Thị trường chứng khoán hôm nay 11/5: Bất động sản dẫn sóng, VN-Index bất ngờ "quay xe" lấy lại mốc 1.300 điểm

Thứ tư, 11/05/2022-16:05
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục biến động khi có lúc rơi hơn 15 điểm trong buổi sáng nhưng đã hồi phục nhanh chóng về cuối phiên. Như vậy, sau 2 phiên hồi phục thì chỉ số chính đã lấy lại mốc tâm lý quan trọng 1.300 điểm.

VN-Index lại đảo chiều tăng điểm để lấy lại mốc 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay lại chứng kiến thêm một phiên đảo ngược tình thế. Dù vậy, diễn biến hồi phục phiên thứ hai liên tiếp để ngỏ kỳ vọng VN-Index đã tạo đáy và diễn biến tích cực hơn sẽ đến với thị trường trong các phiên tới đây.

Trong một bài phát biểu trong sáng 11/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng thị trường chứng khoán gần đây thiếu ổn định, một số những phiên giao dịch theo kiểu "sáng mưa, chiều nắng". Ông đặt vấn đề thị trường gần đây bất thường, không ngày nào ổn định như thế, có yên tâm được không.

Theo Zing, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 7,97 điểm (0,62%) lên 1.301,53 điểm (tức tăng hơn 23 điểm từ vùng thấp nhất ngày). Như vậy sau 2 phiên hồi phục thì chỉ số chính đã lấy lại mốc tâm lý quan trọng 1.300 điểm.

Tại thị trường Hà Nội, bộ chỉ số HNX-Index kết thúc ngày tăng 3,02 điểm (0,92%) đạt trên 333 điểm. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (0,27%) về 98,79 điểm.


VN-Index đảo chiều tăng điểm lấy lại mốc 1.300 điểm. Nguồn TradingView
VN-Index đảo chiều tăng điểm lấy lại mốc 1.300 điểm. Nguồn TradingView

Cổ phiếu đảo chiều tăng cả loạt, bất động sản dẫn sóng

Nhóm vốn hóa lớn như thường lệ vẫn có đóng góp quan trọng vào xu hướng chung. Rổ VN30 hôm nay tăng 4,36 điểm (0,32%) với 16/30 mã tăng giá.

Trong đó nổi bật là mã CTG của VietinBank bứt tốc 6% lên mức 26.700 đồng, trở thành mã có đóng góp tốt nhất cho chỉ số. Tiếp đến là BCM của Becamex tăng vọt 5,7% đạt 84.700 đồng và FPT tăng 3,6% lên 101.900 đồng.

Một số mã khác cũng có đóng góp ấn tượng cho chỉ số như bộ đôi VHM (Vinhomes) tăng 0,9% và VRE (Vincom Retail) tăng 2,8%. Thêm nữa EIB của Eximbank, REE của REE Corp tăng kịch trần.

Ở chiều ngược lại, MSN của Masan Group là mã gây ra tác động tiêu cực nhất lên thị trường khi giảm giá 3,6% về 111.900 đồng. Kế đến là VNM của Vinamilk mất 1,6% xuống 69.500 đồng và HPG của Hòa Phát giảm 1,1% còn 40.650 đồng.

Đi vào các nhóm ngành, nhóm ngân hàng ghi nhận các giao dịch tương đối khả quan, trong đó BID, VPB, TCB, OCB, TPB, HDB tăng nhẹ chưa tới 1%, MBB tăng 1,66%, ACB tăng 2,6%, VIB tăng 2,73%, EIB tăng kịch trần. Sắc đỏ hiện lên ở STB và SHB.

Phân hóa xảy ra ở cổ phiếu năng lượng và hàng không: GAS tăng 0,83%, PGV tăng 0,87% nhưng PLX giảm 2,81%, POW giảm 0,75%; VJC giảm 2,01% trong khi HVN có thêm 1% giá trị.

