Doanh nhân Hoàng Nam Tiến: Đầu tàu vững chắc đưa FPT Telecom phát triển vượt bậc

Thứ tư, 01/06/2022-14:06
Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom là một tên tuổi nổi tiếng. Những bài học kinh doanh hay câu chuyện về đời sống, khởi nghiệp của vị chủ tịch này thường được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ bởi trong đó có những yếu tố cũng như cái nhìn sâu sắc được đúc kết từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Tiểu sử doanh nhân Hoàng Nam Tiến

Doanh nhân Hoàng Nam Tiến sinh ngày 28/6/1969, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông có trình độ Kỹ sư công nghệ thông tin - trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện tại, ông đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom. 


Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom
Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom

Quá trình công tác của Doanh nhân Hoàng Nam Tiến

Năm 1993: Ông Hoàng Nam Tiến chính thức gia nhập Công ty FPT

Năm 1995: Đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm phân phối máy tính FCD - Công ty FPT. 

Năm 1996: Là trưởng phòng kinh doanh của FPT Hà Nội. 

Năm 2002: Ông đảm nhận vị trí Phó Giám đốc chi nhánh FPT Hồ Chí Minh kiêm Trưởng phòng Kinh doanh FPT Hà Nội. 

Từ năm 2003 - ngày 14/4/2012: Ông là Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần FPT.

Từ năm 2012:  Đảm nhận chức vụ Chủ tịch FPT Software

Từ năm 2013: Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Phân phối FPT. 

Từ năm 2020: Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom). 

Hành trình ghi dấu ấn của doanh nhân Hoàng Nam Tiến tại FPT

Ông Hoàng Nam Tiến chính thức gia nhập vào FPT ngay sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa vào năm 1993. Lúc 26 tuổi, ông đã được giao nhiệm vụ làm Trưởng phòng kinh doanh của công ty. 

Sau nhiều năm cố gắng, khi chạm mốc tuổi 30 ông Tiến đã lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh tại Tập đoàn FPT. Tuy nhiên, điều mà ông Tiến trăn trở đó chính là chưa làm được gì cho riêng mình khi trong tay có sẵn mối quan hệ cũng như gia đình ổn định. Ở tuổi 32, ông Tiến đã quyết định xin nghỉ việc và sang Mỹ du học 3 tháng. Sau khi trở về FPT, ông đã thay đổi và đưa phòng kinh doanh bước sang một trang mới đóng góp lớn vào doanh thu của Tập đoàn. 

Vào năm 2020, ông Hoàng Nam Tiến đã chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom. Việc thay đổi nhân sự được các cổ đông Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) thông qua tại phiên họp thường niên vào sáng ngày 3/3/2020. Lúc này, ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software, vào Hội đồng quản trị FPT Telecom. 


Ông Hoàng Nam Tiến được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom
Ông Hoàng Nam Tiến được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT Telecom

Từ cậu thanh niên trượt đại học đến lãnh đạo FPT Telecom nhờ câu nói của cha

Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom là một tên tuổi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhờ những phần chia sẻ có phần vui vẻ nhưng lại rất thực tế, đi thẳng vào vấn đề. Gia nhập Tập đoàn FPT từ năm 1993, ông đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn. Từ năm 2012, ông đã giữ chức  Chủ tịch FPT Software. Trong 8 năm liên tục, dưới sự dẫn dắt của ông, FPT Software đã trở thành một trong 500 công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới đồng thời lọt vào TOP 100 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới. 

Vào tháng 3/2020, ông Hoàng Nam Tiến đã được bầu làm Chủ tịch của FPT Telecom. Nhờ vào những bước cải tiến và những chính sách quyết liệt đã giúp cho đơn vị này đứng vững bước qua giai đoạn khủng hoảng và duy trì được vị thế là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam. 

Bên cạnh việc là lãnh đạo cao cấp tại một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam, ông Tiến còn tham gia nhiều chương trình truyền hình cũng như thường xuyên xuất hiện tại các buổi hội thảo, talk show với tư cách là một diễn giả, khách mời. 

