Tận dụng đồng hoang cùng vốn kiến thức từ nghề hướng dẫn viên du lịch, 9x Kiên Giang "lấy cỏ đổi USD", mỗi tháng thu về hàng trăm triệu đồng

Thứ sáu, 06/05/2022-16:05
Được biết, từ cây cỏ mọc hoang ở những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chàng hướng dẫn viên du lịch sinh năm 1993 đã tạo ra được nhiều sản phẩm từ đó xuất khẩu ra thị trường thế giới, mang về thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

Từ hướng dẫn viên du lịch chuyển hướng khởi nghiệp từ cây cỏ

Theo 24h, trước khi về quê khởi nghiệp, chàng trai Huỳnh Văn No trú tại Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã từng có hơn 5 năm làm hướng dẫn viên du lịch đồng thời cũng có cơ hội đặt chân đến 22 quốc gia trên thế giới. Cũng theo lời anh No, được hướng dẫn khách đi du lịch tham quan và trải nghiệm nhiều điều mới lạ trên thế giới đã khiến cho anh mở mang được nhiều điều và từ đó cũng nhận thức đến thế giới quan. Đáng chú ý, anh đã nhận ra việc bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia phát triển ngày càng được chú trọng và nâng cao khi họ hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm từ nhựa dùng một lần. 

Khảo sát cho thấy, tại các nước Châu Âu hay một số nước Châu Á như Singapore, Đài Loan,... họ đã cấm sử dụng sản phẩm ống hút nhựa. Và thay vào đó, tại các nhà hàng, khách sạn chỉ sử dụng ống hút bằng giấy, bằng bột hay kim loại. Anh No kể lại: "Khi thấy họ dùng những chiếc ống hút bằng kim loại và bằng giấy để uống cà phê, nước ép hay sinh tố, tôi lại nhớ đến loại cỏ sậy mọc hoang ở khắp các cánh đồng nhiễm phèn quê mình. Thứ cỏ ngày nhỏ chúng tôi vẫn thường lấy để hút nước từ những quả dừa ngọt lịm này chắc chắn có thể tận dụng để làm ống hút, vừa thân thiện với môi trường vừa cho thu nhập và tạo việc làm cho bà con”. 


Anh Huỳnh Văn No - người khởi nghiệp từ cây cỏ sậy
Anh Huỳnh Văn No - người khởi nghiệp từ cây cỏ sậy

Nghĩ là làm, vào tháng 3/2019 anh đã bắt đầu bắt tay vào làm ống hút từ cỏ sậy và cỏ bàng. Lấy chính thu nhập từ nghề hướng dẫn viên để bắt tay vào khởi nghiệp. Vào những ngày đầu, anh No đã tự mày mò quy trình làm ống hút rồi làm thủ công bằng dao kéo, cưa để thử nghiệm. Và khi đã thành công thì anh đã bắt đầu tìm hiểu về các loại máy móc chuyên dụng để sản xuất với số lượng nhiều. Anh cho biết thêm: "Vì đây là sản phẩm mới nên thị trường không có máy móc chuyên dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tôi phải tự tìm hiểu các công đoạn, các loại máy móc hỗ trợ rồi chế tạo theo mục đích sử dụng của mình”. Và sau thời gian đi tour, anh No lại lao vào nghiên cứu và lắp ráp máy cắt, máy vệ sinh ống hút trên sân thượng và hoàn thiện quy trình làm ra sản phẩm. 


Khi bắt tay vào làm, anh No phải tự tìm nguyên liệu cũng như các công đoạn sản xuất, lắp ráp máy móc
Khi bắt tay vào làm, anh No phải tự tìm nguyên liệu cũng như các công đoạn sản xuất, lắp ráp máy móc

Và khi bắt đầu thử nghiệm thành công, anh No đã đặt mua cỏ sậy, cỏ bàng mọc tự nhiên của người dân thu hái tại vùng đệm rừng U Minh Thượng về và sau đó mang phơi sơ qua rồi cắt, vệ sinh thông qua cách đốt và phơi khô. Cuối cùng chính là dùng tia UV để tiến hành khử khuẩn. Chàng trai này phân tích: "Cỏ bàng khi thu hoạch cắt ra thành từng đoạn có độ dài từ 18-20 cm, đường kính ống từ 4,5-6,5mm, dày khoảng 0,5-0,8mm. Việc vệ sinh và thông các đốt cũng là công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng của sản phẩm. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn của người làm”. Các loại cây mọc hoang tự nhiên không có giá trị kinh tế, chàng trai này đã tạo ra được sản phẩm ống hút cỏ bàng, cỏ sậy có màu sắc tự nhiên, bắt mắt và dễ phân hủy, thân thiện với môi trường từ đó nhận được sự đón nhận nhiệt tình của khách hàng trong và ngoài nước. Nếu so sánh với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp như ống hút nhựa thì ống hút cỏ bàng, cỏ sậy có giá cao hơn nhiều bởi các mặt hàng thân thiện với môi trường đòi hỏi chi phí cao về nhân công. Chính vì thế, anh No đã tập trung phân phối vào phân khúc khách hàng cao cấp tại các nhà hàng, khách sạn, khu resort đồng thời hướng đến thị trường xuất khẩu. Dần dần thì sản phẩm ống hút cỏ bàng, cỏ sậy của anh cũng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành và xuất khẩu ra hàng loạt nước trên thế giới ví dụ như Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hà Lan, New Zealand, Áo,... Và với công suất tối đa đạt từ 6 - 7 triệu sản phẩm/tháng, xưởng sản xuất của anh đã tạo ra công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương với mức lương từ 4,5 - 5,5 triệu đồng/người/tháng. Chỉ sau 6 tháng, cơ sở sản xuất của anh No đã đi vào hoạt động ổn định và cho ra lò khoảng 100 nghìn đồng chiếc ống hút và thu về khoảng 60 - 70 triệu đồng/tháng. Sau thời gian 1 năm, số lượng ống hút được xuất ra khoảng 600 - 800 nghìn ống hút/tháng và doanh thu đạt từ 350 - 500 triệu đồng/tháng. 


Ống hút từ cây cỏ sậy của anh Huỳnh Văn No
Ống hút từ cây cỏ sậy của anh Huỳnh Văn No

Lựa chọn hướng đi bền vững với cỏ sậy trong tương lai

Tuy nhiên thì vào năm 2020, dịch bệnh COVID-19 lan rộng đã khiến cho anh No gặp không ít khó khăn về mọi mặt. Anh No bộc bạch: "Khi bắt đầu, tôi chọn hình thức là lấy thu nhập của du lịch để nuôi dự án khởi nghiệp của mình nhưng cùng 1 lúc cả 2 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Du lịch bị đóng băng, đồng thời các đơn hàng xuất khẩu đi Châu Âu đều bị huỷ, tôi phải cho dừng sản xuất, chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sâu về quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành”. 

Đến hiện nay, sau nhiều tháng phải tạm ngừng việc sản xuất, xưởng đã bắt đầu đi vào hoạt động trở lại. Mỗi tháng trung bình xưởng của anh sản xuất khoảng 400 - 800 nghìn ống hút với mức giá dao động từ 320 - 600 đồng/sản phẩm. Cũng theo đó đã có những tín hiệu tốt từ phía khách hàng lớn từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. 


Xưởng sản xuất của anh No đã tạo ra việc làm cho 15-20 lao động địa phương
Xưởng sản xuất của anh No đã tạo ra việc làm cho 15-20 lao động địa phương

Nói về dự định của bản thân trong tương lai, anh No cho biết: "Mình sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất mới để có thể giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ống hút đồng thời đưa ra thị trường sản phẩm đĩa dùng một lần từ thân cây chuối và mo cau". 

Chàng trai này cho biết thêm, đây chính là sản phẩm phát triển bền vững trong tương lai từ đó có thể tạo ra được vòng kinh tế bền vững và tuần hoàn. Bởi vì nguyên liệu chính là cây cỏ nên trong quá trình sản xuất sẽ không có rác độc hại cho môi trường và hệ sinh thái không bị ảnh hưởng nhiều trong việc khai thác nguyên liệu nên chắc chắn thời gian tới sẽ chú trọng hơn trong việc phát triển sản phẩm. 
 

Theo: 24h.com.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

1 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

1 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

5 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

5 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

9 giờ trước