Nhà đầu tư rút hơn 7 tỷ USD khỏi Tether làm dấy lên lo ngại về sự hậu thuẫn của stablecoin

Thứ bảy, 21/05/2022-10:05
Các nhà đầu tư đã rút hơn 7 tỷ USD giá trị từ tether kể từ khi nó rớt khỏi mức 1 USD trong một thời gian ngắn, làm dấy lên những lo ngại mới về lượng dự trữ làm nền tảng cho đồng stablecoin lớn nhất thế giới.

Tài sản đảm bảo nhưng đầy... rủi ro

Theo Nhịp sống kinh tế, dữ liệu từ CoinGecko cho thấy, nguồn cung lưu hành của Tether đã giảm từ khoảng 83 tỷ USD từ tuần trước xuống dưới 76 tỷ USD trong tuần này. Tiền ảo này được biết đến là một stablecoin, thuật ngữ chỉ những đồng tiền số luôn có giá trị 1 USD nhờ các loại tài sản đảm bảo để giá của nó bất biến so với đồng đô la Mỹ.

Tuy nhiên, đồng này đã giảm xuống 95 cent đổi 1 Tether trong bối cảnh thị trường hoảng loạn về sự sụp đổ của tiền số có tên TerraUSD hay UST.

Đa số các đồng stablecoin đều được hỗ trợ bởi cái gọi là Dự trữ Fiat, ra đời dựa trên ý tưởng chúng có đủ tài sản thế chấp trong trường hợp người dùng quyết định rút tiền của họ. Tuy nhiên, stablecoin như UST lại dựa trên chính đồng tiền số có tên Luna làm công cụ đảm bảo. Theo đó, khi thị trường tiền số bị bán tháo, cú sập tồi tệ đã xảy ra.

Trước đây, Tether từng tuyên bố tất cả tiền số của họ được hỗ trợ bằng đồng USD lưu trữ trong ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với Tổng chưởng lý New York, công ty này tiết lộ rằng họ dùng những tài sản khác, bao gồm thương phiếu (một dạng nợ ngắn hạn, không có đảm bảo do các công ty phát hành) để hỗ trợ đồng stablecoin của mình.


 
 

Cụ thể, trong lần tiết lộ cuối cùng, họ cho biết Tether chỉ được đảm bảo bởi 4,2 tỷ USD tiền mặt. Phần lớn số còn lại, lên tới 34,5 tỷ USD là các tín phiếu kho bạc không xác định có thời gian đáo hạn dưới 3 tháng và 24,2 tỷ USD còn lại là thương phiếu.

Ngay sau đó, tình huống này một lần nữa đã làm dấy lên những lo ngại xung quanh cái gọi là stablecoin - vốn được ra đời để giải quyết sự biến động khủng khiếp mà các đồng tiền số như Bitcoin luôn phải đối mặt. Mới đây, việc đồng Luna giảm giá trị gần về 0 đã khiến đồng UST, vốn được đảm bảo bằng chính đồng Luna này trượt dốc theo.

Hồ sơ trên LinkenIn cho thấy, Tether có quan hệ với một công ty ở thiên đường thuế Cayman, với chỉ vỏn vẹn 3 nhân viên. Công ty này đã nhiều lần phải đối mặt với yêu cầu thanh tra toàn bộ lượng tiền dự trữ. Vào tháng 7/2021, công ty tuyên bố sẽ đưa ra báo cáo chính thức trong vòng "vài tháng", tuy nhiên vẫn chưa có điều gì xảy ra ở thời điểm hiện tại.

Áp lực ngày càng lớn từ các cơ quan quản lý

Trả lời một người dùng trên Twitter khi anh này liên tục thúc giục Tether thực hiện kiểm toán toàn diện, Paolo Ardoino, giám đốc công nghệ của công ty đã khẳng định token của họ "được hỗ trợ đầy đủ" và đã thực hiện đổi 7 tỷ USD trong 48 giờ qua.


Những đồng tiền số như Tether có khả năng tác động mạnh đến hoạt động tài chính truyền thống
Những đồng tiền số như Tether có khả năng tác động mạnh đến hoạt động tài chính truyền thống

"Chúng tôi có thể tiếp tục đổi ra tiền USD nếu thị trường muốn. Chúng tôi có đủ thanh khoản để thực hiện tất cả giao dịch lớn và thanh toán theo phương thức 1-1", Paolo Ardoino nhấn mạnh.

Cũng trong một tweet khác, vị giám đốc này cho biết Tether vẫn đang tiến hành kiểm toán. "Hy vọng rằng các cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy nhiều công ty kiểm toán thân thiện hơn với tiền số", vị giám đốc công nghệ cho hay.

Mặc dù vậy, những lời trấn an này cũng không thể làm giảm những lo lắng trên thị trường. Trước việc này, trong tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo về những rủi ro đối với sự ổn định tài chính nếu stablecoin phát triển không theo các quy định. Bên cạnh đó, bà cũng thúc giục các nhà lập pháp phê duyệt quy định trong lĩnh vực này vào cuối năm 2022.

Trước tình hình hỗn loạn trên thị trường tiền số thời gian gần đây, tại châu  u, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết đây được coi là "lời cảnh tỉnh" cho các nhà quản lý toàn cầu. Ông Villeroy cho rằng tiền số có thể sẽ phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu nếu không được kiểm soát, đặc biệt với stablecoin - loại tiền số ổn định mà ông cho là đang bị đặt "sai tên".

Trong khi đó, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu Fabio Panetta đánh giá những đồng tiền số như Tether có khả năng tác động mạnh đến hoạt động tài chính truyền thống, vốn nằm dưới những quy định của pháp luật. Đồng thời, EU cũng có kế hoạch đưa các stablecoin nằm dưới sự giám sát nghiêm ngặt hơn của pháp luật với các quy tắc mới được gọi là Quy định về thị trường tiền số, gọi tắt là MiCA.

Cũng về vấn đề này, Frances Coppola, một nhà kinh tế học độc lập giải thích rằng, chính các tài sản giao dịch tiền số chứ không phải các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang rút hàng tỷ USD từ Tether trong các giao dịch bán buôn. Để có thể đổi Tether thành USD, khách hàng phải rút tối thiểu 100.000 USD.


 
 

"Khách hàng thực sự là những sàn giao dịch. Sau đó, các sàn giao dịch bán token cho các trader, bao gồm cả những nhà đầu tư lớn và các nhà đầu tư nhỏ lẻ", Coppola nói.

Tether là một phần quan trọng của thị trường tiền số, tạo điều kiện cho các giao dịch trị giá hàng tỷ USD mỗi ngày. Các nhà đầu tư thường chuyển tiền mặt của họ vào tiền số của Tether trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.

Tuy nhiên, khi các tài sản đảm bảo không rõ ràng, lúc này rủi ro tiếp tục đổ lên đầu các nhà đầu tư. Chính nhà đầu tư cũng nhận ra điều này và chọn đổ tiền sang các loại stablecoin đối thủ khác như USDC của Circle hay BUSD của Binance. Theo đó, chúng đã tăng tương ứng khoảng 8% và 4% trong tuần qua khi được đánh giá là "an toàn hơn" so với Tether.

Theo Carol Alexander, giáo sư tài chính tại Đại học Sussex, cho biết: "Mặc dù chưa đủ lớn để gây ra gián đoạn trên thị trường tiền tệ Mỹ nhưng cuối cùng, Tether có thể đạt tới quy mô đó. Giả sử, chúng có 200 tỷ USD tài sản đảm bảo thay vì 80 tỷ USD như hiện nay và phần lớn nằm trong chứng khoán lưu động của Chính phủ Mỹ, một cú sập có thể tác động mạnh tới thị trường tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới, thậm chí đẩy cả thế giới vào suy thoái".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

35 phút trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

1 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

2 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

2 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

2 giờ trước