Có thể thấy, những bài học kinh doanh hay câu chuyện về đời sống, khởi nghiệp của vị chủ tịch này thường được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ bởi trong đó có những yếu tố cũng như cái nhìn sâu sắc được đúc kết từ những trải nghiệm trong cuộc sống của ông. 


Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom là một tên tuổi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhờ những phần chia sẻ có phần vui vẻ nhưng lại rất thực tế, đi thẳng vào vấn đề
Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom là một tên tuổi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhờ những phần chia sẻ có phần vui vẻ nhưng lại rất thực tế, đi thẳng vào vấn đề

Trên cương vị là một nhà lãnh đạo, ông Hoàng Nam Tiến sở hữu thành tích học tập ấn tượng. Ông còn là giảng viên chuyên đề Quản trị chiến lược, Nghệ thuật lãnh đạo, Chiến tranh nhân dân, Truyền lửa,… của Viện Quản trị & Công nghệ. Vị chủ tịch này được đánh giá là một trong TOP 3 giảng viên năm 2016 được học viên mong muốn nhất. Tuy nhiên, chặng đường của ông đi đến thành công lại không hề đơn giản. Trên cương vị là nhà lãnh đạo FPT Telecom, ông còn được biết đến là con của Thiếu tướng Hoàng Đan. Trong một chương trình truyền hình, ông Tiến đã từng chia sẻ về việc gặp thất bại trên con đường học vấn của mình. Chủ tịch Hoàng Nam Tiến bộc bạch: “"Tôi là lớp trưởng lớp chuyên Toán của trường Hà Nội - Amsterdam nhưng năm 18 tuổi, tôi không thi đỗ đại học. Tôi không hiểu tại sao tôi không thi đỗ, tới năm sau thi lại thì đỗ. Tuy nhiên, tôi nhớ rằng lần đầu trượt, tôi nói với ba rằng muốn trở thành phi công bởi vì tôi có tình yêu với nghề này. Đáp lại, ba tôi lắc đầu và nói rằng: Muốn làm phi công cũng được, nhưng việc đầu tiên, thất bại ở chỗ nào đứng lên ở chỗ đấy". 

Tuy nhiên, khi đỗ đại học thì ông vẫn bị suy sụp bởi tại lớp cấp 3 ông là một trong số ít những người học trong nước, bạn bè đa số đều học ở nước ngoài. Chính vì thế, có những môn thi đại học ông chỉ có được 4 điểm bởi gần như không đi học. Ông Hoàng Nam Tiến cũng khẳng định rằng, trong cuộc sống hãy cố gắng đừng làm người thất bại vì thất bại sẽ đồng nghĩa với việc mãi mãi chẳng bao giờ thành công được. 

Chủ tịch Hoàng Nam Tiến: Nhiều người cười khi Thế Giới Di Động mở chuỗi Bách Hóa Xanh

Doanh nhân Hoàng Nam Tiến từng nhận định về Thế giới di động trong tọa đàm "Vắc xin cho doanh nghiệp - Khách hàng là trung tâm hay Bán hàng là trung tâm?" do Học viện Kingsman tổ chức như sau: "Rất nhiều người đã cười, kể cả những người làm việc trong doanh nghiệp quy mô lớn đã vô cùng ngạc nhiên khi Thế Giới Di Động mở ra chuỗi Bách Hóa Xanh. Ngày hôm nay, không ai dám cười nữa. Đến hôm nay Thế Giới Di Động đã có gần 2.000 cửa hàng Bách Hóa Xanh trên toàn quốc. Mọi người có thể chê bai về hệ thống vận hành, về đủ thứ nhưng không thể phủ nhận 2.000 cửa hàng Bách Hóa Xanh này đang phát huy được tác dụng, sự cần thiết của nó trong mùa dịch. Tôi tiết lộ con số này, 2.000 cửa hàng này năm nay sẽ mang lại cho Thế Giới Di Động 30.000 tỷ đồng doanh thu". 

