Xuất khẩu viên nén gỗ "bùng nổ", trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 trong ngành hàng gỗ

Thứ ba, 01/11/2022-21:11
Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam lên đến 586 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 82,8%. Và với sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng này thì việc thành lập nên một chi hội viên nén là vô cùng cần thiết với mục đích tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén cùng chung tay giải quyết các bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu.

Theo Vneconomy, phát biểu tại đại hội thành lập chi hội Viên nén gỗ Việt Nam do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 28/10/2022 ở Quảng Ninh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - ông Bùi Chính Nghĩa cho biết viên nén gỗ chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp và vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn,... Thời gian vừa qua, việc sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô đến chất lượng. 

Nhu cầu viên nén gỗ tăng cao

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, hiện nay cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp tham gia vào việc xuất khẩu viên nén gỗ. Trong những năm vừa qua, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ đã tiếp tục tăng từ mức 165 triệu USD vào năm 2017 lên mức 413 triệu USD trong năm 2021 và khoảng 568 triệu USD. Giá trị xuất khẩu viên nén gỗ cũng đã tăng vượt bởi Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng viên nén gỗ để tiến hành sản xuất điện thay thế cho dầu đang tăng giá bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. 



Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam lên đến 586 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 82,8%
Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam lên đến 586 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 82,8%

Ông Nghĩa cũng cho hay, theo thống kê thì hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu m3 củi, cành nhánh và vỏ bào, mùn cưa. Cùng với lượng nguyên liệu như thế thì việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ mặc dù tăng cao trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành này. 

Hơn thế, nhà nước cũng chưa có chính sách riêng biệt để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu viên nén gỗ nên chưa thể khai thác được hết tiềm năng của ngành sản xuất viên nén gỗ. Cũng theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nén gỗ chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu và mạnh ai nấy làm trong xuất khẩu. 

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - ông Đỗ Xuân Lập nhận định, ngành viên nén đang phát triển rất nóng. Vào năm 2022, viên nén đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu của gỗ và lâm sản, chỉ xếp sau đồ gỗ ngoại thất, gỗ nguyên liệu gồm cả gỗ dán, dăm gỗ. Là sản phẩm nằm trong chuỗi rừng trồng nên viên nén cũng có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc nâng cao giá trị cho trồng rừng tại Việt Nam. 

Cũng theo ông Lập, xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn căng thẳng và xứ lạnh châu Âu đang bước vào mùa đông cần đến chất đốt để sưởi. Ngoài ra thì thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm đến hơn 90% lượng xuất khẩu truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam cũng tăng, chính vì thế mà xuất khẩu viên nén đang vô cùng thuận lợi. 

Ông Lập nhận định: “Việt Nam không phải là quốc gia cung cấp viên nén gỗ lớn cho các nước châu Âu nhưng nhu cầu cùng với giá viên nén gỗ ở thị trường quốc tế tăng cao đã tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam tiến hành mở rộng sản xuất và xuất khẩu”. 

Trong khi đó thì viên nén gỗ là một trong những sản phẩm khí đốt mà các nước châu Âu đang tích trữ cho mùa đông này bởi lượng khí đốt do Nga cung cấp cho thị trường này đã giảm đáng kể. 

Cũng theo báo cáo được công bố vào hồi đầu tháng 10/2022 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thì xuất khẩu khí đốt từ Nga sang EU đã giảm gần 50% so với cùng kỳ của năm 2021. Hiện nay, giá của viên nén gỗ cũng đã tăng gần gấp đôi lên 200 euro/tấn ở thị trường Việt Nam - đây là mức tăng rất cao so với dưới 100 USD/tấn hồi đầu năm.


Với sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng này thì việc thành lập nên một chi hội viên nén là vô cùng cần thiết với mục đích tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén cùng chung tay giải quyết các bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu
Với sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng này thì việc thành lập nên một chi hội viên nén là vô cùng cần thiết với mục đích tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén cùng chung tay giải quyết các bài toán cạnh tranh nguồn nguyên liệu

Nguy cơ thiếu nguyên liệu khi tăng trưởng nóng

Ông Lập dự báo rằng, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ sinh khối trong cả năm 2022 có thể đạt khoảng 700 triệu  USD và trong tương lai gần thì xuất khẩu viên nén gỗ có tiềm năng sẽ lọt vào nhóm mặt hàng nông - lâm sản có giá trị xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD. 

Mặc dù vậy thì vấn đề lo ngại hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu theo ông Lập thì đó là tình trạng nông dân khai thác gỗ sớm có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu. Hiện nay, chu kỳ trồng keo đang ngắn hơn và mật độ cũng đã dày hơn. Chính sự thiếu kinh nghiệm cũng được thể hiện rõ ở nhiều doanh nghiệp xuất  khẩu viên nén gỗ. Nguyên liệu đầu vào cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tăng trưởng của ngành viên nén gỗ. 

Ông Lập cảnh báo rằng: “Việt Nam có trên 300 cơ sở sản xuất viên nén gỗ nhưng để có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thì có khoảng 70 - 80% tập trung ở các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung và nơi có các trung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất đang dần trở nên phổ biến khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất viên nén gỗ”. 


Thời gian vừa qua, việc sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô đến chất lượng
Thời gian vừa qua, việc sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô đến chất lượng

Bổ sung thêm, Tổng giám đốc Công ty CP Năng Lượng sinh học Phú Tài, Trưởng Ban Vận động thành lập Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam - ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, ở COP 26, chính phủ của các nước đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát khí thải nhà kính gồm cả việc thay thế các nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng các nguồn nguyên liệu sinh học như viên nén trong tương lai. Ở thị trường Việt Nam, viên nén cũng đã trở thành mặt hàng quan trọng giúp cho ngành gỗ đi đầu và góp phần thực hiện mục tiêu COP 26 của Việt Nam. Điều này cũng dẫn đến nhu cầu viên nén ngày càng tăng trong thời gian tới.

Ông Phong cho biết thêm, nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ nên việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng được nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra đồng thời cũng đã góp phần bảo vệ môi trường từ đó tạo ra giá trị gia tăng quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

14 phút trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

50 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

1 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước