Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm: Thanh khoản rơi xuống mức thấp nhất trong gần 1,5 năm dù tài khoản mở mới lập kỷ lục

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Giao dịch ảm đạm tại vùng đáy là điều không bất ngờ nhưng thanh khoản liên tục giảm trong bối cảnh lượng tài khoản mở mới không ngừng tăng và lập kỷ lục có thể coi là một nghịch lý.

Thanh khoản liên tục giảm dù tài khoản mở mới không ngừng tăng

Theo Nhịp sống kinh tế, thị trường chứng khoán chuẩn bị khép lại tháng 6 đầy ảm đạm với việc thanh khoản chạm đáy nhiều tháng. Cụ thể, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE đã giảm 7,5% so với tháng trước, xuống dưới 13.500 tỷ đồng/phiên, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Thậm chí trong phiên 23/6 vừa qua, sàn HoSE ghi nhận giá trị khớp lệnh rơi xuống chỉ còn 10.000 tỷ đồng, lần đầu tiên sau 19 tháng kể từ tháng 11/2020.

Có thể thấy, thanh khoản đã có xu hướng đi xuống từ sau khi giao dịch bùng nổ trong giai đoạn tháng 11 năm ngoái. Thị trường thời điểm đó chứng kiến nhiều phiên khớp lệnh tỷ USD, thậm chí giao dịch trên 3 sàn có phiên lên đến hơn 2 tỷ USD. Thế nhưng, đến hiện tại những con số này đều đã giảm quá nửa.


Thanh khoản liên tục giảm dù tài khoản mở mới không ngừng tăng
Thanh khoản liên tục giảm dù tài khoản mở mới không ngừng tăng

Nếu như giao dịch ảm đạm tại vùng đáy là điều không bất ngờ thì thanh khoản liên tục giảm trong bối cảnh số lượng tài khoản mở mới không ngừng tăng và lập kỷ lục lại có thể được coi là một nghịch lý. Tính riêng trong tháng 5, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần nửa triệu tài khoản chứng khoán, gần gấp đôi con số kỷ lục cũ. Còn trong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 1,38 triệu tài khoản chứng khoán, gần bằng con số cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản).

Một trong những nguyên nhân giải thích cho sự bất hợp lý này đó là con số tài khoản mở mới đã không còn phản ánh đúng lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Bởi lượng tài khoản mở mới hàng tháng tăng mạnh có phần không nhỏ đến từ chính sách tự động mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng đến mở tài khoản chứng khoán tại một số ngân hàng. Hơn nữa, một nhà đầu tư có thể sở hữu nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán, chưa kể có những tài khoản ở trạng thái "passive" và không còn được sử dụng trong thời gian dài.

Việc nhà đầu tư mới không thực sự đông đảo như những con số thống kê, trong khi lãi suất có xu hướng tăng khiến thị trường khó níu chân dòng tiền cũ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản. Ngoài ra, một phần dòng tiền rút ra khỏi chứng khoán để chuyển sang gửi tiết kiệm khi các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi là điều có thể dự báo được dù chưa có con số thống kê chính xác.

Bên cạnh yếu tố lãi suất, những biến cố trên thị trường trái phiếu thời gian qua cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản. Việc các doanh nghiệp "ồ ạt" mua lại trái phiếu trước thời hạn đã lấy đi phần nào lượng tiền tiềm năng có thể chảy vào chứng khoán, thậm chí còn tạo áp lực bán trên một số cổ phiếu.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thanh khoản thấp, cổ phiếu chứng khoán có còn cơ hội?

Thời gian qua, nút thắt thanh khoản chưa được cởi bỏ đã ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của nhóm cổ phiếu chứng khoán. Theo đó, sau khi đạt đỉnh vào cuối năm ngoái, hầu hết cổ phiếu nhóm này đều đã trượt dài trong nhiều tháng. Thậm chí, áp lực bán còn không suy giảm trên nhiều cổ phiếu dù giá đã chiết khấu sâu đến hơn 50% so với đỉnh.

Có thời điểm, thanh khoản thấp không đủ hấp thụ lượng cung lớn do các đợt phát hành tăng vốn đã đẩy các cổ phiếu chứng khoán thủng đáy một năm, nhiều cái tên thậm chí còn âm thêm hàng chục %. Có độ nhạy cao với thị trường, nhóm cổ phiếu chứng khoán không thoát được tình trạng điều chỉnh mạnh khi thanh khoản "mất hút". Từ vị thế có 3 đại diện trong danh sách tỷ USD vốn hóa, các công ty chứng khoán hàng đầu đều đã lần lượt "rớt đài".  

Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện tại vùng đáy. Trước bối cảnh thị trường chịu áp lực chốt lời mạnh trong phiên vừa qua, cổ phiếu chứng khoán lại bất ngờ ngược dòng với sắc xanh phủ rộng. Trong đó, những cái tên như VND, SSI, VCI, HCM, MBS, SHS, BSI, CTS,... đều đồng loạt tăng mạnh qua đó nối dài chuỗi ngày hồi phục. Nếu tính từ đáy thì các cổ phiếu này phần lớn đều đã tăng khoảng 15-25%, đặc biệt có những mã như FTS, HCM còn tăng hơn 30%.


Cổ phiếu chứng khoán còn cơ hội?
Cổ phiếu chứng khoán còn cơ hội?

Trong ngắn hạn, thanh khoản thị trường được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ sự thay đổi từ quy chế thanh toán bù trừ mới đang được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) lấy ý kiến. Cụ thể, chứng khoán sẽ về tài khoản vào 11h30 – 12h00 ngày T 2 và nhà đầu tư có thể giao dịch ngay trong phiên chiều ngày T 2 thay vì đợi đến T 3 như trước. Điều này giúp các nhà đầu tư quay vòng vốn nhanh hơn cũng như có thể thúc đẩy giao dịch nhiều hơn.

Mặc dù số tài khoản mở mới không phản ánh chính xác lượng nhà đầu tư mới nhưng không thể phủ nhận một điều rằng chứng khoán đang ngày càng trở thành kênh đầu tư phổ biến trong dân số. Xét trong dài hạn, chứng khoán được đánh giá vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn và dư địa tăng trưởng còn rất nhiều dù sự thay đổi sẽ diễn ra từ từ chứ không còn ồ ạt như thời gian đầu của làn sóng F0.

Bên cạnh đó, triển vọng của chứng khoán Việt Nam cũng được các quỹ ngoại đánh giá cao nhờ tình hình vĩ mô ổn định và khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Ngoài ra, dòng vốn ngoại đang có xu hướng trở lại mua ròng hơn 9.000 tỷ đồng trong 3 tháng qua bất chấp việc Việt Nam khó có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong thời gian gần.

Theo Dragon Capital, việc tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường năm 2022 là khá chắc chắn với mức dự kiến khoảng trên 20%. Tương ứng, P/E forward hiện đã về mức giá khá rẻ với 11,x lần ở vùng chỉ số 1.200 điểm.

Đồng quan điểm, ông Petri Deryng – nhà sáng lập quỹ PYN Elite Fund cũng cho rằng, đợt suy giảm này khiến định giá TTCK Việt Nam đang trở nên không hợp lý, khi mức P/E dự phóng năm 2022 của chỉ số VN-Index chỉ ở mức 10,9 dù tăng trưởng lợi nhuận quý đầu năm của các doanh nghiệp lên tới 31% và cả năm được dự báo lên tới 19 – 29% trong kịch bản thận trọng.

"Không thể bỏ qua diễn biến chứng khoán toàn cầu khi đánh giá về chu kỳ tăng giá của chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ổn định, mức định giá cổ phiếu này là cực rẻ", ông Petri Deryng đánh giá.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

1 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

9 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

9 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

13 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

13 giờ trước