Sau khi nới room tín dụng, nhà đầu tư bất động sản vẫn e dè xuống tiền thời điểm này

Thứ hai, 19/09/2022-21:09
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn e dè với thị trường bất động sản thời điểm này.

Nới room tín dụng tăng dư địa cho thị trường phát triển

Thị trường bất động sản từ đầu năm 2022 đến nay rơi vào tình trạng trầm lắng, sau động thái kiểm soát chặt tín dụng bất động sản của các ngân hàng. Theo đó, trong vài tháng trở lại đây, giao dịch trên thị trường bất động sản giảm, thanh khoản nhiều phân khúc tuột dốc không phanh. Dẫn đến việc nhà đầu tư phải bán cắt lỗ, xả hàng vì đuối vốn, không chịu nổi áp lực gồng lãi ngân hàng.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, động thái kiểm soát cũng như tăng cường quản lý nhằm điều chỉnh và định hướng dòng vốn bất động sản là việc làm cần thiết để lành mạnh hóa thị trường. Tuy nhiên, chính việc kiểm soát tín dụng này cũng đã đẩy thị trường phải đối mặt với hàng loạt bất cập. Trong đó, người mua có nhu cầu thực gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay, làm giảm thanh khoản thị trường.


Động thái kiểm soát, tăng cường quản lý nhằm điều chỉnh, định hướng dòng vốn BĐS là cần thiết để lành mạnh hóa thị trường
Động thái kiểm soát, tăng cường quản lý nhằm điều chỉnh, định hướng dòng vốn BĐS là cần thiết để lành mạnh hóa thị trường

Được biết, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tiến hành phân bổ nốt room tín dụng cho một số ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc nới room tín dụng nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% và đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây được đánh giá là yếu tố hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp có thể duy trì dòng vốn trước khi quy định mới về trái phiếu doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực.

Đồng thời, việc phân bổ tín dụng còn lại của năm 2022 còn khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản cũng như tăng dư địa cho thị trường phục hồi, tái phát vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, dòng vốn khơi thông cũng tạo lực đẩy quan trọng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh ra hàng trong những tháng tới.

Nhà đầu tư bất động sản vẫn rụt rè với thị trường

Mặc dù đã nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn e dè với thị trường bất động sản. Theo anh Nguyễn văn Phi, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội, thực tế khi tín dụng bị kiểm soát chặt trong thời gian qua, không ít người đã chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng. Đến nay, việc nối lại room tín dụng cũng sẽ tác động tích cực tới thị trường nhưng nhà đầu tư này vẫn chưa dám xuống tiền vào thời điểm này.


Nhiều nhà đầu tư vẫn e dè với thị trường bất động sản
Nhiều nhà đầu tư vẫn e dè với thị trường bất động sản

Anh Phi cho biết, việc dòng tiền trở lại với thị trường có thể thấy là tín hiệu tốt, nhưng với 450.000 tỷ đồng được bơm ra với mục đích chủ yếu là ưu tiên cho kinh doanh sản xuất nhằm hỗ trợ gói lãi suất 2%, chứ không phải tất cả sẽ nhảy vào bất động sản. Dù hiện nay không khó để tìm kiếm bất động sản cắt lỗ nhưng nhà đầu tư này vẫn chưa mua trong thời điểm này, thay vào đó sẽ xem xét tình hình thị trường trong thời gian tới rồi mới tính tiếp. 

Anh Tùng, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, dù đã nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn gọi tới văn phòng của anh nhờ bán mảnh đất đang nắm giữ. Anh cho biết thêm rằng thanh khoản thị trường hiện nay vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, bởi các nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng xuống tiền ở thời điểm này. “Tôi cũng liên hệ một số khách quen, họ có sẵn tiền nhưng đều chia sẻ chưa xuống tiền ngay mà vẫn theo dõi thị trường bất động sản", anh Tùng nói.

Theo chủ phòng giao dịch này, thực tế bất động sản luôn có độ trễ nên việc nới lại room sẽ không giúp thị trường sôi động trở lại ngay lập tức mà cần theo dõi thêm. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, do vậy thời điểm này không tốt cho việc dùng đòn bẩy để đầu tư, chưa kể việc giải ngân hiện tại còn phải chờ đợi lâu.

Ngoài ra, anh Tùng cho biết, một số nhà đầu tư tiềm lực hiện vẫn đi mua gom đất. Tuy nhiên, giá bất động sản đó phải thật rẻ thì họ mới xuống tiền. Người môi giới này cho rằng, nếu mua bất động sản trong thời gian này, nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi thế để thương thảo về giá cũng như có thể chọn được những mảnh đất có vị trí đẹp, có tiềm năng tăng giá từ những người đang bị áp lực tài chính. Tuy nhiên, thị trường nhà đất đang trong quãng nghỉ vì vậy nhà đầu tư cần cân nhắc tới việc huy động vốn để mua, tốt nhất là sử dụng nguồn vốn tự có.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, việc nới room tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, con số 450.000 tỷ đồng là "không thấm tháp gì so với thị trường bất động sản".

Theo đó, ông Đính cho rằng, cần đưa dòng vốn vào các dự án mang tính chất có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng khai thác kinh doanh. Còn với những dự án sắp hoàn thành thì phải tạo điều kiện tiếp tục hoạt động để tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp, xã hội lẫn nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần tạo nhiều kênh đầu tư hiệu quả khác như trên thế giới đã làm mà chúng ta chưa sử dụng như: Quỹ đầu tư, quỹ tín thác, quỹ ủy thác...

Vị chuyên gia này cho rằng, cùng với động thái nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản đang được tháo các nút thắt lớn sau Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính Phủ về chủ trương không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, công khai minh bạch thông tin quy hoạch... Đây được xem là 2 lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản phục hồi và sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng trong năm 2022.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

59 phút trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

1 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

1 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

3 giờ trước