CEO Nguyễn Ngọc An: Người thuyền trưởng dẫn dắt Vissan khẳng định vị thế mạnh mẽ trên thị trường thực phẩm

Thứ năm, 21/04/2022-11:04
Là một người đã có dày dặn kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, Ông Nguyễn Ngọc An đã khẳng định được bản lĩnh của một người lãnh đạo hội tụ đầy đủ các yếu tố tâm - tầm - tài.

Giới thiệu về doanh nhân Nguyễn Ngọc An

Ông Nguyễn Ngọc An sinh ngày 14/11/1963 từ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện ông đang sinh sống tại quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Trình độ học vấn của ông Nguyễn Ngọc An là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Kỹ sư Cơ khí và Cử nhân Anh Văn. Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như thời gian dài kinh qua nhiều vị trí cao tại các cơ quan, tập đoàn khác nhau, hiện tại, Ông An đang đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan). 


Chân dung ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Vissan
Chân dung ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Vissan

Quá trình công tác của Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc An

Từ năm 1993 đến 1995: Ông An đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng Vật tư Kỹ thuật Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Từ năm 1996 đến 2005: Ông giữ chức Trưởng phòng vật tư Kỹ thuật Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Từ năm 2006 đến 2008: Ông là Phó giám đốc của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Từ năm 2009 đến 2016: Giữ chức Phó Tổng giám đốc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Từ ngày 28/5/2016 đến 2017: Là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản

Từ năm 2017 đến nay: Đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc An: Vissan chấp nhận rủi ro khi nhập khẩu thịt

Chia sẻ về kế hoạch nhập khẩu thịt nguội đang được Công ty thực hiện trong thời gian vừa qua, Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan cho biết: “Vissan là doanh nghiệp đầu ngành vì thế không thể nào để xảy ra tình trạng không có thịt hay thực phẩm đưa ra thị trường. Việc nhập khẩu sẽ có rủi ro rất lớn nhưng chúng tôi chấp nhận với vị thế của mình”. 

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản cũng cho biết đã và đang tiến hành nhập khẩu thịt nguội từ thị trường Hoa Kỳ, việc này nằm một phần trong kế hoạch chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành thực phẩm chế biến. Ngoài thịt nguội, Vissan còn tiến hành tái cơ cấu lại ngành thực phẩm chế biến bởi trong danh mục hơn 200 sản phẩm thì xúc xích tiệt trùng có tác động rất lớn trong tổng doanh thu của ngành hàng. Mục tiêu đến năm 2025, Vissan sẽ có thể tự cung cấp được 20 - 30% tổng sản lượng heo giết mổ mỗi ngày thay cho con số h           iện tại là 8% tại hai trang trại ở Bình Dương và Bình Phước. 

Ông Nguyễn Ngọc An: "Chúng tôi đứng trước nhiều áp lực"

Với quyết tâm sẽ trở thành một công ty chế biến thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực, Vissan đã có những chiến lược phát triển kinh doanh bằng cách liên tục tung ra những sản phẩm mới nhằm hoàn thiện được chuỗi cung ứng từ trang trại cho đến bàn ăn. Ông An cũng khẳng định rằng doanh nghiệp sẽ có những bước đột phá mới từ đó phát huy được hết nội lực nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. 


Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản
Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản

Vị CEO này cũng tiết lộ rằng, trong chiến lược xây dựng nên hệ thống phân phối thì Vissan chủ yếu tập trung vào việc khai thác các kênh phân phối của các đơn vị bán lẻ như Vinmart, Coopmart, Satra Food,.. Cho đến nay thì phương thức quản trị hiện đại theo thị trường đã giúp sản phẩm của công ty có mặt tại hơn 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước. Còn đối với những cửa hàng của riêng Vissan thì công ty đã chú trọng vào việc củng cố và xây dựng nên có những cửa hàng không phù hợp sẽ được giải thể dẫn đến việc số lượng cửa hàng bị giảm đi. Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và để có thể bắt kịp được với xu thế này, Vissan đã phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi. 

Bên cạnh có được những lợi thế nhất định thì Vissan cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất là mô hình cửa hàng bán lẻ thịt heo sỉ. Mục tiêu của mô hình này từ ban đầu là bán lẻ thịt heo với giá sỉ cho tiểu thương lẫn người tiêu dùng có nhu cầu mua số lượng lớn nhưng đến nay thì chưa đạt được kỳ vọng như kế hoạch đặt ra trước đó. Cụ thể hơn, tiểu thương tại các chợ thường sẽ ít lấy nguồn hàng từ đây bởi giá thịt heo vẫn cao hơn các nơi khác. Giá thịt heo cao hơn nguyên do chính là Vissan phải chịu các loại thuế khác nhau nên không thể cạnh tranh lại với các nơi khác.

Ông An cũng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng đã đi khảo sát ở những chợ truyền thống thì nhận thấy được rằng ai cũng đều đồng ý rất quan tâm đến yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng mua hàng lại quan tâm đến giá cả hơn”. 

Tuy có những khó khăn nhất định nhưng Vissan vẫn hoạch định sẽ mở thêm vài cửa hàng với mô hình bán lẻ giá sỉ để đẩy mạnh hơn việc quảng bá chứ không nhất thiết cạnh tranh với các tiểu thương ở chợ truyền thống. Với mô hình này, Vissan cũng xác định sẽ không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu sẽ đảm bảo vệ sinh cho các tiểu lương lẫn hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ tiếp cận được nguồn heo sạch từ đó đáp ứng được một cách đầy đủ về việc truy xuất nguồn gốc của hàng hóa. 

CEO Vissan: Công ty sẽ “tấn công” vào thị trường thịt mát thay vì thịt nóng

Để có thể phát triển thì Vissan đã lựa chọn tấn công vào thị trường thịt mát (thịt cấp đông) thì vì thịt nóng (thịt mới mổ) bởi theo ông An thì mặt hàng thịt mới mổ có rào cản là giá nhập thị trường thấp nên ai cũng có thể nhảy vào làm được từ các công ty có quy mô đến tiểu thương ngoài chợ hay ven đường đều có thể tham gia được. Chính vì thế mà thị trường thịt nóng có sức cạnh tranh rất cao. 

Được biết, đối với Vissan thì chi phí vận chuyển cho mặt hàng thịt nóng cũng rất cao vì hàng ngày đều phải giao. Do đó, khi chuyển qua mặt hàng thịt mát thì chi phí đã được giảm đi bởi được bảo quản lạnh nên có thể bán được nhiều ngày thậm chí vận chuyển được đi xa và đặc biệt một tuần chỉ cần giao hàng 1 lần. Bên cạnh đó, mặt hàng thịt mát sẽ không bị ảnh hưởng đến chất lượng của thịt do được bảo quản nhiệt độ thấp, quy trình sản xuất được áp dụng công nghệ làm chậm sự phát triển của vi sinh từ đó đảm bảo hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vissan cũng xác định được sự khó khăn khi lựa chọn kinh doanh mặt hàng này bởi để thị trường có thể làm quen với thịt mát sẽ cần có thời gian khá lâu so với mặt hàng thịt nóng. 



Vị CEO này cũng tiết lộ rằng, trong chiến lược xây dựng nên hệ thống phân phối thì Vissan chủ yếu tập trung vào việc khai thác các kênh phân phối của các đơn vị bán lẻ như Vinmart, Coopmart, Satra Food,...
Vị CEO này cũng tiết lộ rằng, trong chiến lược xây dựng nên hệ thống phân phối thì Vissan chủ yếu tập trung vào việc khai thác các kênh phân phối của các đơn vị bán lẻ như Vinmart, Coopmart, Satra Food,...

Bên cạnh đó, việc quản lý theo chuỗi và có truy xuất nguồn gốc rõ ràng là xu hướng tất yếu của thị trường nên Vissan đã lựa chọn sẽ không nằm ngoài xu hướng này để có thể đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Ông Nguyễn Ngọc An cũng nhấn mạnh: “Hiện nay, chúng tôi cũng đã tạo ra được chuỗi giá trị liên kết với quy trình chuẩn hóa được đầu vào bằng công nghệ chế biến khép kín. Theo đó, nguồn thịt sạch sẽ được sản xuất với quy trình khép kín 3F - nghĩa là kiểm soát chặt chẽ từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến quy trình quản lý, chăm sóc”. 

Ngoài ra, Vissan cũng vừa gia nhập vào ngành hàng gia vị với sản phẩm là hạt nêm. Hạt nêm là ngành hàng mà các công ty ngoại chiếm rất nhiều ưu thế nhưng doanh nghiệp này vẫn muốn bước chân vào, theo ông An lý giải rằng: “Mỗi ngày nhà máy của Vissan sẽ giết mổ số lượng hơn 1.000 con heo. Bên cạnh việc công ty cung cấp lượng thịt mỗi ngày thì số xương heo, tủy heo sẽ được dùng để chiết xuất protein làm hạt nêm. Với lượng hạt nêm nguyên chất thì công ty mong muốn sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời phủ thị trường trước khi kỳ vọng bán mạnh sản phẩm này”. 

Và không chỉ riêng ngành hàng hạt nêm mà trong thời gian qua, Vissan cũng đã liên tục thay đổi mẫu mã đồng thời đầu tư mở rộng thêm các sản phẩm mới nhằm đa dạng được chủng loại để có thể sâu sát hơn vào xu hướng của thị trường. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

4 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

8 giờ trước