Thị trường chứng khoán hôm nay 28/4: VN-Index giằng co trước áp lực chốt lời ngắn hạn

Thứ năm, 28/04/2022-17:04
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục giao dịch trầm lắng và thận trọng với việc thanh khoản suy giảm, thị trường trồi sụt liên tục quanh tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ.

VN-Index lên xuống như "tàu lượn"

Theo Zing, kể từ phiên giao dịch cuối tuần trước, đây là lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra yên ả và không có biến động cụ thể. Cả bên mua và bên bán tỏ ra tiếp tục hoài nghi lẫn nhau, qua đó diễn biến của thị trường ngày càng ảm đạm, minh chứng rõ ràng nhất là việc thanh khoản thị trường "tụt áp", thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE đã giảm về mức thấp nhất kể từ phiên 28/7/2021 (11.413 tỷ đồng).

Chốt phiên, sàn HoSE có 240 mã tăng và 186 mã giảm, VN-Index giảm 2,78 điểm (-0,21%), xuống 1.350,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 485,1 triệu đơn vị, giá trị 13.308,7 tỷ đồng, giảm gần 7% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,7 triệu đơn vị, giá trị 1.047,5 tỷ đồng.

Đóng cửa, sàn HNX có 150 mã tăng và 78 mã giảm, HNX-Index tăng 3,11 điểm (+0,78%), lên 360,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 69,2 triệu đơn vị, giá trị 1.476,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 301,7 tỷ đồng.


Nhà đầu tư kiềm chế giao dịch, VN-Index đóng cửa giảm hơn 2 điểm
Nhà đầu tư kiềm chế giao dịch, VN-Index đóng cửa giảm hơn 2 điểm

Sàn UpCoM-Index tăng 1,32 điểm (+1,31%), lên 102,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,7 triệu đơn vị, giá trị 627,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,03 triệu đơn vị, giá trị 298,3 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 534 mã tăng, 292 mã giảm, 728 mã giữ tham chiếu, 62 mã tăng trần và 9 mã giảm kịch biên độ. Dù không có sự chênh lệch rõ rệt, thanh khoản thị trường về cuối phiên tỏ ra đuối hơn so với phiên giao dịch 27/4, đạt 16.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức bình quân từ đầu năm khoảng 30.500 tỷ đồng/phiên và bình quân năm 2021 là 26.500 tỷ đồng/phiên.

Rổ VN30 đại diện cho 30 cổ phiếu lớn nhất HoSE giảm 1,15 điểm (-0,08%) với 19 mã giảm, 7 mã tăng và 4 mã giữ tham chiếu. Thanh khoản của rổ đạt 4.715 tỷ đồng, chiếm hơn 28% giá trị giao dịch của VN-Index.

Chỉ số mất điểm vì cổ phiếu blue-chips

FPT là mã tăng mạnh nhất trong VN30 với 2,4%, những mã có mức tăng cao (đều từ 1,4%) kế đó là HPG, VPB, TCB. Đáng chú ý, cổ phiếu VCB trong phiên chiều nay đã lấy lại được tham chiếu sau khi giảm gần 2% vào phiên sáng và từng đóng góp tiêu cực nhất đến chỉ số.

Vị trí này hiện chuyển lại cho GAS khi mã này giảm 3%. Ngoài GAS, những bluechips tác động tiêu cực nhất trên sàn HoSE là MSN, SAB, BID, VHM, MWG, VNM. Ngược lại, BCM, HPG, VPB, TCB, FPT vẫn nỗ lực làm trụ đỡ cho chỉ số.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Cổ phiếu chứng khoán lớn diễn biến kém khả quan khi VND giảm 2,56%, SSI giảm 2,62%, VCI giảm 2,91%, HCM giảm 1,3%... Dù vậy, vẫn có một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn tăng khá như FTS tăng 2,24%, TVS tăng 2,18%, VDS tăng 2,34%, AGR tăng 0,66%.

Đối với cổ phiếu bất động sản, sắc xanh lấn át sắc đỏ, trong đó BCM gây ấn tượng với mức tăng 6,14%, DXS tăng 3,44%, LGC tăng 5,65%, ITA tăng 3,21%, HDG tăng 2,14%, ROS tăng kịch trần... Trái lại, nhóm Vingroup gây thất vọng khi VIC giảm 0,13%, VHM giảm 0,77% còn VRE giảm 2,13%.

Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở nhóm sản xuất khi HPG tăng 1,41%, DPM tăng 2,95%, DCM tăng 3,54%, VHC tăng 2,2% nhưng MSN giảm 2,1%, VNM giảm 0,93%, GVR giảm 1,2%, SAB giảm 2,37%.

Đây cũng là tình trạng xảy ra ở cổ phiếu năng lượng, bán lẻ và hàng không: GAS giảm 2,97%, PLX giảm 1,04%, POW giảm 1,16% nhưng PGV tăng 1,92%; MWG giảm 1,49%, PNJ giảm 0,75% còn FRT tăng 2,26%; VJC đứng giá tham chiếu trong khi HVN giảm 0,69%.

Tương tự ca sáng, hàng loạt cổ phiếu nhóm chế biến thủy hải sản như AAM, ANV, ACL, IDI, FMC, CMX vẫn giữ được sắc xanh hoặc tham chiếu. ABT là mã duy nhất đóng cửa tiêu cực với mức giảm 3,17%.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất như BFC, CSV, DCM, DGC, DPM, LAS, PMB cũng giữ được sự hấp dẫn với nhà đầu tư khi đều có mức tăng mạnh.

Tuy vậy, cổ phiếu họ FLC như FLC, HAI, AMD, KLF tiếp tục tăng tích cực; trong đó, ART, ROS được kéo trần.


Nguồn Vietstock
Nguồn Vietstock

Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên toàn thị trường

Giao dịch khối ngoại cũng kém tích cực khi họ bán ròng gần 308 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu như VPB, HPG, VHM, HCM…

Trên HoSE, khối ngoại phiên giao dịch hôm nay ghi nhận bán ròng gần 13 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng hơn 308 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VHM hôm nay chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với 213 tỷ đồng. Theo sau, DGC và DIG cũng bị bán ròng lần lượt là 61 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VND, HBC, DXG, GEX… cũng bị bán ròng mạnh trong phiên.

Tại chiều mua, khối ngoại hôm nay tỏ ra "ưu ái" với HPG khi mua ròng 121 tỷ đồng. Ngoài ra, danh sách mua ròng còn có NLG (73 tỷ đồng), HDB (33 tỷ đồng), VCB (22 tỷ đồng),…

Trên HNX, khối ngoại hôm nay mua ròng hơn 304 nghìn cổ phiếu, tuy nhiên về giá trị lại bán ròng hơn 1 tỷ đồng. Tại chiều bán, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 4 tỷ đồng; ngoài ra THD cũng bị bán ròng 2 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Trong khi đó, PLC được mua ròng nhiều nhất 2 tỷ đồng hôm nay. Đồng thời, SD5, PVI, TA9, TVD… cũng được mua ròng nhẹ trên HNX.

Trên sàn UPCOM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 2 tỷ đồng, khối lượng hơn 77 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu SIP hôm nay được mua ròng 3 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên UPCOM hôm nay còn có LTG, ACV, NTC, QTP...

Trong khi đó, VEA tiếp tục bị nhà đầu tư ngoại bán ròng 5 tỷ đồng. CSI, CLX, MPC,… cũng bị bán ròng nhẹ trên UPCOM hôm nay.

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

4 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

16 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước