Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga

Thứ hai, 14/03/2022-10:03
Trước diễn biến cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine leo thang, các nhà bán lẻ lớn thi nhau rút lui dần khỏi thị trường Nga, trong đó có hai thương hiệu lớn mới tham gia danh sách này ngay sau Apple đó đó là IKEA và H&M

Danh sách các doanh nghiệp đang dần rút lui khỏi Nga ngày một đông hơn khi các nước đang có động thái tiến hành các lệnh trừng phạt lên đất nước này, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bị đóng cửa không phận. Đồng rụp hiện bị sụt giá mạnh, ngân hàng trung ương Nga bị Mỹ cấm vận dẫn tới thị trường kinh doanh của Nga hiện đang khó khăn hơn bao giừo hết. Trước tình hình này, các công ty nhận định rằng hành động tiếp tục kinh doanh tại thị trường này không còn an toàn.

Apple

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 1

 

Được biết, Apple đã dừng bán mọi sản phẩm tại Nga hôm 1/3 vừa qua nhằm thể hiện quan điểm không ủng hộ cuộc tiến công quân sự của Nga đối với Ukraine. Trên trang bán hàng trực tuyến của nhãn hàng này, khách hàng đã không thể đặt hàng, các sản phẩm sẽ được hiển thị dòng trạng thái "không có sẵn" để mua hoặc giao hàng trong nước. Apple hiện không có cửa hàng bán lẻ nào tại đất nước này. 

 

Đi kèm với đó, Apple đã xoá hai ứng dụng do Nga kiểm soát khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store toàn cầu trừ ở Nga đó là RT News vad Sputnik News. Công ty nhấn mạnh rằng họ sẽ thực hiện nhiều hành động hơn nữa ngoài việc đóng băng hoạt động bán hàng.

Theo Counterpoint Research, iPhone chiếm tới 15% trên thị trường điện thoại thông minh của Nga, theo ước tính năm ngoái Apple đã bán được khoảng 32 triệu chiếc điện thoại tại thị trường này.

Theo nhà phân tích của MIS (Moor Insights Strategy) - Anshel Sag chia sẻ với CNBC cho rằng động thái mới của Apple có thể sẽ khiến những nhãn hàng lớn khác tiếp bước làm theo.

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 2

Nhà phân tích Ben Wood của CCS Insight cho biết Nga vốn không phải là thị trường lớn của Apple, vậy nên các động thái vừa qua của công ty không gây nên tác động to lớn nào với họ, đối với Apple khi để mất doanh thu tại thị trường Nga không hề nghiêm trọng gây nguy hiểm tới việc kinh doanh do doanh nghiệp này vốn rất lớn và bền bỉ.

Các ước tính doanh thu của tập đoàn công nghệ lớn này tại Nga cho biết công ty đã thu về con số lên tới 2,5 tỷ USD vào năm 2020, mặc dù chỉ chiếm 0,9% tổng doanh thu của Apple nhưng đây được xem là một con số lớn đối với hầu hết các công ty khác. Hiện tại, do đồng rúp tăng giá, các sản phẩm của Apple trở nên khó mua hơn đối vói người tiêu dùng trong nước, Apple sẽ không thu được nhiều lợi nhuận khi cố bám trụ trước tình hình chiến sự phức tạp cùng với các lệnh trừng phạt quốc tế.

Phỏ thủ tướng Ukraine đã chia sẻ trên tài khoản Twitter của ông vào ngày 26/2 cho rằng ông đã liên hệ với CEO của Apple là Tim Cook, kêu gọi tập đoàn này thực hiện hành động ngừng cung cấp dịch vụ cũng như sản phẩm tại Nga đồng thời chặn quyền truy cập từ đất nước này vào cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store của họ.

Apple đã thông qua quyết định của Google khi họ vô hiệu hoá tính năng cập nhật tình hình thực trạng giao thông trên ứng dụng Maps ở Ukraine nhằm tranh tiết lộ thông tin khiến người dân Ukraine gặo nguy hiểm. Google, Meta và các hãng công nghệ khác đã thực hiện biện pháp hạn chế hoặc thu hồi các dịch vụ tại Nga ngay sau khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine nổ ra từ ngày 24/2

IKEA

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 3

IKEA vốn được biết đến là nhãn hàng đồ nội thất và gia dụng xuất xứ Thuỵ Điển lớn nhất thế giới, hiện hãng này có tới 17 cửa hàng tại Nga.

Nhưng đứng trước tình hình chiến tranh căng thẳng, họ cho rằng có sự tác động lớn đến nhân lực, tổn hại nghiêm trọng tới điều kiện giao dịch cũng như chuỗi cung ứng vì vậy hãng đã quyết định tạm dừng tất cả các hoạt động sản xuất và bán lẻ tại Nga, và bao gồm cả những hoạt động thương mại với quốc gia này và đồng minh của họ là Belarus với lý do rằng họ đã hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột vũ trang với Ukraine.

Được biết đã có hàng chục công ty phương Tây đã rời khỏi hoặc tạm dùng hoạt động ở Nga, nhằm đối phó với tình hình chiến sự đang leo thang hàng ngày, từ những lệnh trừng phạt giáng lên Nga làm chuỗi nguồn cung bị gián đoạn.

Một số cửa hàng của IKEA tại Matxcơva, St. Petersburg, Omsk và Novosibirsk được biết đều đã đóng cửa vào hôm 3/3 vừa qua. Trong tương lại gần, một số cửa hàng của IKEA tại các thành phố khác dự kiến cũng sẽ bị đóng cửa. Thông tin đóng cửa khiến rất nhiều người Nga đã chen chúc nhau tại các cửa hàng của họ để mua sắm nốt trước khi đóng cửa.

IKEA cho biết trước tình hình đóng cửa 17 cửa hàng, 15.000 nhân công nhân trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, mặc dù vậy công ty đảm bảo vẫn sẽ trả đủ lương cho những công nhân này trước mắt trong thời gian ngắn sắp tới.

Công ty cho biết rằng các nhóm công ty luôn có tham vọng và mong muốn dài hạn, vậy nên họ sẽ cố gắng đảm bảo công việc cũng như thu nhập cho nhân viên ổn đinh trước mắt và theo đó hỗ trợ họ và gia đình của họ trong khu vực.

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 4

IKEA cũng thông báo rằng họ sẽ chi khoản tài trợ ngay lập tức theo lời kêu gọi khẩn cấp của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn, trị giá 20 triệu euro nhằm hỗ trợ nhân đạo cho những công dân bị buộc phải di dời do hậu qủa của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.

Công ty mẹ của IKEA - Ingka Group nhà một trong những tập đoàn điều hành trung tâm mua sắm lớn nhất ở Nga, họ cho biết rằng các trung tâm mua sắm "Mega" của họ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động tiếp nhằm cung cấp thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cũng như hàng hoá cần thiết cho người dân Nga.

IKEA lần đầu hợp tác với Nga là vào năm 2000, chín năm sau khi Liên Xô tan rã, hiện IKEA đã trở thành một trong những nhà tuyển dụng từ phương Tây lớn nhất tại đất nước này.

Tính tới thời điểm này, hiện đã có rất nhiều những nhãn hàng phương Tây rút lui ra khỏi Nga hoặc chấm dứt và giảm hợp tác với đất nước này.

Ngoài IKEA, các hãng trời trang cũng như trang âm nhạc trực tuyến Spotify vừa tuyên bố sẽ hạn chế trong việc hợp tác với Nga. Hãng xe Jaguar Land Rover, Ngân hàng HSBC và các hãng dầu khí lớn như Shell, Exxon Mobil và BP cũng đã có động thái rời khỏi Nga trong tương lai gần. Mastercard và Visa hiện đã chặn các tổ chức của Nga sử dụng phương thức thanh toán của họ. Hãng phim lớn là Walt Disney - Warner Bros thông báo sẽ tạm dừng phát hành phim của họ tại Nga.

H&M

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 5

Thị trường lớn thứ 6 của tập đoàn này không ai khác đó chính là Nga. Tập đoàn H&M là một trong những doanh nghiệp kinh doanh thời trang lớn nhất nhì thế giới. Nhưng đứng trước tình hình chiến tranh căng thẳng lên từng ngày giữa Nga và Ukraine đã khiến tập đoàn này quyết định dừng mọi hoạt động bán hàng tại đây.

Theo nguồn số liệu gần đây, Nga là thị trường chiếm khoảng 4% tổng doanh số của tập đoàn H&M trong quý IV năm 2021.

Theo tờ New York Times cho biết nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới này hiện là nhãn hàng mới nhất tham gia vào danh sách những công ty đã dừng kinh doanh, hạn chế dịch vụ và giảm bớt sự hợp tác với Nga sau cuộc xung đột vũ trang.

Công ty này cho biết rằng họ quan tâm sâu sắc tới những diễn biến bi thảm tại Ukraine và đồng cảm với tất cả những người không may phải chịu đựng cuộc chiến này, họ quan tâm tới các đồng nghiệp và sẽ tham gia với mọi người dân kêu gọi hoà bình trên khắp thế giới.

Ngoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại Nga - ảnh 6

Tối 2/3, trang web của Nga với giao diện tiếng Anh cũng đã chính thức ngừng hoạt động để khách hàng không đặt hàng thêm.

Hiện H&M có trụ sở chính tại Stockholm - Thuỵ Điển cho biết rằng họ đã tạm thời đóng cửa các cửa hàng tại Ukraine vì sự an toàn của nhân viên và khách hàng, công ty không trả lời thêm về số lượng cửa hàng hiện mở tại Nga cũng như thời gian mà nhãn hàng này sẽ mở lại trong tương lai.

Tập đoàn kinh doanh quần áo H&M Group hiện có tới 168 cửa hàng tại Nga, gã khổng lồ thời trang này gần đây đã thể hiện sự bành trướng ở thị trường này khi mở các cửa hàng cùng danh mục với những thương hiệu khác nhau như Weekday và Other Stories. Người tiêu dùng tại đây được biết họ thường mua quần áo trực tuyến từ các nhãn hàng như Cos và Monki.

Nối gót H&M, cũng trong ngày 2/3 vừa qua, hãng bán lẻ thời trang nhanh Asos đã tuyên bố không phục vụ khách hàng và đóng cửa tại Nga, người phát ngôn viên của Asos cho biết trước tình hình chiến sự căng thẳng như hiện nay, việc tiếp tục kinh doanh tại Nga là điều không đúng đắn và thiếu thực tế.

Tiếp nối là Boohoo và thương hiệu giày dép đình đám Nike khi người tiêu dùng cho biết rằng họ không thể đặt hàng trực tuyến qua trang web của hai nhãn hàng này mặc dù họ chưa đưa ra thông báo cụ thể nào.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước