5 tháng đầu năm 2022, hàng không Việt Nam bay hơn 11.000 chuyến, Vietnam Airlines Group dẫn đầu tốc độ hồi phục

Chủ nhật, 03/07/2022-00:07
Theo ghi nhận, trong 5 tháng đầu năm 2022, số chuyến bay toàn ngành hàng không Việt Nam tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đối với Vietnam Airlines tăng trưởng 27,8% số chuyến, cao hơn đáng kể so với Vietjet Air và Bamboo Airways.

Các hãng hàng không tăng chuyến và mở đường bay

Theo Vietnambiz, số liệu mới được Cục Hàng không Việt Nam công bố, các hãng bay của nước ta khai thác 111.346 chuyến trong  tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 16,3%. Vasco - đây là một hãng bay thuộc Vietnam Airlines Group và có tỷ lệ phục hồi cao nhất là 28,2%. Theo sau chính là Vietnam Airlines với tốc độ tăng trưởng 27,8%. Còn Pacific Airlines - đây là một hãng hàng không trong Vietnam Airlines Group đã ghi nhận số chuyến khai thác giảm 18,6%. Tổng cộng ba hãng thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Group – Mã: HVN) đã tiến hành khai thác 52.023 chuyến bay trong 5 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ tăng 21%. Trong khi đó, tỷ lệ của Vietjet Air và Bamboo Airways ghi nhận lần lượt là 16,8% và 4%. 

Xét về thị phần số chuyến bay trong 5 tháng đầu năm, Vietnam Airlines tiếp tục dẫn đầu với tỷ lệ là 39% bằng với năm 2021. Còn thị phần của Vietjet Air cũng ghi nhận tăng lên trong khi của Bamboo Airways giảm đi. Nếu tính cả ba hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco thì Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang ghi nhận chiếm khoảng 46,7% tổng số chuyến bay toàn ngày. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Và trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa chốn dịch tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng và các hãng hàng không tích cực mở lại và mở mới nhiều đường bay. Vietnam Airlines cho biết đã tiến hành khai thác các chặng đến 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 6 tháng đầu năm nay bao gồm Anh, Pháp, Đức, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào và Campuchia.

Vào ngày 15/6, hãng đã mở thêm đường bay mới tới Ấn Độ. Vietnam Airlines cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm có thể khai thác trở lại các đường bay đến Trung Quốc, Nga, Myanmar khi điều kiện cho phép. Vietnam Airlines cũng cho biết đang khai thác tổng cộng 35 đường bay quốc tế, so với năm 2019 bằng 53%. Dự kiến trong tháng 7/2022, Vietnam Airlines sẽ nâng số đường bay quốc tế lên mức 39, so với thời điểm trước dịch bằng 60%. 

Cũng theo kế hoạch từ tháng 11/2022, các đường bay quốc tế trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ khôi phục lại tần suất tương đương với năm 2019, đường bay Châu Âu cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện tần suất. Vietnam Airlines cũng kỳ vọng đến cuối năm 2023 thì hãng sẽ có thể phục hồi toàn bộ mạng bay quốc tế giống với thời điểm năm 2019. 

Còn việc phục hồi khai thác các đường bay quốc tế chính là cơ hội để cho Vietnam Airlines gia tăng được doanh thu. Trong năm 2019, khi COVID-19 chưa bùng phát thì mạng bay quốc tế đã đóng góp đến 65% doanh thu của hãng hàng không quốc gia. Cũng trong tháng 6/2022, Vietjet đã công bố nhiều đường bay kết nối Việt Nam và Ấn Độ như chặng TP. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Mumbai, Phú Quốc - New Delhi/Mumbai.

Ngày 25/6 vừa qua, Vietjet đã công bố mở 7 đường bay quốc tế mới kết nối thành phố Đà Nẵng với nhiều địa danh ở Singapore, Hàn Quốc cũng như Ấn Độ bao gồm các thành phố Busan, New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Bangalore và Singapore. Thời điểm trước đó, hai đường bay TP Hồ Chí Minh/Hà Nội - New Delhi cũng được Vietjet mở lại từ hồi tháng 4 với tần suất từ 3 - 4 chuyến/tuần cho mỗi chặng. Còn ngày 16/6, một hãng hàng không khác của nước ta là Bamboo Airways đã tiến hành khai trương đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh - Frankfurt (Đức) bằng tàu thân rộng Boeing 787-9. Đây được xem là đường bay thẳng thứ hai của Bamboo Airways tới Cộng hòa Liên bang Đức sau chặng thường lệ Hà Nội - Frankfurt khai trương vào ngày 25/2/2022. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Hãng bay vẫn còn gặp khó khăn dù thị trường đã hồi phục

Trong đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 28/6, kế toán trưởng Trần Thanh Hiền cho hay, dòng tiền của Vietnam Airlines thu về hàng ngày hiện nay đã tương đương với mức 80% giai đoạn trước dịch. Tuy nhiên thì ban lãnh đạo của Vietnam Airlines đánh giá mạng bay quốc tế mới chỉ khôi phục được khoảng 20%. Trung Quốc - đây là thị trường quan trọng của các hãng bay nước ta trước năm 2020 vẫn duy trì chính sách Zero COVID và chưa mở cửa đón khách quốc tế. 

Pacific Airlines là hãng duy nhất ghi nhận số chuyến bay giảm trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng đang có tình hình tài chính rất  nghiêm trọng đó là dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và có nguy cơ chấm dứt hoạt động, công ty mẹ Vietnam Airlines cho hay. Và giá nhiên liệu bay lên cao chính là một trở ngại lớn khác đối với hoạt động của các hãng. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Bình quân trong năm 2021, giá nhiên liệu bay vào khoảng 72 USD/ thùng và bước sang 6 tháng đầu năm 2022 là 116 USD/thùng. Vietnam Airlines cũng dự kiến giá trung bình cả năm nay là 138 - 140 USD/thùng - tức là gần gấp đôi năm ngoái. Cũng theo thống kê của Trung tâm Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, giá nhiên liệu bay của Jet A1 cuối tháng 6 này là trên 170 USD/thùng thấp hơn so với mức đỉnh hồi cuối tháng 4 nhưng cao hơn nhiều so với năm 2021. 

Kế toán trưởng của Vietnam Airlines cũng cho biết khi giá xăng máy bay lên đến 160 - 165 USD/thùng thì chi cho nhiên liệu xấp xỉ là 50% tổng chi phí của hãng. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Đinh Việt Thắng nhận định: "Các hãng hàng không mặc dù đã khôi phục được nhiều đường bay, giải quyết được dòng tiền nhưng do giá xăng, dầu tăng phi mã trong suốt thời gian qua, doanh thu vẫn chưa bù đắp được chi phí, ước tính các hãng vẫn lỗ gần 100 tỷ/tháng”. 

Ông Trần Thanh Hiền cho hay, nếu như giá xăng năm nay không tăng mạnh so với năm 2021 thì Vietnam Airlines sẽ chỉ lỗ nhiều nhất là 3.000 - 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với giá nhiên liệu tăng phi mã, hãng hàng không quốc gia dự kiến sẽ lỗ đến 9.335 tỷ đồng dù kế hoạch doanh thu cao gấp 2,4 lần.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

58 phút trước

Cổ phiếu dược tạo sức hút, một mã có tiềm năng tăng trưởng lớn

8 giờ trước

Thêm trợ lực khi bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn 'uptrend'

9 giờ trước

Bị áp thuế VAT 10%, doanh nghiệp tìm đường mở công ty ở nước ngoài

10 giờ trước

Thời kỳ hoàng kim của công ty mẹ Zara sắp kết thúc

10 giờ trước