Thị trường chứng khoán hôm nay 7/12: Cổ phiếu VIC tỏa sáng sau tin Vinfast IPO giúp VN-Index thoát phiên lao dốc

Thứ tư, 07/12/2022-16:12
Áp lực bán tháo khiến thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục nhuộm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, sự hồi phục kịp thời của nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là VIC đã giúp chỉ số chỉ còn giảm nhẹ về cuối phiên.

Cổ phiếu Vingroup tăng trần sau thông tin IPO

Theo Zing, trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay 7/12, cổ phiếu VIC của Vingroup trở thành tâm điểm sau thông tin vừa nộp hồ sơ đăng ký IPO và tiến gần tới lộ trình niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market.

Với kỳ vọng về một thương vụ huy động vốn lớn trên thị trường quốc tế đã giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đổ tiền vào mua cổ phiếu VIC, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, qua đó đưa mã chứng khoán này lên mức giá trần.

Cổ phiếu VIC kết phiên trong sắc tím tại 71.200 đồng, đây là mức thị giá cao nhất kể từ ngày 5/7 đến nay, đồng thời cũng trở thành cổ phiếu được giao dịch lớn nhất trên các sàn với giá trị đạt 665 tỷ đồng (khối lượng sang tay hơn 9,4 triệu đơn vị).


Riêng VIC đóng góp gần 5 điểm tăng cho thị trường. Nguồn VNDirect
Riêng VIC đóng góp gần 5 điểm tăng cho thị trường. Nguồn VNDirect

Theo đó, vốn hóa doanh nghiệp tăng mạnh vượt mức 271.500 tỷ đồng (hơn 11 tỷ USD). Sau thông tin trên, tài sản của cổ đông lớn nhất - Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng cũng tăng gần 8.800 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cổ phiếu VIC mà vị tỷ phú này nắm giữ lên con số gần 136.200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VIC cũng là tâm điểm của giao dịch khối ngoại hôm nay khi được mua ròng lớn nhất sàn chứng khoán. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã gom ròng hơn 4,2 triệu cổ phiếu VIC, tương đương giá trị gần 300 tỷ đồng.

Đà tăng đột biến của VIC hôm nay đã "cứu cánh" cho thị trường chung đỏ lửa. Với việc cổ phiếu của tập đoàn đa ngành này tăng hết phiên độ đã đóng góp đến 4,36 điểm tăng cho chỉ số, chưa kể đến phần đóng góp của VHM (Vinhomes - tăng giá 0,9%) và VRE (Vincom Retail - tăng giá 0,5%).

Tuy nhiên, bất chấp động lực mạnh mẽ từ nhóm Vingroup, thị trường chung vẫn bị bán tháo mạnh mẽ, đặc biệt là áp lực chốt lời quyết liệt tại các nhóm tăng nóng như bất động sản, chứng khoán, đầu cơ...

Trong đó, cổ phiếu bất động sản chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh mẽ nhất với NVL của Novaland tiếp tục dư bán sàn hàn chục triệu đơn vị tại mức giá 19.200 đồng, nối dài chuỗi 3 phiên giảm sàn liên tục. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu này đã giảm đến gần 73% tương ứng vốn hóa "bốc hơi" hơn 99.000 tỷ đồng. Còn nếu so với mức đỉnh đạt được hồi cuối tháng 6/2021, thậm chí con số này còn lên đến gần 143.000 tỷ đồng.


Cổ phiếu bất động sản chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh mẽ nhất. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu bất động sản chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh mẽ nhất. Nguồn Vietstock

Cổ phiếu HPX của Hải Phát cũng giảm sàn liên tiếp 3 phiên còn 7.310 đồng với hơn 25 triệu đơn vị chưa được bán ở mức giá thấp nhất. Hay như cổ phiếu DXG của Đất Xanh cũng có phiên giảm sàn thứ 2 về mức 13.100 đồng với dư bán sàn hơn một triệu đơn vị. Ngoài ra, tình trạng trắng bên mua còn xuất hiện ở những mã như NRC, CEO, DIG, LDG, NBB, HDC, CRE...

Nhóm vật liệu xây dựng liên quan mật thiết đến cổ phiếu bất động sản cũng điều chỉnh mạnh. Với nhóm thép, anh cả HPG giảm 2%, HMC, TLH, NKG, HSG, SMC, TVN điều chỉnh dưới 6%, trong đó mã VGS giảm kịch biên độ. Trái ngược, nhóm thép xuất hiện sắc tím hiếm hoi tại POM khi bật tăng mạnh và "trắng bên bán".

Cổ phiếu chứng khoán cũng không khá khẩm hơn khi áp lực chốt lời mạnh mẽ. Hàng loạt mã như APS, VIX, TVB, APG đều đã rơi về giá sàn. Nhiều cái tên khác giảm khá sâu như DSC mất 13,5%, SBS giảm 8,6%, MBS đi lùi 5,1% hay VDS giảm 4,7%...

Sau giai đoạn hồi phục ấn tượng, nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng chuyển màu sang sắc xanh lơ. Hàng loạt mã rơi về mức giá sàn với tình trạng trắng bên mua như AMD, API, IDJ, L14, L18, MHC, VC9, OGC, SJF, DAG...

Về cổ phiếu ngân hàng, nhóm này đang là tâm điểm sau thông tin nới room tín dụng được công bố, nhưng tiếp tục giao dịch ảm đạm. Nhiều nhà băng lớn như VPB, TCB, MBB, STB, VCB, LPB, BID,… đều đi lùi từ 0,3% đến hơn 4%, thậm chí ABB, VAB, BVB,.. giảm từ 6%-gần 8% giá trị. Ngược lại, CTG, VIB, NVB,… lại trở thành những cái tên hiếm goi tăng điểm.

Kết phiên giao dịch ngày 7/12, VN-Index giảm 7,67 điểm (-0,73%) xuống 1.041,02 điểm; HNX-Index giảm 2,87 điểm xuống 209,93 điểm; UpCOM-Index giảm 0,57 điểm xuống còn 70,45 điểm.

Thanh khoản trên HoSE giảm 41% so với phiên giao dịch trước với tổng giá trị giao dịch đạt 14.044 tỷ đồng; trong đó giá trị khớp lệnh đạt 12.760 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 7/12. Nguồn FireAnt
Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 7/12. Nguồn FireAnt

Khối ngoại mạnh tay "gom" hơn 1.000 tỷ đồng

Trái ngược với đà giảm của chỉ số chính, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng tổng giá trị 1.028 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khối lượng 37 triệu cổ phiếu, giá trị đạt xấp xỉ 1.003 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều mua, VIC được khối này mua ròng mạnh nhất với giá trị 298 tỷ đồng, xếp tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh nhất trên HoSE là VHM với 119 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng STB và DXG với giá trị lần lượt 83 tỷ đồng và 69 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, hai mã VCB và GAS chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của nhà đầu tư ngoại với giá trị lần lượt là 36 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách này còn có VRE (-14 tỷ đồng), SAB(-8 tỷ đồng) và CII (-7 tỷ đồng).

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị 27 tỷ đồng. Trong đó, PVS được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 29 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới các mã IDC, THD với giá trị mua ròng lần lượt 11 tỷ và 2  tỷ đồng. Ngược lại CEO bị bán ròng mạnh nhất trên 17 tỷ đồng trên sàn này.

Trên UpCOM, phiên hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2 tỷ đồng. Tại chiều bán, cổ phiếu BSR bị khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng. Tương tự, LTG, VTP, BDT,... cũng đồng loạt bị bán ròng từ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.

Tại chiều mua, hôm nay VEA được khối ngoại mua ròng mạnh nhất 3 tỷ đồng, bên cạnh đó, họ cũng mua ròng tại QNS, MCH, FOC, ACV,.. với giá trị mỗi mã dưới 1 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

23 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước