Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản tăng cao nhất kể từ năm 2008

Thứ sáu, 18/03/2022-14:03
Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản được thống kê tăng cao nhất kể từ nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008

Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề vào nhiều phương diện cuộc sống trong đó có thể thấy nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhất, đại dịch đã giáng một đòn mạnh mẽ vào thị trường lao động tại đất nước mặt trời mọc. Hiện, số người thất nghiệp trong vòng ít nhất một năm nay đã tăng lên mức cao nhất được ghi nhận tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Thị trường lao động Nhật Bản

Theo tờ Nikkei Asia cho biết rằng theo một khảo sát của Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản đã ghi nhận quốc gia này có tới 640.000 người lao động hiện đang thất nghiệp dài hạn trong quý 4 năm 2021, tăng lên mức 31% so với những năm trước đại dịch.

Thị trường lao động tại Nhật Bản hiện đang bị đánh giá là quá cứng nhắc, khiến người lao động khó khăn trong công cuộc tìm được công việc mới phù hợp sau thời điểm thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản vì vậy ngày càng tăng cao, dẫn tới việc người dân tiết kiệm trong sinh hoạt và chi tiêu hơn, đầy việc tiêu dùng tại đất nước này đi xuống thấp.


Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản tăng cao nhất kể từ năm 2008.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản tăng cao nhất kể từ năm 2008.

Cũng theo trang Nikkei Asia, số người lao động bị thất nghiệp trong hơn một năm qua của Nhật Bản đã có xu hướng tăng vọt lên tới 720.000 người trong quý 2 - 2021, con số này cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Một quan chức của Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản đã có những đánh giá về nền kinh tế suy thoái vào năm 2020, nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng cao vào năm sau đó.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản cũng đã ghi nhận số người sắp mất việc làm có xu hướng đang tăng dần theo ngày.

Những khoản trợ cấp đã giúp duy trì việc làm của chính phủ cho những người sử dụng lao động đã giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm 2,6 điểm phần trăm.

Dù giúp giới hạn tỷ lệ thất nghiệp, nhưng những khoản trợ cấp này lại đẩy cao số nhân viên tạm giữ được việc làm tăng lên, tức là những ngườu lao động hiện nay vẫn giữ được công việc nhưng phải tạm nghỉ và không được trả lương.


Số lao động tạm giữ được việc làm hiện nay là 2,11 triệu người vào năm 2021, tăng lên tới 330.000 người so với năm 2019.
Số lao động tạm giữ được việc làm hiện nay là 2,11 triệu người vào năm 2021, tăng lên tới 330.000 người so với năm 2019.

Cụ thể, số lao động tạm giữ được việc làm hiện nay là 2,11 triệu người vào năm 2021, tăng lên tới 330.000 người so với năm 2019.

Số người muốn thay đổi công việc hiện nay đạt tới 8,46 triệu người vào năm 2021, tăng tới 460.000 người so với hai năm trước đó.

Ngược lại, số người thực sự có công việc hiện mới chỉ đạt con số 2,88 triệu người, giảm mạnh 630.000 người. Điều này là minh chứng rõ nhất cho thấy nhiều công ty hiện đang giữ lại những người lao động không có việc để làm, dẫn tới thị trường tìm việc ngày càng ảm đạm hơn.

Tại đất nước mặt trởi mọc, số người mất việc hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tìm cơ hội việc làm mới. Trong số những người thất nghiệp dài hạn trong năm 2021, so với năm 2019, số người rời bỏ những việc làm cũ vì lý do cá nhân tăng tới 20%, số người bỏ việc vì vấn đề xảy ra trong công ty tăng 80%.

Thị trường lao động khác

Đại dịch đã gây nên mức sụt giảm thời gian làm việc khổng lồ, đảo ngược tốc độ tăng trưởng việc làm và đẩy hàng trăm, hàng triệu người vào tình cảnh thất nghiệp.

Tại Bangkok, theo báo cáo của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), mức sụt giảm việc làm được cho là do tác động của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập tại thị trường lao động Châu Á - Thái Bình Dương.

Báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 vừa qua, ước tính hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây nên đã khiến gần 81 triệu việc làm bị mất đi trong năm 2020.


Đại dịch đã gây nên mức sụt giảm thời gian làm việc khổng lồ, đảo ngược tốc độ tăng trưởng việc làm và đẩy hàng trăm, hàng triệu người vào tình cảnh thất nghiệp.
Đại dịch đã gây nên mức sụt giảm thời gian làm việc khổng lồ, đảo ngược tốc độ tăng trưởng việc làm và đẩy hàng trăm, hàng triệu người vào tình cảnh thất nghiệp.

Cuộc khủng hoảng đã và đang gây nên nhiều những tác động tiêu cực ngày càng sâu rộng, tình trạng lao động không có việc làm ngày một gia tăng khi rất nhiều người bị yêu cầu cắt giảm giờ làm việc hoặc thậm chí là cắt hẳn giờ làm việc.

Ước tính, thời gian làm việc tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm xuống mức 15,2% trong quý II và 10,7% trong quý III của năm 2020 so với những năm trước đại dịch.

Tổn thất về thời gian làm việc đã khiến hàng triệu người đã chọn rời bỏ lực lượng lao động hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp theo báo cáo năm 2019 tăng 4,4% , năm 2020 đã lên mức 5,2% - 5,7%.

Theo Phó Giám đốc ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Chihoko Asada Miyakawa cho rằng đại dịch toàn cầu Covid-19 đã giáng một đòn rất mạnh lên những thị trường lao động trong khắp khu vực, không nhiều chính phủ trong những khu vực đó có khả năng giải quyết được tình trạng trên. Diện bao phủ an sinh xã hội thấp và năng lực thể chế còn hạn chế của một số quốc gia đã khiến những doanh nghiệp và người lao động đứng vững trên đôi chân của mình.


Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã giáng một đòn rất mạnh lên những thị trường lao động trong khắp khu vực.
Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã giáng một đòn rất mạnh lên những thị trường lao động trong khắp khu vực.

Tình hình dần trở nên phức tạp hơn khi còn quá nhiều người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Những điểm yếu tồn tại từ thời kỳ tiền khủng hoảng đã khiến rất nhiều người phải gánh chịu nỗi đau do mất an ninh kinh tế, khi đại dịch bùng phát và gây nên nhiều tổn thất về thời giờ làm việc cũng như việc làm.

Gần 2 năm sau khi đại dịch bùng phát, số người trẻ tuổi tại châu Á thất học, suy dinh dưỡng hoặc trầm cảm ngày một tăng cao trong tình hình nhiều gia đình tại đây phải đối phó với nạn thất nghiệp và tài chính kiệt quệ.

Đại dịch cũng đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, gây tổn hại lớn tới lao động có kỹ năng thấp và lao động có trình độ học vấn trung bình, những người mà công việc của họ hiện đang phải đối mặt với khả năng tự động hoá hoặc bị chuyển đi nơi khác. Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động nhập cư là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

1 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

9 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

9 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

13 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

13 giờ trước