Amazon lên kế hoạch cắt giảm hơn 18.000 nhân sự khi vừa sang năm mới

Thứ năm, 05/01/2023-21:01
Vào tháng 11/2022, ông Andy Jassy - Giám đốc điều hành Amazon cho biết, Tập đoàn này sẽ tiến hành sa thải một số vị trí nhân sự, kể cả tại những cửa hàng vật lý cũng như các bộ phận thiết bị cũng như sách của mình. Trước đó, CNBC từng đưa tin về việc Amazon đang tìm cách sa thải khoảng 10.000 nhân viên của mình, thế nhưng hiện tại con số đã tăng lên gần gấp đôi. 

Trong năm 2023, các công ty công nghệ đang đón nhận những dấu hiệu khởi sắc trở lại khi họ đang từng bước để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài. Trước đó, năm 2022 là một năm thảm họa với ngành công nghệ nói chung, khiến cả những “ông lớn” như Amazon cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Mới ngày 14/11/2022, Amazon đã thông báo về kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân sự hoạt động trong mảng công nghệ cùng với quản trị doanh nghiệp. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghệ thế giới đang phải đối mặt với làn sóng sa thải cũng như đóng băng tuyển dụng hàng loạt.

Mới đây nhất, thông tin từ tờ WSJ cho biết, kế hoạch trên của Amazon có thể sẽ ảnh hưởng đến hơn 18.000 nhân viên - đây chính là con số lớn nhất từng được ghi nhận trong cơn sóng cắt giảm nhân sự ở Thung lũng Silicon. Trước đó, “gã khổng lồ” này cũng thông báo về việc sẽ bắt đầu sa thải lực lượng lao động, chủ yếu ở trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, tuyển dụng cùng với bán lẻ.


Mới ngày 14/11/2022, Amazon đã thông báo về kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân sự hoạt động trong mảng công nghệ cùng với quản trị doanh nghiệp
Mới ngày 14/11/2022, Amazon đã thông báo về kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân sự hoạt động trong mảng công nghệ cùng với quản trị doanh nghiệp

Tính đến tháng 9/2022, Amazon đã tuyển dụng tổng cộng 1,5 triệu người, trong đó có cả nhân viên kho hàng cùng với nhân viên văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm online đang ngày càng gia tăng. Thậm chí, Amazon còn tăng lương thưởng để thu hút cũng như giữ chân được nhân tài trong đại dịch. Hồi năm ngoái, đại diện Amazon từng thông báo: “Trong năm vừa qua, thế giới cũng đã chứng kiến một thị trường lao động cạnh tranh vô cùng đặc biệt. Sau khi phân tích kỹ lưỡng những lựa chọn khác nhau cũng như cân nhắc yếu tố kinh tế và nhu cầu duy trì tính cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài, chúng tôi quyết định tăng mức lương thưởng cao hơn”.

Đến năm nay, lạm phát cùng với sự suy yếu về nhu cầu người tiêu dùng đã khiến tập đoàn này lao dốc. Sau khi tin tức về quy mô sa thải của Amazon được công bố, ông Andy Jassy - Giám đốc điều hành Amazon cũng đã đề cập đến việc cắt giảm lao động trong một bài đăng trên trang cá nhân rằng: “Amazon đã vượt qua được thời kỳ kinh tế khó khăn, không chắc chắn trong quá khứ. Hiện tại, chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”.

Trước đây, Amazon được biết đến là một trong số những người hưởng lợi nhiều nhất trong đại dịch khi khách hàng đổ xô sang mua sắm trực tuyến. Vì thế, Amazon đã tăng gấp đôi mạng lưới hậu cần cũng như tuyển thêm hàng trăm nghìn nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu. TMĐT bùng nổ đã khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc. Nhiều người thậm chí còn dự đoán, đây chính là thời kỳ tăng trưởng vĩnh viễn, thậm chí vẫn tiếp tục khi đại dịch kết thúc.


Sau khi tin tức về quy mô sa thải của Amazon được công bố, ông Andy Jassy - Giám đốc điều hành Amazon cũng đã đề cập đến việc cắt giảm lao động trong một bài đăng trên trang cá nhân
Sau khi tin tức về quy mô sa thải của Amazon được công bố, ông Andy Jassy - Giám đốc điều hành Amazon cũng đã đề cập đến việc cắt giảm lao động trong một bài đăng trên trang cá nhân

Tuy nhiên, dự báo này đã bị lệch nhịp. Trong thời kỳ phong tỏa, thị hiếu bắt đầu suy yếu, khách hàng cũng dần có xu hướng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến. Lúc này, Amazon lại quay sang cắt giảm chi phí quy mô lớn coi như một biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. Vào giữa năm ngoái, công ty còn thông báo đóng cửa một số cửa hàng cùng với các đơn vị kinh doanh như Amazon Care. 

Liên quan đến vấn đề này, Layoffs.fyi cho biết 18.000 chính là con số cao nhất từng được ghi nhận trong tháng qua đối với số lượng nhân viên công nghệ bị sa thải. Từ trước đến nay, ngành công nghiệp được biết đến với những xu hướng đốt tiền vào các dự án tham vọng, nay lại bị điêu đứng trước “cơn gió ngược” của nền kinh tế.

Động thái chung của nhiều “ông lớn”

Điều đáng nói, không riêng gì Amazon, cách đây không lâu Meta cũng đã thông báo về việc cắt giảm hơn 11.000 nhân sự, tương đương với 13% lực lượng lao động của công ty. Khi đó, ông chủ Mark Zuckerberg thừa nhận bản thân là người chịu trách nhiệm trong đợt sa thải lớn đầu tiên có trong lịch sử phát triển 18 năm của “gã khổng lồ” truyền thông xã hội.

Ngoài ra, công ty sản xuất phần mềm Salesforce cũng lên tiếng thông báo về việc cắt giảm hàng trăm nhân công; trong khi đó hai “ông lớn” khác là Apple và Alphabet cũng thu hẹp hoặc tạm dừng kế hoạch tuyển dụng. Hiện tại, Snap cũng đang cắt giảm quy mô và cho biết về việc cắt giảm 20% lực lượng lao động. Trong một diễn biến khác, Twitter mới đây chính thức sa thải gần 3.700 nhân sự qua email giống như một cách để có thể cắt giảm chi phí sau thương vụ mua lại với trị giá lên đến 44 tỷ USD.

Tại Đông Nam Á, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở khu vực này cũng bắt đầu sa thải nhân viên khi những “cơn gió ngược” trong nền kinh tế đã và đang khiến họ ngày càng thua lỗ. Ngoài ra, nền tảng thương mại điện tử Carousell cũng thông báo về việc sa thải khoảng 10% số lượng nhân viên, con số tương đương khoảng 110 vị trí. Tháng 11/2022, tập đoàn GoTo của Indonesia đã tiến hành cắt giảm 1.300 nhân sự, bằng khoảng 12% số nhân viên.


Vào giữa năm ngoái, công ty còn thông báo đóng cửa một số cửa hàng cùng với các đơn vị kinh doanh như Amazon Care
Vào giữa năm ngoái, công ty còn thông báo đóng cửa một số cửa hàng cùng với các đơn vị kinh doanh như Amazon Care

Trong khi đó, Sea Group - công ty mẹ của Shopee cùng với nhiều công ty khác trong khu vực đang thực hiện việc thu hẹp quy mô nhân sự. Truyền thông địa phương đưa tin, Sea Group đã tiến hành sa thải hơn 7.000 nhân viên chỉ trong 6 tháng.

Liên quan đến tình trạng này, Jia Jih Chai - người đồng sáng lập kiêm CEO công ty thương mại điện tử Rainforest, trụ sở tại Singapore, cho biết: “Các nhà sáng lập đang tỏ ra vô cùng thận trọng thông qua việc quản lý chi phí trước tình cảnh hiện tại, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động đến cuối năm 2024. Những dấu hiệu xuất hiện đang cho thấy chúng ta đang bước vào suy thoái; nhu cầu của khách hàng trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ giảm”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

18 phút trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

54 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

1 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

3 giờ trước