Điều gì khiến cho Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương “nhiều tiền” nhất sàn chứng khoán?

Thứ ba, 01/11/2022-17:11
Một chuyên gia nhận định rằng: “Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản”.

HPG vẫn dẫn đầu thị trường với 38.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền

Theo Nhịp sống thị trường, mùa báo cáo tài chính trong quý 3/2022 đã đi đến hồi kết và danh sách những doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều tiền nhất đã được xác định. Và riêng trong TOP 10 đang cầm 273,6 nghìn tỷ đồng (tương đương với 11,4 tỷ USD) so với thời điểm cuối quý 2 giảm 16.000 tỷ đồng. 

Và trong giai đoạn “tiền mặt là vua”, mặc dù giảm so với các thời điểm cuối quý trước nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) vẫn dẫn đầu thị trường với mức 38.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền (tương đương với 1,6 tỷ USD). 



Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản

Trong đó thì lượng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng dưới 12 tháng tăng vọt so với đầu năm  từ mức 18.236 tỷ đồng lên 27.030 tỷ đồng, tương đương cũng tăng thêm gần 8.800 tỷ. Số tiền gửi kỳ hạn này chiếm đến 68,5% tổng lượng tiền và tương đương tiền của Hòa Phát vào thời điểm cuối quý. 

Trong quý 3 vừa qua, Hòa Phát gây bất ngờ với khoản lỗ hơn 1.700 tỷ đồng. Đặt trong bối cảnh thê thảm của ngành thép thì con số lỗ của ngành thép thì con số lỗ của doanh nghiệp số 1 cũng không là điều khác biệt và ở góc nhìn lạc quan và tình hình thị trường có thể tạo ra cho doanh nghiệp nhiều tiền này cơ hội tăng thị phần. 

Có thể thấy được rằng, thị phần của Hòa Phát đã được mở rộng trong thời gian 6 tháng năm 2022 vẫn tiếp tục duy trì trong quý 3/2022 ở mức 36% đối với mặt hàng thép xây dựng và 29% đối với mặt hàng ống thép. Trong khi đó, sản lượng thép xây dựng của toàn ngành thép Việt Nam chỉ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát vẫn tăng 24%. Đáng chú ý, sản lượng HRC, ống thép của Hòa Phát vẫn tăng tương ứng 5% và 16% trong khi đó sản lượng thị trường cho hai loại sản phẩm này giảm tương ứng là 12% và 4%. 



Các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền trên 10.000 tỷ đồng bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tính đến thời điểm ngày 30/9/2022
Các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền trên 10.000 tỷ đồng bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tính đến thời điểm ngày 30/9/2022

Hòa Phát, PV GAS và ACV đều sở hữu cho mình lượng tiền trên 30.000 tỷ đồng

Một chuyên gia nhận xét rằng, ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản. Và trong bối cảnh đối thủ còn yếu hơn thì thép Trung Quốc lại đuối và lượng tiền mặt lớn lúc này sẽ giúp cho Hòa Phát có thể ứng phó với tình hình thanh khoản hiện tại và chuẩn bị đầu tư cho dự án Dung Quất. 

Vị trí ngôi vương về tiền mặt của Hòa Phát được xác lập từ cuối năm 2021 khi mà Tập đoàn Hòa Phát bứt phá vượt qua Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) và PV Gas (GAS). 



Hòa Phát, PV GAS và ACV đều sở hữu cho mình lượng tiền trên 30.000 tỷ đồng Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường
Hòa Phát, PV GAS và ACV đều sở hữu cho mình lượng tiền trên 30.000 tỷ đồng Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường

Top 3 bao gồm Hòa Phát, PV GAS và ACV đều sở hữu cho mình lượng tiền trên 30.000 tỷ đồng, trong khi đó nhóm tiếp theo trong TOP 10 bao gồm Vingroup (mã chứng khoán: VIC), Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR), FPT, Sabeco (mã chứng khoán: SAB), Vinamilk (mã chứng khoán: VNM) và Novaland (mã chứng khoán: NVL) cũng có lượng tiền trên 20.000 tỷ đồng. Còn Petrolimex xếp cuối cùng với 18.000 tỷ đồng.

Trong đó thì nếu như hồi cuối quý 2/2022, lượng tiền của Vingroup đã bám sát Hòa Phát với mức 44,5 nghìn tỷ đồng thì đến cuối quý 3 đã giảm 36% xuống còn 28,6%. Tương ứng thì lượng tiền mặt của  VinHomes (mã chứng khoán: VHM) đã giảm gần một nửa từ 31,4 nghìn tỷ xuống mức 15,9 nghìn tỷ.

Lý do là vì trong quý 2/2022, Vinhomes đã cùng với các công ty con đã nộp thêm vào ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất. Và tính đến cuối tháng 9/2022, Vinhomes đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, tiền sử dụng đất,…

Vào hồi tháng 8 trước đó, số liệu của Cục thống kê Hưng Yên cho biết hai dự án Dream City và Khu đô thị Đại An của Vinhomes đã tiến hành nộp tổng cộng 34.867 tỷ đồng vào ngân sách và chiếm gần 80% số tiền sử dụng đất tỉnh Hưng Yên thu được từ đó đưa tỉnh này đạt số tiền nộp thuế kỷ lục và  vươn lên thứ 3 toàn quốc. 



Các doanh nghiệp nhiều tiền nhất sàn chứng khoán bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tính đến thời điểm ngày 30/9/2022. Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
Các doanh nghiệp nhiều tiền nhất sàn chứng khoán bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tính đến thời điểm ngày 30/9/2022. Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Trong khi đó, tính đến cuối tháng 6, hai dự án này đã đóng 15.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh Hưng Yên. Như thế, khoản nộp ngân sách đã tăng gấp đôi ở hiện tại chính là lý do lượng tiền của Vinhomes giảm ở mức tương tự.

Còn doanh nghiệp bất động sản thứ hai ở trên sàn chứng khoán là Novaland cũng đã tăng lượng tiền nắm giữ lên đáng kể, và đến cuối quý 3 ghi nhận là 22,2 nghìn tỷ đồng. 

Đối với phía giảm mạnh là Masan Group (MSN) đã tiếp tục giảm mạnh lượng tiền từ mức 22,6 nghìn tỷ đồng về 6,5 nghìn tỷ đồng, 12,9 nghìn tỷ đồng và 10,4 nghìn tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2021, cuối quý 1 và quý 2/2022.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

7 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

14 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

15 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

19 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

19 giờ trước