Đạo luật Dodd – Frank và những điều cần biết

Chủ nhật, 04/06/2023-22:06
Đạo luật Dodd – Frank được ban hành đã vấp phải những ý kiến trái chiều trên phố Wall nhưng cũng đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong việc cải cách tài chính, song, đến thời điểm hiện tại đạo luật này gần như đã bị xóa bỏ.

Đạo luật Dodd-Frank là gì?

Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua trong chính quyền Obama vào năm 2010. Bộ đạo luật này có rất nhiều điều khoản được đưa ra và liệt kê trong khoảng 2.300 trang giấy, được phổ biến và áp dụng sử dụng trong khoảng vài năm.  Dodd-Frank ra đời đã quyết định thành lập theo một số cơ quan chính phủ mới đảm nhận nhiệm vụ giám sát những phần khác nhau của đạo luật. Đồng thời, giám sát việc thực hiện của các tổ chức khác cũng như hệ thống tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đã cam kết bãi bỏ Dodd-Frank với một đạo luật kí mới vào tháng 5/2018 để xóa bỏ một số phần quan trọng của đạo luật này.


Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua khi ông Obama nắm quyền
Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua khi ông Obama nắm quyền

Đặc điểm của Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall

Muốn hiểu được hết về Đạo luật Dodd-Frank cũng như những lợi ích mà đạo luật mang lại cần phải nắm được những đặc điểm cơ bản như sau: 

1. Ổn định tài chính

Theo Dodd-Frank quy định thì Ủy ban giám sát ổn định tài chính và Cơ quan thanh lí trật tự (Orderly Liquidation Authority) sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát các công ty tài chính lớn trong quá trình hoạt động tài chính để lường trước và tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.

2. Cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng

Khi Đạo luật Dodd-Frank được sáng lập thì cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) cũng được thành lập và giao nhiệm vụ quản lý, ngăn chặn việc cho vay thế chấp dẫn đến những cuộc khủng hoảng nợ trên toàn đất nước. Những trường hợp được vay thế chấp sẽ phải chịu sự giám sát, quản lý và giải thích rõ ràng của cơ quan này rồi mới cân nhắc việc có đồng ý vay hay không. 

Chính điều này đã khiến cho các công ty môi giới thế chấp không thể kiếm được những khoản hoa hồng cao hơn nhờ vào việc tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã ngăn các công ty môi giới chỉ đạo người vay có tiềm năng trả được lãi suất cao nhất cho khoản vay.

3. Quy tắc Volcker

Một trong những thành phần quan trọng của Đạo luật Dodd-Frank phải kể đến là quy tắc Volcker. Theo như quy tắc này thì các ngân hàng sẽ hạn chế có thể đầu tư, hạn chế giao dịch đầu cơ và loại bỏ giao dịch độc quyền. Đồng thời, các ngân hàng cũng không được phép tham gia vào những quỹ phòng hộ của các công ty cổ phần tư nhân vì đây là một phần quá rủi ro. 

4. Văn phòng xếp hạng tín dụng của Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC)

Thời điểm trước khi đạo luật Dodd-Frank ra đời các cơ quan xếp hạng tín dụng bị cáo buộc là một phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính khi đã xếp hạng công khai việc đầu tư thuận lợi gây hiểu lầm. Chính vì thế, Dodd-Frank đã thành lập Văn phòng xếp hạng tín dụng của SEC đảm nhận nhiệm vụ giám sát và sắp xếp các cơ quan cung cấp xếp hạng tín dụng đáng tin cậy trên toàn đất nước. 

5. Chương trình tố giác

Để kích thích mọi người có tinh thần tố giác và trung thực thì Dodd-Frank thiết lập một chương trình trao thưởng bắt buộc, những người dám đứng ra tố giác những vụ tham nhũng, sai trái có thể nhận tiền thưởng từ 10% đến 30% số tiền thu được từ một vụ kiện tụng, thời gian tố giác cũng được gia hạn trong khoảng từ 90 đến 180 ngày.

Những nội dung chủ yếu của Đạo luật Dodd-Frank

Tại thời điểm đạo luật Dodd-Frank ra đời mục đích chính là để cải thiện tình hình tài chính của thị trường Mỹ bao gồm cấi trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ với những điểm mới đáng chú ý như sau: 

- Thành lập Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) với mục đích chính bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh những sản phẩm tài chính lừa đảo, không trung thực. 

- Thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) với nhiệm vụ chính để giám sát và giải quyết những rắc rối đối với những rủi ro thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 

- Đạo luật được sáng lập để tăng cường quy định pháp lý, điều chỉnh những vấn đề xung quanh lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch, công khai của các tổ chức tài chính – tín dụng. Đồng thời, áp dụng những chính sách mới có hiệu quả, quy định theo yêu cầu để đảm bảo mọi việc được diễn ra đúng trật tự. 

- Đưa ra quy định về hoạt động của các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, vấn đề lương thưởng, tăng cường quyền lực của Ủy ban giao dịch chứng khoán với các cơ quan tài chính khác đảm bảo không có sự vượt quyền hoặc mập mờ trong hoạt động tài chính của phố Wall, đảm bảo người tiêu dùng được bảo vệ tối đa. 

- Điểm nổi bật nhất của các đạo luật này chính là những quy định đối với các ngân hàng trong vài năm sẽ phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và chỉ được nắm giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này. Đạo luật này cũng sẽ áp dụng những mức phí mới và hạn chế với các ngân hàng lớn nhất cả nước nhằm đặt ra các giới hạn nhất định với thị trường phái sinh trị Đây cũng là một cách để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và hạn chế những cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra trên thị trường.


Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung
Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung

Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung. Tuy đạo luật đã gây ra những tranh cãi trái chiều nhưng không thể phủ nhận những vấn đề khủng hoảng về tài chính mà đạo luật này đã cải thiện được trong một khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa bỏ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I/2024: Vẫn duy trì tăng trưởng

13 giờ trước

TP.HCM siết hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

14 giờ trước

Nhu cầu điện khổng lồ phục vụ trí tuệ nhân tạo tại Châu Á

15 giờ trước

Giải bài toán tài chính mua nhà cho những người trẻ

17 giờ trước

CEO Masan: Việc IPO Masan Consumer sẽ giúp nâng định giá của các cổ phiếu Masan

18 giờ trước