Gen Z sớm đạt mục tiêu nhờ thái độ tài chính “tích cực”: Lạc quan, sẵn lòng học hỏi để đối mặt với những thách thức

Thứ bảy, 11/05/2024-06:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Ghi nhận, tiền bạc luôn là một chủ đề quan trọng, không thể nào thiếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với thế hệ Gen Z hiện nay. Và với quan điểm chỉ sống một lần, thái độ cùng hành vi quản lý tài chính cá nhân Gen Z có nhiều điểm khác biệt so với thế hệ trước.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z

Nghiên cứu của PGS.TS. Lê Đình Hạc và TS. Đỗ Thị Hà Thương tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho thấy, có 3 yếu tố chính tác động tích cực lên hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z, bao gồm hiểu biết về tài chính, thái độ tài chính cũng như tác động của gia đình. 

Hiểu biết về tài chính

Có thể thấy, hiểu biết về tài chính là khả năng hiểu cũng như áp dụng các khái niệm, nguyên tắc cũng như kỹ năng liên quan đến quản lý tiền bạc, tài sản. Nó sẽ bao gồm việc nắm bắt những khái niệm cơ bản về tài chính cá nhân, những công cụ cũng như sản phẩm tài chính, có khả năng áp dụng được các nguyên tắc tài chính để có thể đưa ra quyết định thông minh về tiền bạc. 

Có thể thấy, thái độ tài chính là tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận của một người đối với việc quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân. (Ảnh minh họa)
Có thể thấy, thái độ tài chính là tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận của một người đối với việc quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân. (Ảnh minh họa)

Hiểu biết về tài chính có tác động mạnh mẽ đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z, giúp cho họ có khả năng đưa ra quyết định thông minh, hợp lý về tiền bạc. Khi mà có hiểu biết tài chính thì người trẻ sẽ hiểu rõ về cách quản lý ngân sách, định hình về mục tiêu và tìm hiểu các công cụ đầu tư, biết cách đánh giá cũng như quản lý rủi ro tài chính từ đó tạo ra được một kế hoạch tài chính bền vững. Việc hiểu biết về tài chính giúp cho Gen Z nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, đầu tư. Họ sẽ biết cách xác định mục tiêu tiết kiệm, tạo ra ngân sách để tiết kiệm được một phần thu nhập, hiểu về những công cụ đầu tư như cổ phiếu, quỹ chứng khoán, quỹ tiết kiệm hoặc là bất động sản để có thể xây dựng tài sản, tăng khả năng tài chính trong tương lai. 

Và việc định hình mục tiêu tài chính trong ngắn hạn, dài hạn cũng sẽ xuất phát từ việc hiểu biết về tài chính. Thế hệ Gen Z sẽ biết cách xác định, đặt mục tiêu từ việc tiết kiệm cho việc mua nhà, đầu tư vào sự nghiệp cho đến việc phải phấn đấu tự do về tài chính, nghỉ hưu sớm. 

Thái độ về tài chính

Có thể thấy, thái độ tài chính là tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận của một người đối với việc quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân. Nó cũng phản ánh cách mà một người tiếp nhận, đánh giá và đối phó với các khía cạnh tài chính của cuộc sống.

Và một thái độ tích cực về tài chính là yếu tố quan trọng để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Và nếu như Gen Z có thái độ tích cực thì họ sẽ có quan điểm lạc quan, sẵn lòng học hỏi về tài chính để từ đó đối mặt với thách thức tài chính một cách tự tin, kiên nhẫn. 

Cùng với đó, thái độ tài chính của Gen Z cũng phần nào phản ánh được ý thức, trách nhiệm của họ đối với việc quản lý tài chính cá nhân. Và nếu như có thái độ nghiêm túc, họ sẽ đặt ưu tiên cho việc tiết kiệm, tránh những nợ nần không cần thiết cũng như xây dựng kế hoạch bền vững, đảm bảo được hành vi quản lý tài chính phù hợp với mục tiêu tài chính. 

Như thế, việc linh hoạt và sẵn lòng học hỏi cũng giúp cho Gen Z có cơ hội khám phá, áp dụng các phương pháp quản lý tài chính mới, tìm hiểu về những công cụ, sản phẩm tài chính mới cũng như thích ứng với môi trường tài chính có sự thay đổi một cách nhanh chóng. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của người trẻ, giúp cho họ đối mặt với những thách thức tài chính một cách hiệu quả hơn. 

Tác động từ phía gia đình

Nhiều nghiên cứu cũng có chỉ ra thái độ, hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z chịu ảnh hưởng từ phía gia đình. Gia đình có thể tạo ra được một môi trường, cung cấp giáo dục tài chính cho con trẻ từ khi còn nhỏ. Và nếu như được khuyến khích, giúp đỡ tìm hiểu về tiền bạc cũng như lập kế hoạch, quản lý nguồn lực tài chính thì Gen Z sẽ có xu hướng phát triển kỹ năng tài chính từ sớm. 

Và gia đình cũng có thể trở thành mẫu hình tài chính dành cho người trẻ. Nếu như gia đình quản lý một cách có trách nhiệm và đề cao giá trị của việc tiết kiệm, đầu tư thông minh thì Gen Z sẽ có được thái độ tích cực, có thể học hỏi cũng như áp dụng hành vi tài chính trong cuộc sống của mình. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, việc có một gia đình hỗ trợ, sẵn lòng chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm tài chính cũng sẽ giúp cho thế hệ Gen Z cảm thấy tự tin hơn, có kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định thông minh về tiền bạc. Và gia đình chính là nền tảng, chỗ dựa vững chắc để quyết định đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của con cái về sau này. 

Lời khuyên cho Gen Z về quản lý tài chính cá nhân

Có thể thấy, quản lý tài chính cá nhân là một quá trình liên tục, chính vì thế hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và kiên nhẫn, luôn theo đuổi việc học hỏi cũng như cải thiện. Bằng cách quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh thì bạn có thể xây dựng cho mình một tương lai tài chính ổn định, thành công. 

Tạo lập cho mình ngân sách, lập kế hoạch tài chính:Bắt đầu bằng việc tạo ngân sách mỗi tháng, lập kế hoạch tài chính dựa trên thu nhập cũng như các chi phí cố định và biến đổi. Điều này sẽ giúp cho Gen Z có được cái nhìn một cách rõ ràng về dòng tiền vào, dòng tiền ra để từ đó quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn. 

Tiết kiệm, đầu tư:Thế hệ Gen Z nên hình thành cho mình thói quen tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng, đầu tư để có thể tận dụng được lợi ích của lãi suất kép. Theo đó, bạn có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ, tìm hiểu về các công cụ đầu tư như quỹ tiết kiệm hoặc là đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

Tìm hiểu về tài chính cá nhân:Để có thể quản lý tài chính cá nhân một cách tốt hơn thì hãy tìm hiểu về những khái niệm cũng như nguyên tắc căn bản về tài chính cá nhân như lãi suất, thuế, đầu tư, quản lý nợ. Một khi càng hiểu rõ hơn về tài chính thì Gen Z sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra quyết định thông thái đối với tiền bạc của mình hơn. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Xây dựng một quỹ dự phòng:Theo đó, quỹ tiết kiệm dự phòng nên được xây dựng để có thể đối phó với các chi phí bất ngờ hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Như thế, hãy cố gắng tiết kiệm một phần thu nhập mỗi tháng để có thể xây dựng nên quỹ dự phòng này. 

Sử dụng tín dụng một cách thông minh:Thế hệ Gen Z thường sẽ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên thì hãy sử dụng nó như một cách thông minh, có trách nhiệm để tránh đi nợ quá mức, luôn thanh toán đúng hạn để có thể tránh được phí trễ hạn, tăng điểm tín dụng. 

Kiểm soát tiêu dùng:Các bạn trẻ nên cân nhắc trước khi mua hàng và đặt ưu tiên cho những món đồ thực sự là cần thiết. Tránh việc mua hàng đúng theo cảm xúc cũng như cân nhắc giữa việc chỉ tiêu ngắn hạn, tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn. 

Trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác:Thế hệ trẻ nên tìm hiểu cũng như trao đổi kinh nghiệm đối với những người có kiến thức, kinh nghiệm ở trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Có thể đó là gia đình, bạn bè hoặc là các chuyên gia về tài chính. Theo đó, họ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như chiến lược hữu ích. 

Tổng quan, thái độ và hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tập trung chủ yếu đó là hiểu biết về tài chính, thái độ tài chính, tác động tài chính. Việc hiểu cũng như đáp ứng đúng những yếu tố này sẽ có thể giúp cho Gen Z có cái nhìn rõ ràng hơn về cách quản lý tài chính cá nhân để từ đó trở thành người quản lý tài chính thông thái, thành công./.

Phạm Thị Tâm
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường Fintech Việt Nam: Mất cân đối trong cơ cấu ngành

Bí quyết chọn thời điểm đầu tư bất động sản của chuyên gia

Ngành cà phê gặp khó phải tìm AI tháo gỡ

Giá bất động sản rục rịch tăng liệu “sóng” đầu cơ có trở lại?

Thêm một ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 5

Apple loại bỏ hơn 5.000 ứng dụng của Việt Nam, phần lớn do gian lận

Chủ tịch FPT: Bí quyết khởi nghiệp thành công là “chọn đúng vợ”

Lãi suất cho vay cao nhất gần 11%/năm, ngân hàng nào đang áp dụng mức thấp nhất thị trường?

Tin mới cập nhật

Thị trường Fintech Việt Nam: Mất cân đối trong cơ cấu ngành

2 giờ trước

Bí quyết chọn thời điểm đầu tư bất động sản của chuyên gia

3 giờ trước

Apple loại bỏ hơn 5.000 ứng dụng của Việt Nam, phần lớn do gian lận

4 giờ trước

Thêm một ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 5

4 giờ trước

Ngành cà phê gặp khó phải tìm AI tháo gỡ

4 giờ trước