TS. Nguyễn Văn Đính nhận định: Thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao

Thứ ba, 22/11/2022-09:11
Chia sẻ tại Diễn đàn "Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng", ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: “Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao”.

Theo đó, chia sẻ chung về tình hình của thị trường bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng hiện tại đang có nhiều khó khăn chồng chất. 

Trong đó thì nguồn cung của thị trường cũng đã sụt giảm một cách rõ rệt, trong thời gian 9 tháng đầu năm 2022, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào thị trường giao dịch và chỉ tương đương với 20% so với năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ cũng đạt mức thấp nhất so với năm 2015 đến hiện tại. 

Ông Đính nhấn mạnh rằng, các cơ cấu sản phẩm của bất động sản cũng đang có những dấu hiệu của sự bất hợp lý và không thực sự phù hợp với nhu cầu của đại chúng, tồn kho ở trên thị trường chủ yếu là đến từ bất động sản cao cấp. Giá bất động sản cũng bị đánh giá cao và không thực sự phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Áp lực tăng giá đầu vào phát triển bất động sản cũng rất mạnh từ vật liệu xây dựng, máy móc và nhân công, chi phí vốn,...



9 tháng đầu năm 2022, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào thị trường giao dịch và chỉ tương đương với 20% so với năm 2019
9 tháng đầu năm 2022, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào thị trường giao dịch và chỉ tương đương với 20% so với năm 2019

Ngoài ra thì thị trường cũng đang gặp khó khăn lớn về nguồn vốn từ việc kiểm soát tín dụng và trái phiếu. Các doanh nghiệp bất động sản các chủ đầu tư cũng đang trong tình trạng thiếu vốn, đói vốn cũng như khó tiếp cận đến các kênh huy động vốn như tín dụng trái phiếu doanh nghiệp, thu tiền sớm của khách hàng. 

Theo vị chuyên gia này, thanh khoản yếu đã dẫn đến tình trạng sụt giảm doanh thu rất mạnh. Có không ít doanh nghiệp thiếu vốn nên buộc phải dừng dự án đang triển khai thậm chí là tiến hành sa thải bớt lực được lao động, giảm giá thành cũng như chấp nhận lỗ. 

Bên cạnh đó, khó khăn về sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản còn đến từ việc thủ tục pháp lý bị vướng. Theo đó, có hàng nghìn các dự án trên cả nước đã gần như không được phê duyệt thủ tục đầu tư, đáng chú ý là việc phê duyệt nhà đất, nghĩa vụ tài chính nộp tiền sử dụng đất đang gặp nhiều vấn đề bởi các chính sách bộc lộ các dấu hiệu của sự lạc hậu cũng như chồng chéo mâu thuẫn. 

Ông Nguyễn Văn Đính bày tỏ lo ngại rằng, các giao dịch ở thị trường bất động sản rất thấp và rất yếu, các doanh nghiệp cũng gần như không có thanh khoản, không có doanh thu và các hoạt động đã phải tạm dừng, giảm doanh số giao dịch từ đó các doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao. 


Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam

Cũng theo vị chuyên gia này, nếu như không có sự điều chỉnh, điều tiết bằng chính sách vĩ mô thì với sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản như hiện nay, bước sang năm 203 vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với các khó khăn từ đó tạo ra rất nhiều những hệ lụy liên quan đến nền kinh tế. 

Khi nói về giải pháp vực dậy thị trường, ông Đính cũng kiến nghị rằng trong thời gian chờ sửa đổi các luật, cần thiết thì phải có những tháo gỡ với những cơ chế đặc thù cho các dự án đang nằm chờ thủ tục phê duyệt. 

Ông Nguyễn Văn Đính tin tưởng rằng Chính phủ cũng đang có những động thái vô cùng quyết liệt để có thể tháo gỡ tình trạng khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. 

Ông Đính nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn có những động thái cụ thể hơn để có những chính sách quyết liệt giải quyết các vướng mắc của các dự án bất động sản hiện nay". 

Song song với đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng kiến nghị có chính sách tín dụng đặc biệt là dành cho thị trường bất động sản đó là các dự án cấp thiết xã hội cho xã hội, các dự án để có thể khuyến khích các nguồn hàng thực sự phù hợp với nhu cầu chung của đại chúng như nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. 

Thời điểm trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu cho biết, có một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã phải tinh giản tối đa bộ máy và giảm lực lượng lao động, thậm chí là có tập đoàn đã giảm đến 50% lực lượng lao động. Diễn biến này cũng đã tác động đến vấn đề về an sinh xã hội hoặc là giảm lượng tác động đến cuộc sống của người dân. 



Khi nói về giải pháp vực dậy thị trường, ông Đính cũng kiến nghị rằng trong thời gian chờ sửa đổi các luật, cần thiết thì phải có những tháo gỡ với những cơ chế đặc thù cho các dự án đang nằm chờ thủ tục phê duyệt
Khi nói về giải pháp vực dậy thị trường, ông Đính cũng kiến nghị rằng trong thời gian chờ sửa đổi các luật, cần thiết thì phải có những tháo gỡ với những cơ chế đặc thù cho các dự án đang nằm chờ thủ tục phê duyệt

Ngoài ra thì một số doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh như hoãn hoạt động đầu tư, dừng thi công dự án hiện hữu hoặc là không triển khai các dự án mới, dừng việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn. 

Và để có thể tháo gỡ những khó khăn ở trên thị trường bất động sản hiện nay, ông Lê Hoàng Châu cũng như các doanh nghiệp bất động sản phía Nam đã gửi đến Chính phủ 10 kiến nghị giải pháp để có thể cứu thị trường. Trong đó thì giải pháp lớn nhất đó là hoàn thành sửa đổi Luật Đất Đai năm 2013 cùng một số luật liên quan nhằm đảm bảo thống nhất để có thể phát triển thị trường bất động sản an toàn và bền vững. 

Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người mua nhà được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đối với các dự án nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhất là các doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và có dự án đảm bảo yếu tố về mặt pháp lý. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

4 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

16 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

16 giờ trước