Cổ phiếu bán lẻ đồng loạt đi lên khi MWG tăng 0,64%, PNJ tăng 3,86% còn FRT tăng 2,6%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Cổ phiếu đầu cơ tiếp tục có phiên hồi phục ấn tượng khi hàng loạt mã lại kết phiên trong sắc tím. Với nhóm FLC Group thì ROS tăng hết biên độ lên 5.160 đồng khi có cổ đông lớn mới xuất hiện. Ngoài ra ART tăng trần 10%, FLC và KLF cũng tăng sát giá trần.

Các mã thuộc họ Apec vẫn bứt phá sau thông tin lãnh đạo gom cổ phiếu. Trong đó APS tăng kịch trần 10% lên 18.800 đồng, IDJ có thêm 8,8% và API tăng 6,7% trong ngày.

Một số cổ phiếu bất động sản cũng tăng hết biên độ như DIG tăng trần lên 56.700 đồng, CEO và L14 cùng bứt phá tối đa 10% đạt lần lượt 36.300 đồng và 154.200 đồng. Cổ phiếu liên quan DNP Corp ghi nhận NVT và VC9 tăng kịch trần. BII trong họ Louis tăng lên sát giá trần tại 6.800 đồng...

Độ rộng thị trường ngày hôm nay tiếp tục nghiêng về bên mua. Toàn sàn có tổng cộng 682 mã tăng giá, 282 mã giảm giá và 143 mã giao dịch tại mức tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tiếp tục là xu hướng tiêu cực khi ngày càng teo tóp, tổng giá trị giao dịch trên toàn sàn chỉ đạt 13.017 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 10.294 tỷ đồng, giảm 35% so với hôm qua và là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Diễn biến đảo chiều của thị trường trong nước cũng đang tương đồng với quốc tế. Ranh giới giữa tăng và giảm điểm tương đối mỏng manh trong phiên giao dịch gần đây. Dow Jones hôm qua có lúc vọt lên hơn 500 điểm so với lúc tham chiếu nhưng có thời điểm lại rớt tới 350 điểm và kết phiên vẫn còn giảm 85 điểm. Trong khi đó S&P 500 và Nasdaq hồi phục nhẹ sau “cơn bão” bán tháo của nhà đầu tư.


Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tăng tốt hôm nay. Nguồn Vietstock
Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tăng tốt hôm nay. Nguồn Vietstock

Khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 5 triệu cổ phiếu

Mặc dù thị trường có phiên thứ hai liên tiếp phục hồi, song diễn biến khối ngoại lại là điểm trừ khi họ trở lại bán ròng gần 100 tỷ đồng trên HoSE, giá trị bán ròng trên cả ba sàn đạt hơn 90 tỷ đồng. Lực bán tập trung tại một số mã như VNM, E1VFVN30, DXG, MSN, PLX…

Cụ thể, trên HoSE, khối ngoại hôm nay quay đầu bán ròng hơn 5 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng gần 99 tỷ đồng. Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 70 tỷ đồng tại cổ phiếu VNM. Ngoài ra, E1VFVN30 và DXG cũng bị bán ròng mạnh lần lượt 54 tỷ đồng và 48 tỷ đồng. Ngược lại, cổ phiếu DPM và CTG hôm nay được mua ròng tích cực mỗi cổ phiếu khoảng 49 tỷ đồng. Theo sau, DGX và VHM cũng được mua ròng lần lượt là 41 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại hôm nay mua ròng nhẹ, giá trị đạt gần 4 tỷ đồng. Trong đó, PVS tiếp tục được rót ròng nhiều nhất là 6 tỷ đồng hôm nay. Đồng thời, IDV, PVI, IVS, CEO… cũng được mua ròng nhẹ trên HNX. Trong khi đó, THD bị bán ròng khoảng 1 tỷ đồng. PSD, LHC, BCC... cũng là những mã bị bán ròng trên HNX trong phiên hôm nay.

Trên sàn UPCOM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 5 tỷ đồng. Cổ phiếu QTP hôm nay được mua ròng 8 tỷ đồng và VEA được mua ròng 1 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trên UPCOM hôm nay còn có SIP, MCH, CSI... Ở chiều ngược lại, QNS bị nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng 6 tỷ đồng. SID, MFS, ACV...... cũng bị bán ròng nhẹ trên dưới 1 tỷ đồng trên UPCOM hôm nay.

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

1 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

9 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

9 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

13 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

13 giờ trước