Giữa làn sóng cắt giảm lao động, nhiều doanh nghiệp tăng thưởng Tết, hỗ trợ việc làm để níu chân nhân viên

Thứ tư, 14/12/2022-14:12
Vào ngày 12/12 vừa qua, Tập đoàn quốc tế Pouchen với hơn 130.000 lao động tại Việt Nam đã có văn bản về việc thông báo thưởng Tết năm 2023 cho toàn bộ nhân viên mới mức thưởng dao động trong khoảng 1-2,2 tháng lương. Theo dự báo của lãnh đạo tập đoàn, năm 2023 vẫn còn nhiều thách thức, vì thế mong mọi người có thể tiếp tục gắn bó với các nhà máy.

Nếu lướt qua nhóm “Người thất nghiệp – Tìm việc làm” với khoảng 160.000 thành viên chắc chắn sẽ thấy những thông báo tuyển dụng quen thuộc như: “Số lượng tỏi về nhiều cần 50 người bóc tỏi, nhân công 20.000 đồng/kg”, “Tuyển gấp 10 công nhân đến xưởng đóng gói bánh kẹo, lương 300.000 đồng/ngày”, “Bên mình cần tuyển 50 công nhân cắt mác tại nhà”… Bên dưới mỗi bài đăng là hàng chục, thậm chí là hàng trăm người bình luận mong muốn có được công việc kiếm thêm thu nhập, đặc biệt là khi Tết sắp cận kề.

Số liệu từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 9 cho đến tháng 11, có khoảng hơn 631.300 lao động ở 28 tỉnh, thành phố (chủ yếu ở phía Nam) bị ảnh hưởng. Đồng thời, có khoảng gần 570.000 người bị giảm giờ làm và hơn 34.500 người bị cắt giảm, hơn 31.000 trường hợp nghỉ không lương hoặc bị tạm hoãn hợp đồng. Trong số đó, những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm có: Dệt may, chế biến gỗ, da giày, điện tử, dịch vụ, thực phẩm và du lịch…


Số liệu từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 9 cho đến tháng 11, có khoảng hơn 631.300 lao động ở 28 tỉnh, thành phố (chủ yếu ở phía Nam) bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa
Số liệu từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 9 cho đến tháng 11, có khoảng hơn 631.300 lao động ở 28 tỉnh, thành phố (chủ yếu ở phía Nam) bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa

Chỉ còn hơn tháng nữa là Tết, thế nhưng thời điểm hiện tại vẫn có hàng nghìn người lao động trên khắp cả nước vẫn không biết phải xoay sở thế nào để có tiền chi tiêu sinh hoạt chứ chưa nói gì một cái Tết ấm no.

Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ tìm việc làm, tăng thưởng Tết cho nhân viên

Sau khi Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam (quận 12, TP.HCM) dừng hoạt động, ông Nguyễn Tiến (44 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12) và hơn 800 công nhân buộc phải đi tìm công việc mới. May mắn thay, ông Tiến đã được Công ty Sản xuất giày Thiên Lộc (quận 12) tiếp nhận. Theo chia sẻ của ông Hà Quang Tuyến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Thiên Lộc, khi công ty tiếp nhận thông tin từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 12 về việc hơn 800 công nhân thất nghiệp sau khi doanh nghiệp giải thể, phòng đã đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển mới có thể xem xét ưu tiên để tuyển các lao động vừa bị cắt giảm. Điều đáng nói, Thiên Lộc là một trong số 5 doanh nghiệp trên địa bàn đã đăng ký tiếp nhận công nhân từ Công ty May Sun Kyoung.

Đáng chú ý, giữa làn sóng cắt giảm lao động ngày càng tăng lên trong khoảng thời gian gần đây, tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM) đã giới thiệu việc làm cho những công nhân bị mất việc làm và có nhu cầu tìm việc mới, mong muốn kết nối doanh nghiệp với người lao động. 

Trong một dãy nhà trọ lụp xụp tại quận 12, chị Thư (quê Cà Mau) hồ hởi cho biết, chị mới được nhận vào làm trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương ở trên địa bàn. Chị có được công việc này là nhờ sự giúp đỡ của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Trước đó, công ty mà chị gắn bó 2 năm là Công ty TNHH Việt Nam Samho (Củ Chi) chuẩn bị cắt giảm lao động. Dù mức lương ở công ty mới không bằng công ty cũ, chị Thư vẫn vô cùng vui mừng bởi có công ăn việc làm là tốt lắm rồi. “Đồng nghiệp của tôi rất nhiều người vẫn còn chạy đi tìm việc. Cận Tết nhiều nỗi lo, mong sao ai cũng có việc làm để trang trải”, chị Thư tâm sự.


Tính đến hết tháng 10, Trung tâm Dịch vụ việc làm của TP. HCM đã giải quyết được 156.600 lượt người cần việc làm, trong đó 64.966 người đã có việc làm mới. Ảnh minh họa
Tính đến hết tháng 10, Trung tâm Dịch vụ việc làm của TP. HCM đã giải quyết được 156.600 lượt người cần việc làm, trong đó 64.966 người đã có việc làm mới. Ảnh minh họa

Tại khu vực quận Tân Bình, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. HCM đã giới thiệu cho nhiều công nhân đến tuyển dụng ở Công ty TNHH May thêu giày An Phước. Thời điểm hiện tại, An Phước đang có nhu cầu tuyển mới khoảng hơn 500 công nhân cho các nhà máy trên địa bàn quận 5, huyện Bình Chánh, Hóc Môn…

Tại Công ty TNHH Việt Nam Samho, có 770 trong tổng số 1.083 người được giới thiệu việc làm mới. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 313 lao động còn lại không có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Tại Bình Tân, một công ty đã tiến hành cắt giảm gần 1.200 công nhân. Số lượng công nhân này chuẩn bị được Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM giới thiệu xuống 6 công ty khác. Được biết, 6 công ty này đang có nhu cầu tuyển dụng 6.640 người lao động; số lượng còn nhiều hơn so với lượng người bị chấm dứt hợp đồng lao động. 

Tính đến hết tháng 10, Trung tâm Dịch vụ việc làm của TP. HCM đã giải quyết được 156.600 lượt người cần việc làm, trong đó 64.966 người đã có việc làm mới. Riêng trong 2 tháng là tháng 10 và tháng 11, trung tâm giới thiệu 15.693 lượt lao động, trong đó có 5.880 người đã nhận được công việc mới. 

Vào ngày 12/12 vừa qua, Tập đoàn quốc tế Pouchen với hơn 130.000 lao động tại Việt Nam đã có văn bản về việc thông báo thưởng Tết năm 2023 cho toàn bộ nhân viên mới mức thưởng dao động trong khoảng 1-2,2 tháng lương. Theo dự báo của lãnh đạo tập đoàn, năm 2023 vẫn còn nhiều thách thức, vì thế mong mọi người có thể tiếp tục gắn bó với các nhà máy.

Sẵn sàng bảo vệ người lao động

Theo ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, tình hình doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM hiện tại tạm thời chưa có biến động mới. Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 121 phiên và sàn giao dịch việc làm, mục đích kết nối cung cầu người lao động, giải quyết việc làm cho khoảng 315.000 lượt lao động.

Đối với trường hợp Công ty Ta Shuan (quận Bình Tân) nợ BHXH 7 tỷ đồng, công nhân chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Sở cho biết đang yêu cầu công ty công bố kế hoạch cụ thể. Ban đầu, Sở LĐ-TB&XH sẽ xử phạt hành chính nếu như công ty này không tiến hành chi trả.


Sau 2 năm lao đao vì dịch bệnh, nhiều người lao động cứ ngỡ có thể dồn lực làm việc để có được một cái Tết ấm no hơn. Ảnh minh họa
Sau 2 năm lao đao vì dịch bệnh, nhiều người lao động cứ ngỡ có thể dồn lực làm việc để có được một cái Tết ấm no hơn. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH cũng đã tiến hành kiểm tra và thanh tra nhiều công ty, phát hiện nhiều đơn vị vẫn còn nợ BHXH. Sau khi làm việc không được, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đã ký hồ sơ để chuyển hơn 30 hồ sơ qua điều tra viên vào cuối tháng 11 vừa qua.

Ông Thinh khẳng định, việc công ty nợ BHXH đã ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, thậm chí còn có thể dẫn đến tranh chấp. Sở LĐ-TB&XH sẽ luôn bảo vệ người lao động thông qua pháp luật, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động cũng như luật bảo hiểm.

Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cùng với các đoàn thể sẽ vận động, hỗ trợ thêm cho các công nhân trên địa bàn. Không riêng gì TP. HCM, công nhân và người lao động trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, An Giang, Đồng Nai, Tiền Giang… cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhà máy thiếu hụt đơn hàng khiến cho hàng chục nghìn người bị mất việc. Thậm chí, tại Công ty TNHH May mặc Minh Giang (phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai), chủ doanh nghiệp còn tháo chạy, bỏ lại khoản nợ lương của công nhân.

Sau 2 năm lao đao vì dịch bệnh, nhiều người lao động cứ ngỡ có thể dồn lực làm việc để có được một cái Tết ấm no hơn. Tuy nhiên, với tình hình như hiện tại, người lao động chỉ mong mỏi có được công việc để xoay sở cho những chi phí sinh hoạt hàng ngày. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

3 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

10 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

10 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

14 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

15 giờ trước