc chuyên môn, thư giãn, sở thích cá nhân, nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống,...

Bớt đi sự lo âu, căng thẳng, đa phần có được là do phải chấp nhận gồng gánh nhiều công việc khiến cho bạn cảm thấy bị áp lực. Thậm chí là cảm thấy hậm hực khi nhận quá nhiều công việc nhưng không thể nói ra được câu từ chối.

Có thêm nhiều thời gian để rèn luyện các kỹ năng, phát triển và theo đuổi niềm đam mê, sở thích và dự án riêng. Ngoài ra dành được thời gian cho gia đình và bên những người thân yêu.

Khẳng định được giá trị và việc tôn trọng giá trị của bản thân. Khi bạn đưa ra lời chối từ cũng như biết cách chối từ thì giá trị của bạn trong mắt người khác sẽ được nâng cao hơn, được tôn trọng hơn thay vì họ sẽ nghĩ rằng bạn là đứa dễ sai vặt, dễ bắt nạt và thích lo chuyện của người khác...

Việc đưa ra lời từ chối với người khác cũng là cách mà bạn rèn cho bản thân kỹ năng mềm. Đặc biệt là đối với những người ỷ lại, lười nhác, việc từ chối họ là cách mà bạn cho họ biết muốn tồn tại vững bền thì nền móng phải do mình tạo nên.

Học được kỹ năng nói lời từ chối cũng là học được cách để đánh giá sự vật, sự việc một cách bao quát, rõ ràng, công tâm phân minh. Bạn sẽ biết cách nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn thay vì cứ lao đầu làm những công việc nằm ngoài tầm với và không thuộc chuyên môn, lĩnh vực bản thân.

Loại bỏ những vấn đề vướng bận không cần thiết ra khỏi con đường thăng tiến bằng cách nói "không" sẽ giúp cho sự nghiệp của bạn sẽ có bước tiến nhanh hơn và vững chắc hơn.


Từ chối lời tỏ tình của người khác như thế nào cho tinh tế cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn
Từ chối lời tỏ tình của người khác như thế nào cho tinh tế cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn

Những câu nói từ chối khéo léo đạt hiệu quả cao

Để ứng dụng kỹ năng từ chối vào thực tế đời thường, thì sau đây là những câu nói thể hiện lý do từ chối khéo léo, tế nhị giúp bạn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp:

"Mình sẽ trả lời điều này sau nhé": Đây là điều thể hiện thiện chí muốn giúp đỡ của bạn. Song, bạn vẫn cần thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng và chắc chắn trước khi đưa ra lời quyết định có đồng ý để giúp đỡ hay không. Đây sẽ là khoảng thời gian giúp bạn xem xét lại khả năng của mình một cách toàn diện, cùng với đó phía đối phương cũng sẽ ghi nhận lòng nhiệt tình của bạn.

Bạn đang có rất nhiều việc phải làm: Lý do từ chối này được đưa ra cũng là lúc mà bạn đang rất bận rộn và không có thời gian để đảm đương thêm những nhiệm vụ mới. Thì lúc này hãy nói lịch sự và chân thành rằng hiện bạn đã kín thời gian và rất tiếc vì không thể giúp được gì. Ngoài ra bạn không cần phải giải thích và đưa thêm thông tin chi tiết nào nữa cả.

Hiện tại không phải là lúc thích hợp: Nhiều khi bạn rất có lòng muốn giúp nhưng thời gian lại không thích hợp. Thế thì hãy nói rõ rằng bạn muốn lắm, có thành ý lắm nhưng giờ không phải lúc. Hai người có thể cùng hẹn một khung giờ nào đó khác để gặp nhau và bàn lại vấn đề đó. 

Đưa ra những lời gợi ý khác: Nếu như cho rằng bản thân chưa đủ kinh nghiệm và khả năng để giúp đỡ người khác hoặc bạn không sẵn lòng và bạn biết một ai đó khác thích hợp hơn cho yêu cầu đó thì hãy giới thiệu cho người cần giúp.


Hãy nói “không” khi bản thân thực lòng muốn từ chối
Hãy nói “không” khi bản thân thực lòng muốn từ chối

Sau đây là những câu nói "không" đầy tế nhị, khéo léo và không khiến người khác phật lòng:

"Hiện tại mình đang bận quá, để tối/ngày mai/ngày kia...có được không?" (Thể hiện được thành ý muốn giúp đỡ của bạn nhưng bạn không có thời gian. Nếu như việc mà người kia nhờ là đột xuất, gấp gáp thì họ sẽ không nhờ bạn nữa. Có thể thấy kỹ năng giao tiếp này khá là hiệu quả).

"Ôi được quá/thật tuyệt vời, nhưng tiếc thật, khi đó mình bận việc gia đình/có công chuyện mất rồi". "Ừm hmm, để mình xem nào...Mình có lịch bận vào hôm đó rồi. Chắc là mình sẽ không tham gia được". Cách thức từ chối này rất khéo léo trong trường hợp bạn được mời đi chơi, gặp mặt hội họp gì đó của bạn bè, người quen.

"Xin lỗi bạn, mình có việc khác quan trọng và cấp thiết hơn đang làm rồi, nên không thể giúp bạn được" (Câu từ chối cơ bản dành cho những ai có mối quan hệ xã giao).

"Ừm cho mình thời gian suy nghĩ nhé. Có gì tối mai mình sẽ nhắn tin cho bạn". Đây là câu dành cho trường hợp bạn có thể nhận lời người ấy, hoặc là không.

"Việc này mình không giỏi lắm, bạn nhờ anh A xem sao?". Gợi ý cho họ một người khác có khả năng giúp đỡ. 

"Đây thực sự là ý kiến hay. Nhưng hiện mình đang bị đau đầu/đau bụng...nên không tham gia được rồi". (Lấy lý do về tình trạng sức khỏe không được đảm bảo. Đây thực ra chỉ là cách "khổ nhục kế", có phần cũ nhưng hiệu quả vẫn khá ổn đấy nhé).

"Bạn có thực sự cần lắm không, mình vừa chi cho khoản abc nên hết tiền mất rồi, bạn thử hỏi ai đó trong lớp mình xem". Đây là cách từ chối dành cho những lời mượn tiền.

Một số lời từ chối/phản đối trong công việc làm nhóm:

  • Mình nhận thấy ý kiến xyz rất hay, song abc...Mình nên cân nhắc về vấn đề này.
  • Cả nhà có phương án nào hay hơn không nhỉ?
  • Điều này có lẽ chưa phù hợp cho lắm.

Giá trị bản thân bạn sẽ được nâng cao hơn khi biết nói lời từ chối đúng lúc, đúng cách
Giá trị bản thân bạn sẽ được nâng cao hơn khi biết nói lời từ chối đúng lúc, đúng cách

Kỹ năng từ chối thực sự là nghệ thuật quan trọng của giao tiếp đời thường. Biết khi nào nên nói "không" và nói "không" như thế nào cho khéo léo, tế nhị để đạt hiệu quả cao, giúp nâng cao giá trị của bản thân là điều mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi và trau dồi. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Bất động sản đón chu kỳ phát triển mới

43 phút trước

Biên lãi gộp cao vượt bậc, cổ phiếu SCS của Saigon Cargo Service lên đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Việt Nam sẽ được rót thêm 1 tỷ USD mỗi năm từ Samsung

2 giờ trước

Gen Z sớm đạt mục tiêu nhờ thái độ tài chính “tích cực”: Lạc quan, sẵn lòng học hỏi để đối mặt với những thách thức

2 giờ trước

Phân khúc bị nhà đầu tư “ngó lơ” lại đang thu hút Việt kiều

2 giờ trước