Lợi nhuận hợp nhất của SCIC về thấp nhất 10 năm do khoản lỗ của Vietnam Airlines dù lãi kỷ lục hơn 9.500 tỷ đồng

Chủ nhật, 15/05/2022-12:05
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, danh mục của SCIC có 145 doanh nghiệp với vốn hóa thị trường của danh mục đạt trên 200.000 tỷ đồng (tương đương 8.6 tỷ USD).

SCIC đạt 9.589 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Theo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo hợp nhất năm 2021, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã đạt mức doanh thu 7.714 tỷ đồng, so với năm 2020 giảm 2,5%. Trong đó, phần lớn doanh thu đến từ doanh thu cổ tức và lợi nhuận được chia đạt 4.341 tỷ đồng, doanh thu bán vốn đạt 1.933 tỷ đồng còn doanh thu từ lãi tiền gửi, trái phiếu đạt 1.430 tỷ đồng, doanh thu cho thuế bất động sản và khác đạt 9,6 tỷ đồng. Cũng bởi vì được hoàn lại dự phòng giảm giá đầu tư 3.351 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của SCIC đạt 10.119 tỷ đồng, so với năm 2020 đạt gần 50%. Cũng theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SCIC cũng đạt 9.589 tỷ đồng, tăng 46,6%. Tuy nhiên, do khoản lỗ từ công ty liên kết 5.959 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế trong năm 2021 của SCIC chỉ đạt 3.628 tỷ đồng, so với năm trước giảm 45% và là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến hiện tại. Trong khi đó, trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, SCIC đạt 9.572 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - đây được xem là mức kỷ lục từ trước đến nay, nhỉnh hơn một chút so với mức 9.523 tỷ đồng của năm 2018. 


Lợi nhuận trước thuế của SCIC
Lợi nhuận trước thuế của SCIC

Hiện nay, SCIC có một công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (vốn sở hữu 100%) và 7 công ty liên kết CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (vốn sở hữu 47,63%); CTCP Cảng quốc tế Lào – Việt (vốn sở hữu 27,03%); CTCP Đầu tư SCIC – Bảo Việt (vốn sở hữu 50%); CTCP Tháp Truyền hình Việt Nam (vốn sở hữu 33%); CTCP Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam (vốn sở hữu 30%); CTCP Thuốc ung thư Benovas (vốn sở hữu 29%); Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (vốn sở hữu 31,14%). 

Lợi nhuận hợp nhất của SCIC về thấp nhất 10 năm do khoản lỗ của Vietnam Airlines

Trong đó, vào tháng 9/2021, SCIC đã đầu tư 6.895 tỷ đồng để mua cổ phần tăng vốn điều lệ tại Vietnam Airlines. Đến thời điểm lập báo cáo hợp nhất, Vietnam Airlines chưa cung cấp cho SCIC báo cáo tài chính hợp nhất trong năm 2021 nên SCIC đã sử dụng số liệu của quý 3/2021 của Vietnam Airlines. Tính đến thời điểm quý 3/2021, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines chỉ còn 1.475 tỷ đồng - mức này tương ứng với giá trị thuần mà SCIC ghi nhận theo tỷ lệ sở hữu là 457 tỷ đồng. Cũng trong quý 4/2021, Vietnam Airlines đã lỗ thêm hơn 1.100 tỷ đồng dẫn đến vốn của chủ sở hữu chỉ còn 507 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc SCIC sẽ phải ghi nhận giảm thêm hơn 300 tỷ đồng lợi nhuận. Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 của Vietnam Airlines, lũy kế cả năm 2021 của hãng hàng không này lỗ sau thuế 13.338 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 12.966 tỷ đồng. 


Lợi nhuận ròng của Vietnam Airlines
Lợi nhuận ròng của Vietnam Airlines

Còn ở trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của SCIC ghi nhận 57.691 tỷ đồng, so với năm 2020 giảm 9%. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã chiếm phần lớn lên đến 44.650 tỷ đồng, chiếm 77,4% cơ cấu tài sản cùng các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 12.399 tỷ đồng, chiếm 21,5%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SCIC âm 4.499 tỷ đồng trong khi đó đến cuối năm 2020 vẫn dương 1.482 tỷ đồng. 

Còn về công tác tiếp nhận và quản trị vốn, tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, danh mục của SCIC có 145 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 46.542 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 147.649 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vốn hóa thị trường của danh mục này đạt trên 200.000 tỷ đồng (khoảng trên 8,6 tỷ USD). 

Đối với công tác bán vốn, tính đến ngày 31/12/2021, SCIC đã thực hiện công bố thông tin bán vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó đấu giá thành công tại 6 doanh nghiệp. Cũng tại buổi làm việc với Đoàn chuyên gia của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên của SCIC cho biết: "Trong thời gian 16 năm vừa qua, SCIC đã tiếp nhận và thoái vốn thành công tại hơn 100 doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ tiếp tục thoái vốn trong thời gian tới". Ngoài ra, trong năm 2021, SCIC cũng đã nghiên cứu một số cơ hội đầu tư ví dụ như dự án hợp tác với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas); dự án xây dựng trụ sở của Tổng công ty và Chi nhánh miền Trung; Quỹ khoa học công nghệ của SCIC tài trợ cho hoạt động khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Dự án khu công nghiệp kỹ thuật cao Chân Mây, Cảng Cái Mép Hạ - Bà Rịa Vũng Tàu, Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, dự án Thành lập quỹ đầu tư với Mirae Asset, dự án đường cao tốc khu vực phía Nam,...


Cơ cấu tài sản hợp nhất của SCIC ngày 31/12/2021
Cơ cấu tài sản hợp nhất của SCIC ngày 31/12/2021

Ông Nguyễn Chí Thành cũng cho biết thêm, hiện tại SCIC cũng đã hoàn thành dự thảo chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Theo đó, thời gian tới SCIC sẽ định hướng chuyển đổi sang mô hình Quỹ đầu tư Chính phủ với nhiệm vụ trọng tâm chuyển dần từ tiếp nhận, quản trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sang nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn. Trong vai trò là một nhà đầu tư chính phủ, SCIC sẽ tiến hành cung cấp vốn mồi để tăng cường, thu hút vốn của các định chế tài chính lớn, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt có tính chất lan tỏa trong nền kinh tế ví dụ như các lĩnh vực hạ tầng giao thông quan trọng hay các dự án trong ngành năng lượng, viễn thông,...

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

5 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

13 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

13 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

17 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước