Xuất khẩu tăng cao kỷ lục nhưng gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn

Thứ năm, 24/11/2022-20:11
Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao. Chính vì thế mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận cũng như mở rộng các thị trường mới.

Trong Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra vào  ngày 19/11/2022 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn với sự quan tâm của giới chuyên môn  với nhiều dự báo cũng như khuyến cáo từ các chuyên gia cho hoạt động sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Giảm sản lượng, tăng giá bán: Nên hay không?

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn còn gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, nếu so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn. 



Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao
Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao

Nếu tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt mức hơn 6 triệu tấn với trị giá khoảng 3 tỷ USD. Cũng trong thời điểm này, những đồng lúa đông xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch, nếu như duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong thời gian 2 tháng cuối năm, xuất khẩu của ngành gạo năm 2022 cũng có thể đạt từ 6,8 tới 7 triệu tấn.

Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP.HCM - ông Nguyễn Văn Đoa cho biết, so với năm 2015, diện tích sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long từ mức 4,3 triệu ha hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 3,8 triệu ha còn sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là vì chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái và nuôi thủy sản. 

Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo đã giảm về số lượng nhưng lại tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được và phát triển thêm về thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản,... Cụ thể, năm 2021 đã xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo nhưng đạt đến 3,28 tỷ USD, so với các năm trước cao hơn nhiều. 

Đưa ra đề cập về kế hoạch sản xuất lúa gạo trong năm 2023, ông Đoa cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha và sản lượng đạt 24 triệu tấn, thời vụ còn tùy thuộc vào mùa nước nhưng ưu tiên xuống giống nhanh và kịp thời vụ. 

Còn về cơ cấu con giống sẽ ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường, giảm tỷ lệ các giống lúa chất lượng trung bình và lúa nếp. Cũng theo đó đẩy mạnh sử dụng cấp giống có năng suất, chất lượng khá và cứng cây, chống đổ ngã. 

Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông - ông Nguyễn Việt Anh nhận định: “Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo của chúng ta cũng đã có những bước tiến vượt bậc và đó là áp dụng khoa học kỹ thuật với mục đích nâng cao sản lượng lúa gạo, chất lượng giống, quy trình với mục tiêu quan trọng là nâng cao giá trị xuất khẩu”. 

Tuy nhiên, ông Việt Anh cũng quan ngại rằng: “Về ý kiến giảm sản lượng, tăng thu nhập cho nông dân, cái này tôi hơi nghi ngờ, vì thực tế chúng ta chưa có đề án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Từ hơn một tháng nay, chúng ta không đủ gạo để xuất khẩu. Gạo chúng ta hiện giờ có giá cao nhất thế giới, vậy thì tại sao phải giảm sản lượng?". 



Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn còn gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn còn gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn

Lúa gạo Việt Nam đang gặp tình trạng “thiếu” thương hiệu mạnh

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang - ông Trương Kiến Thọ cho biết, hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long,… Đến thời điểm hiện tại, riêng diện tích của Lộc Trời cũng đã tăng lên 40.000 ha, dự kiến sẽ có thể tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Mặc dù vậy, ông Thọ cho biết, chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa gạo hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để có thể liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ thì ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan đến với nhau, cùng kết nối và lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc. 



Nếu tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt mức hơn 6 triệu tấn với trị giá khoảng 3 tỷ USD
Nếu tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu gạo của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt mức hơn 6 triệu tấn với trị giá khoảng 3 tỷ USD

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - ông Lê Thanh Hòa cho biết, mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 - 44 triệu tấn lúa (tương đương với 22- 23 triệu tấn gạo) với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu và 15% sản lượng gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước. 

Còn về thị trường, ông Hòa cho rằng các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc. Đây vốn dĩ là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn đến hiện tại. Quốc gia đông nhất ở trên thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác,... Hiện tại có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất khẩu với hạn mức nhất định. 

Để có thể tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do cũng như hạn ngạch xuất khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cà có sự liên kết với các đơn vị thu mua, chế biến để có thể đáp ứng các chứng nhận và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

5 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

16 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước