Sử dụng bất động sản trong “vũ trụ ảo” như thế nào?

Thứ bảy, 25/03/2023-14:03
Metaverse (vũ trụ ảo) được dự đoán sẽ trở thành một thị trường ngách đầy tiềm năng của ngành bất động sản. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại như văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng bán lẻ. 

Mảnh đất khai thác màu mỡ

Theo Báo đầu tư, bất động sản là tài sản không di chuyển, có ở thế giới thật. Tuy nhiên trên thực tế, những công ty lớn trên toàn cầu đang đặt cược vào metaverse, với hy vọng nơi đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để đầu tư và sử dụng bất động sản. 

Global Market Estimate đưa tin, thị trường metaverse toàn cầu dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 45,5% trong giai đoạn 2022 - 2027. Nghiên cứu của Cushman & Wakefield cho thấy, có không ít doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ mới của vũ trụ ảo vào hoạt động doanh nghiệp.


Bán lẻ là một trong những mảng phát triển rất mạnh nhờ sự hỗ trợ của metaverse
Bán lẻ là một trong những mảng phát triển rất mạnh nhờ sự hỗ trợ của metaverse

Với phân khúc văn phòng, metaverse cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng không gian văn phòng, nơi nhân viên và khách hàng gặp gỡ, làm việc, trao đổi và bán hàng. Như vậy, nhân viên vẫn có thể làm việc theo cách của họ, được truyền cảm hứng mà không cần phải tới văn phòng thật. 

Ví dụ với ứng dụng Workrooms của Meta, nơi cho phép nhân viên đăng nhập vào văn phòng ảo, sử dụng kính thực tế ảo và trao đổi với đồng nghiệp như đang ở bên cạnh nhau. 

Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam - Bà Trang Bùi cho biết, còn rất nhiều rào cản để áp dụng rộng rãi điều này, như chi phí, độ tiện dụng và tính cần thiết. Nhất là giá cho một chiếc kính dùng trong metaverse không rẻ, từ 429 đến 1.000 USD. Tuy nhiên, vẫn có nhiều dư địa phát triển cho dự án này, bởi ngày càng nhiều người muốn làm việc từ xa một phần hoặc toàn phần. Các công ty cũng tích cực mở rộng phạm vi tuyển dụng khắp khu vực địa lý.

Trong khi bán lẻ là một trong những mảng phát triển rất mạnh nhờ sự hỗ trợ của metaverse. Hàng loạt trung tâm mua sắm, nhà bán lẻ, nhà điều hành đang thiết kế, xây dựng không gian ảo của họ. Người mua sắm cũng có thể tới trải nghiệm không gian cửa hàng, thử đồ lên avatar, tùy chỉnh chất liệu và màu sắc. Người tiêu dùng sẽ chọn đồ trong thế giới ảo và được giao hàng tới tận nhà trong thế giới thực. 

Metaverse hiểu hành vi người tiêu dùng và có thể cung cấp thông tin sâu hơn về tâm lý người dùng cho thương hiệu, hỗ trợ nhãn hàng định hướng và định vị người tiêu dùng. Chẳng hạn như Adidas, Burberry, Gucci, Tommy Hilfiger, K11, Nike, Samsung, Louis Vuitton đã xây dựng nền tảng bán lẻ trên metaverse.

Với mảng cư trú, vũ trụ ảo có thể áp dụng tương tự bán lẻ. Người mua tiềm năng sẽ đến tham quan khu dân cư và khu vực lân cận trong metaverse được tạo dựng giống y ngoài đời thực trước khi mua nhà. Điều này giúp người mua tiết kiệm thời gian và công sức, có thể tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. 

Công nghệ này còn cho phép các kiến trúc sư, nhà thiết kế, chủ nhà tạo ra một ngôi nhà trong thế giới ảo thực tế. Những yếu tố như thời tiết, mùa, môi trường… đều có thể được tính toán chính xác để nâng cao thẩm mỹ căn nhà. 

Với ngành khách sạn, metaverse cho phép những vị khách của họ ghé thăm khách sạn trước khi đặt phòng. Công nghệ này cho phép khách sạn và nhà tổ chức sự kiện phát triển các hội thảo, hội nghị, diễn đàn, có thể truy cập trên toàn thế giới mà không cần di chuyển tới nơi khác.


Khoảng 36 tỷ USD chi phí công tác trực tiếp sẽ chuyển sang cho sự kiện, công tác ảo trên metaverse
Khoảng 36 tỷ USD chi phí công tác trực tiếp sẽ chuyển sang cho sự kiện, công tác ảo trên metaverse

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc thị phần ở mảng du lịch hội nghị và triển lãm (MICE) thực tế sẽ bị ảnh hưởng vì khách tham dự sẽ không tới tận nơi. 

Theo Euromonitor International, toàn cầu dự kiến có 274 triệu chuyến công tác có thể biến mất vào năm 2027 và khoảng 36 tỷ USD chi phí công tác trực tiếp sẽ chuyển sang cho sự kiện, công tác ảo trên metaverse.

Với công nghiệp, một số công ty như Siemens đã tạo ra được bản sao nhà máy trên vũ trụ ảo, có thể sửa chữa thiết bị công nghiệp từ xa bởi những kỹ sư có trình độ. Công nghệ vũ trụ ảo cũng cần nhiều sức mạnh máy tính và bộ nhớ để hoạt động, qua đó thúc đẩy tốc độ phát triển và quy mô trung tâm dữ liệu. 

Các chuyên gia dự báo, bất động sản trong metaverse cũng như phần lớn các loại công nghệ mới. Ngày càng nhiều nhà phát triển lớn như Meta, Alphabet đang nghiên cứu và đầu tư mạnh vào công nghệ này để áp dụng trong công việc và đời sống. 

Bảo mật là vấn đề lớn

Lý giải về sự phổ biến đang gia tăng từng ngày của bất động sản trong metaverse, Trung tâm Tài chính, Công nghệ và Khởi nghiệp (CFTE) (trụ sở tại Anh) cho rằng, lợi tức đầu tư BĐS ảo trong metaverse có thể cao hơn nhiều thế giới thực. Hơn nữa, nhờ công nghệ blockchain, khó có thể xảy ra những vụ lừa đảo đất đai. 

Thực chất, công nghệ blockchain là một sổ phân tán, nghĩa là mọi giao dịch đều được ghi lại công khai, có sự minh bạch hơn khi giao dịch, giảm thiểu nguy cơ gian lận. Mua BĐS ảo đơn giản hơn BĐS thực, vì có thể mua đất trị giá hàng trăm ngàn USD chỉ bằng cú nhấp chuột. 

Tuy nhiên, từ quý III/2022 thì thị trường tiền số liên tục lao dốc, dẫn tới giá đất ảo giảm mạnh, nhiều công ty đầu tư BĐS trong metaverse chịu lỗ nặng. Nhưng với vũ trụ ảo văn phòng thì còn nhiều dư địa vì ngày càng nhiều người muốn làm việc từ xa. 

Dữ liệu của The Information được tổng hợp từ những nền tảng đầu ngành BĐS ảo như NFT Worlds, The Sandbox, Decentraland, Voxels, Superworld, Somnium Space cho thấy giá đất ảo đã giảm bình quân hơn 80%.

Sự sụt giảm này rất nhanh đã làm dấy lên cuộc tranh luận về vấn đề liệu BĐS ảo có phải tài sản tốt để đầu tư hay không. Giá đất trên thị trường thật cũng sụt giảm, một số chuyên gia trong ngành lý giải rằng vì lạm phát tăng cao cùng mối đe dọa của các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất. 

Bên cạnh đó, chuyên gia của Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, metaverse vẫn đang trong giai đoạn khởi động, sẽ khó tránh khỏi các rủi ro, nhất là vấn đề bảo mật. Sẽ luôn hiện hữu nguy cơ người dùng bị tấn công mạng, đánh cắp thông tin, dữ liệu. 


Sẽ khó tránh khỏi các rủi ro, nhất là vấn đề bảo mật trên metaverse
Sẽ khó tránh khỏi các rủi ro, nhất là vấn đề bảo mật trên metaverse

CFTE cảnh báo, hiện nay không có bên thứ 3 nào đáng tin cậy đảm bảo nguồn gốc BĐS hay cơ sở chứng minh tài sản kỹ thuật số đó có hợp pháp hay không. Cần lưu ý về những chiêu lừa đảo và chiếm quyền kiểm soát đang xảy ra thường xuyên trong NFT, từ phần mềm độc hại trên máy tính, việc tăng hoặc giảm giá rất giả tạo với giao dịch giả mạo.

Giám đốc của Center for the Edge của Deloitte Đông Nam Á - Ông Duleesha Kulasooriya cho rằng, vũ trụ ảo là điều tất yếu. Việc phát triển hệ thống công nghệ, nhân lực, khuôn khổ pháp lý nhằm thực hiện hóa tiềm năng nghìn tỷ USD của metaverse sẽ tạo lợi ích của nhiều ngành công nghiệp và hoạt động kinh tế. 

“Tương lai thành công của metaverse cần phải có các hành động không chỉ từ các chính phủ, mà còn từ những tác nhân trong hệ sinh thái. Dù metaverse vẫn ở trong hình thái ban đầu, nhưng hiện tại là thời điểm tốt để doanh nghiệp, các bên liên quan thử nghiệm, tìm lợi thế của họ trong đây, từ đó xác định cơ hội tối ưu hóa những lợi thế này” - Ông Duleesha nói. 

Theo phân tích của Deloitte, lợi ích tiềm năng vũ trụ ảo đem lại cho nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 9 - 17 tỷ USD/năm, tương đương 1,3 - 2,4% GDP. Có các dấu hiệu cho thấy, đồng tiền mã hóa có thể được chấp nhận rộng trên thị trường Việt Nam. 

Thứ nhất, vì người Việt Nam có tinh thần doanh nhân, sáng tạo và khá trẻ tuổi nên Việt Nam có lợi thế vượt trội trong định hướng tương lai của web. Là một trong những nước tích cực nhất trong không gian Web3.Sky Mavis, một kỳ lân công nghệ phổ cập khái niệm “GameFi” (hoặc chơi game để kiếm tiền) chạy trên nền tảng blockchain với trò chơi Axie Infinity.

Hai là, Việt Nam đứng đầu mức độ chấp nhận sử dụng tiền mã hóa năm 2021. Ba là chính phủ Việt Nam rất tích cực xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường kỹ thuật số. Gồm một loạt đánh giá quy định về luật liên quan tới kỹ thuật số trong 1 - 2 năm tới. 

Các chuyên gia Deloitte thì cho rằng, bên cạnh các quy định về kỹ thuật số thì môi trường hỗ trợ start-up sẽ là một yếu tố quan trọng. 

Chuyên gia Deloitte kiến nghị: “Việt Nam cần thành lập ngôi làng metaverse để hỗ trợ hệ sinh thái cho công nghệ metaverse, gồm các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, start-up và các cá nhân”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

6 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

13 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

13 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

17 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

18 giờ trước