Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát?

Thứ năm, 23/06/2022-00:06
Vốn hóa của các doanh nghiệp ngành thép liên tục bốc hơi khiến cho cổ đông chóng mặt, doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát cũng suy giảm đến 130.000 tỷ đồng vốn hóa.

Theo Zing News, trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 24/5, lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã bị chất vấn gay gắt về kế hoạch lợi nhuận ở mức thấp và đưa ra thông điệp không mấy lạc quan cho các hoạt động kinh doanh sắp tới.

"Quý vị hãy đợi đến quý II-III, hết năm sẽ thấy kết quả kinh doanh của Hòa Phát thê thảm thế nào và cũng hiểu vì sao tôi thận trọng trong kế hoạch kinh doanh năm 2022. Ngành thép năm nay sẽ khó khăn, không còn thuận lợi như trước", tỷ phú Trần Đình Long phát biểu.

Dự báo của lãnh đạo tập đoàn thép đầu ngành đã tạo ra cú sốc lớn đối với nhà đầu tư, khiến các cổ đông như ngồi trên "đống lửa". Lực bán dần trở nên quyết liệt đang báo hiệu cho một chu kỳ khó khăn của ngành thép.

Hòa Phát rời top 10 vốn hóa

Trong phiên giao dịch ngày 21/6, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tiếp tục lao dốc 3,7% về mốc 20.700 đồng, đây là mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua. Còn so với lúc đạt đỉnh tháng 10 năm 2021, thị giá của HPG đã mất hơn phân nửa giá trị.

Vốn hóa thị trường của tập đoàn thép theo đó "bốc hơi" hơn 130.000 tỷ đồng (tương đương 5,6 tỷ USD) từ vùng đỉnh, xuống còn quanh 121.000 tỷ đồng như hiện tại (tương đương 5,2 tỷ USD).

Đây là mức giảm khốc liệt nhất trong số các cổ phiếu bluechips của thị trường chứng khoán Việt Nam. So sánh con số 5,6 tỷ USD này cao bằng tổng vốn hóa của 5 ngân hàng tầm trung (MSB, OCB, VIB, LPB, NVB) hay cao gấp đôi tổng vốn hóa của 5 công ty chứng khoán lớn nhất (SSI, VND, VCI, SHS, HCM).


Hiện giá trị vốn hóa của Hòa Phát chỉ tương đương với VPBank, tranh nhau ở vị thế top 10
Hiện giá trị vốn hóa của Hòa Phát chỉ tương đương với VPBank, tranh nhau ở vị thế top 10

Trước đó, HPG có giai đoạn tăng giá ấn tượng trong khoảng từ năm 2020-2021, nhờ sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh và thị trường vốn tăng trưởng cao. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ lâu dài đã x3, x4 lần tài khoản trong giai đoạn này.

Đà tăng giá ấn tượng còn giúp giá trị vốn hóa của tập đoàn liên tục tăng lên mức cao mới. Hòa Phát chính thức lọt vào top 10 công ty niêm yết được định giá lớn nhất sàn chứng khoán từ tháng 10 năm 2020, và sau đó tịnh tiến lên vị thế vững chắc trong top 4 doanh nghiệp đạt quy mô trên 10 tỷ USD.

Ở thời điểm đỉnh cao, vốn hóa Hòa Phát tăng vọt lên trên 11 tỷ USD vào hồi cuối năm ngoái để xếp hạng 15 trong danh sách các công ty thép được định giá cao nhất thế giới, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã đảo chiều kể từ năm 2022 khi vị thế doanh nghiệp dần thụt lùi, bên cạnh sự lao dốc của cổ phiếu HPG thì còn do nhiều doanh nghiệp khác có sự vươn lên mạnh như PV Gas, Masan hay Vinamilk.

Hiện giá trị vốn hóa của Hòa Phát chỉ tương đương với VPBank, tranh nhau ở vị thế top 10. Tuy nhiên, mã này đang có diễn biến giá xấu hơn nhiều so với cổ phiếu của ngân hàng.

Chưa kể áp lực bán tại HPG không chỉ đến từ khối nội mà đã bị khối ngoại rút lui từ trước. Đây là cổ phiếu bị bán ròng lớn nhất trên thị trường Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 5.500 tỷ đồng kể từ đầu năm đến nay và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.


Cổ phiếu thép lao dốc mạnh so với xu hướng chung. Đồ thị: TradingView
Cổ phiếu thép lao dốc mạnh so với xu hướng chung. Đồ thị: TradingView

Đương nhiên không chỉ Hòa Phát bị bán tháo gần đây mà nhìn chung cổ phiếu ngành thép đều lao dốc rất mạnh. Trong khi thị trường chung điều chỉnh hơn 20% thì nhóm thép đã rơi mất khoảng 40-60% giá trị kể từ đầu năm.

Áp lực tháo chạy khiến HSG của Hoa Sen tiếp tục sụt giảm mạnh 4% trong phiên gần nhất về 14.150 đồng, vùng giá thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020 đến nay. Tính từ vùng đỉnh lịch sử, mã chứng khoán này đã lao dốc hơn 70%.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các cổ phiếu ngành thép khác. Tiêu biểu có NKG của Nam Kim đang có chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp về 15.650 đồng, mất 65% so với đỉnh. Mã TLH của Thép Tiến Lên cũng lao dốc 8 phiên liên tiếp còn 7.980 đồng, giảm 67% so với đỉnh lịch sử.

Triển vọng xấu đi

Tính chu kỳ là đặc điểm rất rõ ở các ngành sản xuất, sau giai đoạn thị trường bùng nổ thường dẫn đến giai đoạn thoái trào và nhiều doanh nghiệp trong ngành dần gặp phải khó khăn. Ngành thép đang có nhiều dấu hiệu "bên kia sườn đồi" của chu kỳ kinh doanh.

Tỷ phú Trần Đình Long từng chỉ ra nguyên nhân cho việc đặt kế hoạch thấp là do giá nguyên vật liệu tăng mạnh sau cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine, nhất là giá than luyện coke (nguyên liệu chính cho sản xuất thép) tăng 100-200 USD/tấn.

Tiếp đến là chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng khiến cho nhu cầu thép giảm. Trung Quốc chiếm đến 60% sản lượng tiêu thụ của thế giới nên khi đất nước tỷ dân phong tỏa thì nhu cầu thực tế đã đi xuống rõ rệt.

Trên thực tế, giá thép thế giới sau giai đoạn tăng nóng cũng đã quay đầu hạ nhiệt. Giá thép thanh vằn giao tương lai tại Trung Quốc đã rơi về mức thấp nhất 7 tháng và thép cuộn cán nóng tại Đông Á đang xuống thấp nhất trong 14 tháng qua.


Các doanh nghiệp thép đang đối mặt với nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu và giá bán suy giảm. Ảnh: Hoàng Hà
Các doanh nghiệp thép đang đối mặt với nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu và giá bán suy giảm. Ảnh: Hoàng Hà

Điều đó cũng gây tác động lên thị trường trong nước khi giá thép Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Kyoei vừa giảm khoảng 300.000-500.000 đồng/tấn.

Như vậy, thép trong nước ghi nhận 6 lần hạ giá chỉ trong 5 tuần gần nhất, tùy từng thương hiệu và loại thép.

Không chỉ giá bán đi xuống mà nhu cầu trong nước cũng không mấy khả quan. Các dự án đầu tư công được cho là "cứu cánh" của ngành thép cũng đang vướng vào vấn đề tốc độ giải ngân còn chậm.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, sản lượng bán hàng thép các loại tháng 4 đã giảm sâu tới 23% so với tháng liền trước và giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi tháng 4 thường là bắt đầu cho mùa cao điểm của ngành xây dựng.

Sự đi xuống của ngành thép cũng được nhiều đơn vị phân tích chỉ ra. Chứng khoán BSC cho rằng, biên lợi nhuận ngành này sẽ suy giảm trong năm nay; trong đó dự phóng lợi nhuận của Hòa Phát giảm 3%, Hoa Sen giảm 19% hay Nam Kim đi lùi 15%.

Chứng khoán Rồng Việt tin rằng mức xuất khẩu cao của năm ngoái sẽ khó lặp lại. Điều này là do các đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu suy yếu bởi lạm phát, cạnh tranh gia tăng tại Mỹ và Đông Nam Á...

VNDirect nhận định cổ phiếu của Hòa Phát mặc dù hấp dẫn cho dẫn cho dài hạn nhưng thiếu động lực tăng giá trong ngắn hạn. Đơn vị này đã hạ dự phóng 6-13% của Hòa Phát do dự báo giá nguyên liệu đầu vào gia tăng, nhu cầu nội địa giảm và các đại lý hạn chế tích trữ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

2 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

10 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

10 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

14 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

14 giờ trước