Ông nhấn mạnh, các bạn có thể giật mình và cũng có nhiều người nói tôi gặp may. Nhưng tôi lại muốn nói rằng, Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh và gần đây là nhà thuốc An Khang đểu có một điểm chung là chính sách, tầm nhìn của những người lãnh đạo. 


Chủ tịch Hoàng Nam Tiến cho biết, nhiều người cười khi Thế Giới Di Động mở chuỗi Bách Hóa Xanh
Chủ tịch Hoàng Nam Tiến cho biết, nhiều người cười khi Thế Giới Di Động mở chuỗi Bách Hóa Xanh

Theo lời ông Tiến, chính sách ở đây chính là việc dựa vào nền tảng công nghệ và hệ thống quản trị, phân phối. Theo đó, Thế giới di động đã xây dựng cho mình trụ cột kinh doanh với các hướng khác nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Và trong mùa dịch này, họ đã chứng minh được là họ tồn tại, sẽ tồn tại vững chắc và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Trên thực tế, Bách hóa Xanh đã lớn nhanh như thổi ở trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất. Doanh thu của chuỗi này chạm mức 13.360 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 7% so với thời điểm tháng 5 và tăng 69% so với cùng kỳ năm 2020. Và doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trong tháng 6 cũng đạt hơn 1,4 tỷ đồng. Đến tháng 7/2021, chuỗi bách hóa này lại tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục mới đó là mức doanh thu đạt gần 4.240 tỷ đồng, so với tháng 6/2021 tăng 55% và so với cùng kỳ năm trước tăng 133%. Doanh thu trung bình cũng tăng vọt lên 2,1 tỷ đồng/cửa hàng. 

Cũng từ đứa con sinh sau đẻ muộn mang nhiều áp lực cho công ty mẹ, sau 2 năm, Bách Hóa Xanh đã trở mình thành trụ cột chính đóng góp doanh thu cũng như giữ đà tăng trưởng cho Thế giới di động. Tuy nhiên, trái ngược với Thế giới di động thì nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã vô cùng cố gắng nhưng tình hình quá khó khăn mà không biết phải làm thế nào ví dụ như trong lĩnh vực khách sạn, du lịch,... Nói đến đây, Chủ tịch Hoàng Nam Tiến đã nhắc đến khái niệm là "vaccine cho doanh nghiệp" và "ngủ đông". Ông cho rằng con người phải học hỏi tự nhiên ở trong việc này. Chi tiết, có nhiều con vật đã lựa chọn ngủ đông nhưng chúng lại không nhắm mắt ngủ đông. Mùa hè và mùa thu chúng ăn nhiều hay tích trữ thật nhiều hạt và đến mùa xuân khi tuyết tan, lúc này các con vật trở dậy, dù gầy gò ốm yếu nhưng không chết. Vậy nên, những nhóm doanh nghiệp mà khách hàng ngủ đông ví dụ như khách sạn, resort... theo vị chủ tịch này nên ngủ đông. Nhưng liều vaccine cho doanh nghiệp ngủ đông ở chỗ họ phải ngủ đông một cách tích cực, lãnh đạo doanh nghiệp phải sẵn sàng cắt giảm chi phí xuống mức tối thiểu, giữ đội ngũ nhân sự cốt cán, giao cho đội ngũ này nhiệm vụ mà họ học được, làm được để chuẩn bị cho ngày ngủ đông. Còn đối với những doanh nghiệp khách hàng không ngủ đông thì không thể ngủ đông mà thậm chí còn gánh khối công việc nhiều hơn trước. Vậy nên, doanh nghiệp cần xây dựng nên hệ thống theo dõi kiểm soát khả năng lao động của từng nhân viên, đảm bảo truyền tải được thông tin với nhau, bàn giao công việc cho nhau. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

6 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

19 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

21 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

21 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

21 phút trước