Dow Jones giảm gần 500 điểm sau ba phiên tăng liên tiếp giữa nhiều lo ngại về bất ổn ở Trung Quốc

Thứ ba, 29/11/2022-11:11
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần khi nhà đầu tư lo lắng việc Trung Quốc kéo dài chính sách phong tỏa chống Covid-19 sẽ gây ra bất ổn xã hội cũng như ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Theo Doanh nghiệp và Kinh daonh, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 28/11 chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư lo lắng về việc Trung Quốc sẽ kéo dài chính sách phong tỏa chống Covid-19, gây bất ổn xã hội cũng như ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 498 điểm, tương đương 1,45%, qua đó đóng cửa ở mức 33.849 điểm. S&P 500 giảm 1,54% và dừng tại 3.964 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến tiêu cực nhất khi giảm tới 1,58% và kết phiên ở 11.049,5 điểm.


S&P 500 mất 1,54% trong phiên đầu tuần 28/11, thủng mốc 4.000.
S&P 500 mất 1,54% trong phiên đầu tuần 28/11, thủng mốc 4.000.

Thị trường chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/11 sau khi người dân Trung Quốc xuống đường phản đối chính sách Zero Covid hà khắc đã kéo dài kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay.

Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc hiện vẫn đang thắt chặt các biện pháp phòng dịch khi số ca nhiễm tăng nhanh, trái ngược với hướng dẫn nới lỏng phong tỏa mà chính phủ Bắc Kinh thông báo vào hồi đầu tháng này. Theo đó, con đường tái mở cửa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trở nên gập ghềnh hơn trước.

Diễn biến mới tại Trung Quốc đã gây tác động lan tỏa tới thị trường toàn cầu trong phiên giao dịch đầu tuần. Có thời điểm, giá dầu thô WTI đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt mất điểm.


Dow Jones giảm gần 500 điểm sau ba phiên tăng liên tiếp
Dow Jones giảm gần 500 điểm sau ba phiên tăng liên tiếp

Cổ phiếu của các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc đã chịu áp lực bán tháo của nhà đầu tư. Đơn cử, Apple mất 2,6% sau khi Bloomberg cho biết tình trạng bất ổn tại một nhà máy khổng lồ tại Trung Quốc có thể dẫn tới việc sản lượng iPhone năm nay giảm xuống khoảng 6 triệu chiếc so với kế hoạch.

Bà Victoria Fernandez, Giám đốc chiến lược thị trường tại Crossmark Global Investments nhận định, việc Apple không thể hoàn thành các đơn hàng iPhone vì nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa là một ví dụ hoàn hảo của việc những điều xảy ra ở một cuộc gia có thể tác động dây chuyền tới các quốc gia khác. Nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng khi một nhân tố khổng lồ như cỗ máy kinh tế của Trung Quốc dừng hoạt động.

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường giai đoạn tới sẽ biến động mạnh khi số liệu kinh tế công bố tuần này sẽ cho nhà đầu tư thêm thông tin về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Đáng chú ý nhất là báo cáo giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố vào thứ năm (1/12) và báo cáo việc làm tháng 11 được thông báo vào thứ Sáu sau đó (2/12).

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng chú ý theo dõi các bài phát biểu của Chủ tịch Fed cũng như các quan chức khác để có thêm căn cứ phán đoán xu hướng lãi suất trong tương lai khi Ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục tìm các hạ nhiệt lạm phát.

Trước đó, hôm 28/10, Chủ tịch chi nhánh St. Louis của Fed cho biết rằng Fed nên tiếp tục nâng lãi suất trong những tháng tới đồng thời nhận định thị trường có thể đang đánh giá quá thấp xác suất Fed phải thắt chặt mạnh tay hơn.

Hồi giữa tháng 11 này, ông Bullard từng khiến thị trường xôn xao khi tuyên bố các đợt tăng lãi suất của Fed từ tháng 3 tới nay mới chỉ "tác động ít ỏi" đến lạm phát và có thể lãi suất sẽ tăng lên khoảng 5-7%. Hiện tại, lãi suất quỹ liên bang đang ở khoảng 3,75 – 4%.

Ngoài ra, ông Bullard cho rằng Fed không nên vội cắt giảm lãi suất trong năm 2023 ngay cả khi bức tranh lạm phát cải thiện một cách bền vững.


Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều giảm điểm trong phiên 28/11, tiêu cực nhất là nhóm bất động sản và năng lượng
Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều giảm điểm trong phiên 28/11, tiêu cực nhất là nhóm bất động sản và năng lượng

 

Dầu thô phục hồi nhờ tin đồn OPEC+ giảm sản lượng

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô WTI giao sau tại New York chốt phiên tăng 0,96 USD/thùng, tương ứng tăng 1,3%, đạt 77,24 USD/thùng. Tại London, giá dầu WTI giao sau tăng 0,44 USD/thùng, tương đương tăng 0,5%, chốt ở 83,19 USD/thùng.

Có thời điểm trong phiên, giá dầu thô WTI  giảm còn 73,6 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 12/2021, giá dầu Brent cũng có lúc giảm còn 80,61 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 1/2022.

Trong tuần trước, giá cả 2 loại dầu đều giảm 3 lần liên tiếp. Phiên này, giá dầu tiếp tục đối mặt với áp lực giảm từ mối lo về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, tức nhóm OPEC+ có thể sẽ cắt giảm sản lượng trong cuộc họp cuối tuần này, qua đó đã hỗ trợ giá dầu.

Nhà phân tích Matt Smith của Kpler cho biết, tin đồn được nhắc đến nhiều nhất trong nay là tin đồn cho rằng OPEC+ đã bắt đầu đưa ra ý tưởng cắt giảm sản lượng vào hôm Chủ nhật tuần này. Điều đó đã giúp giá dầu đảo ngược đà giảm do tình hình Covid tại Trung Quốc gây ra.

Trong báo cáo ngày 28/11, các nhà phân tích của Eurasia Group cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu tại Trung Quốc có thể khiến nhóm OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác đầu, sau khi đã công bố một đợt cắt giảm trước đó vào tháng 10. Các nhà phân tích của Eurasia nhận định quyết định này sẽ tùy thuộc vào diễn biến giá dầu khi diễn ra cuộc họp của OPEC+ cũng như mức độ xáo trộn của thị trường sau khi châu Âu chính thức cấm vận dầu Nga.

Được biết, cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 4/12 tới. Trước đó, vào tháng 10, OPEC+ đã nhất trí trong năm 2023 sẽ giảm dần sản lượng khai thác dầu để tiến tới mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày.

Lệnh cấm vận dầu thô Nga vận chuyển đường biển của EU và trần giá áp lên dầu Nga của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 5/12. EU hiện vẫn đang thảo luận về trần giá này và chưa thể đi đến thống nhất về một mức trần cụ thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

1 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

1 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

5 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

5 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

9 giờ trước