VNDirect: Vietjet năm 2022 có thể lãi ròng hơn 1.300 tỷ đồng

Thứ ba, 06/12/2022-20:12
Đáng chú ý, theo như dự báo của VNDirect, biên lãi gộp của Vietjet trong năm 2022 sẽ ở mức khả quan là 0,4%, đến năm 2023 là 2%; trong khi đó Vietnam Airlines có thể lỗ gộp 3,5% trong năm 2022, đến năm 2023 mới có thể ghi nhận biên lãi gộp 1,4%.

Mới tháng 10 vừa qua, trong cuộc họp giao ban của Bộ Giao thông Vận tải, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra dự báo, tổng số lượng hành khách qua các cảng hàng không của Việt Nam trong năm nay có thể đạt 100 triệu lượt, tiệm cận với mức 120 triệu lượt hành khách của năm 2019 - trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. 

Đồng thời, ông Thắng cũng nhận định, thị trường quốc nội trong 10 tháng qua đã ghi nhận mức tăng trưởng cao và được đánh giá là một trong số những quốc qua ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất hậu Covid-19. Tuy nhiên, thị trường quốc tế thời điểm hiện tại mới chỉ phục hồi được khoảng 50% mà thôi.


Tốc độ tăng trưởng của Vietjet so với 2 hãng hàng không lớn khác là Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã cao hơn đáng kể, số liệu từ Cục Hàng không cho thấy. Ảnh minh họa
Tốc độ tăng trưởng của Vietjet so với 2 hãng hàng không lớn khác là Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã cao hơn đáng kể, số liệu từ Cục Hàng không cho thấy. Ảnh minh họa

Cụ thể, ông Thăng cho biết: “Việc phục hồi các đường bay tại một số thị trường trọng yếu và đặc biệt là Trung Quốc vẫn gặp khó do dịch bệnh Covid-19. Công tác đàm phán kết nối lại đường bay với thị trường này hiện đang được tích cực triển khai. Một số thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã mở cửa, nhưng nhu cầu đi lại vẫn rất thấp”.

Vietjet năm 2022 có thể lãi ròng hơn 1.300 tỷ đồng

Theo VNDirect, trong 9 tháng đầu năm nay, các hãng hàng không Việt đã khai thác được tổng cộng 234.370 chuyến bay, so với cả năm 2021 đã ghi nhận mức tăng trưởng 85,6%. Riêng với Vietjet Air đã khai thác được gần 86.500 chuyến bay trong 9 tháng đầu năm, chiếm 37% toàn ngành; so với cùng kỳ năm trước đã tăng 147%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng của Vietjet so với 2 hãng hàng không lớn khác là Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã cao hơn đáng kể, số liệu từ Cục Hàng không cho thấy.

Theo như báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 mới được Chứng khoán VNDirect công bố, thị phần số chuyến bay của các hãng hàng không trong 5 năm qua đã thay đổi rất nhiều. Theo đó, thị phần của “ông lớn” hàng không Việt là Vietnam Airlines (Mã chứng khoán: HVN) đã giảm từ 54,1% năm 2017 xuống chỉ còn 45,3% trong 9 tháng đầu năm nay; trong khi đó thị phần của cả Vietjet và Bamboo Airways đang dần vươn lên.

Chứng khoán VNDirect dự báo, căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ khiến cho nhiên liệu Jet A1 trên toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 79% so với năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng vào năm 2023 sẽ hạ nhiệt chỉ còn 13%. Bên cạnh đó, giá xăng máy bay năm 2022 và 2023 sẽ duy trì ở mức cao nhất kể từ năm 2015 cho đến nay, khiến cho các hãng hàng không gặp rất nhiều khó khăn. 

Đồng thời, VNDirect cũng tin tưởng rằng, các hãng hàng không giá rẻ (LCC) so với những hãng hàng không truyền thống (FSC) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Chưa kể, mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ phụ thuộc một cách chặt chẽ vào trọng lượng của máy bay. Vì thế, những máy bay đường dài có thân rộng, công suất và trọng lượng lớn hơn sẽ tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn. Ngoài ra, những chuyến bay đường dài cũng tốn kém nhiên liệu hơn, điều này khiến cho máy bay trở nên nặng hơn. Ngược lại, máy bay đường ngắn lại thường là máy bay thân hẹp và sở hữu trọng lượng nhẹ hơn, tốn ít nhiên liệu cất cánh hơn, duy trì độ cao hơn khi so sánh với máy bay đường dài.  


Theo như báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 mới được Chứng khoán VNDirect công bố, thị phần số chuyến bay của các hãng hàng không trong 5 năm qua đã thay đổi rất nhiều. Ảnh: Vietnambiz
Theo như báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 mới được Chứng khoán VNDirect công bố, thị phần số chuyến bay của các hãng hàng không trong 5 năm qua đã thay đổi rất nhiều. Ảnh: Vietnambiz

Trong khi đó, hầu hết những máy bay của Vietjet đều là dòng thân hẹp và đường ngắn, ngoại trừ hai chiếc A330 mới được đón về trong năm qua. Đối với Vietnam Airlines, khoảng 30% số máy bay của hãng là máy bay đường dài và thân rộng. Chính vì thế, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình dựa trên ghế luân chuyển (ASK) của Vietjet cũng thấp hơn so với Vietnam Airlines.

Cụ thể, theo như dự báo của VNDirect, chi phí nhiên liệu/ASK của Vietnam Airlines trong năm 2022 sẽ tăng 65,4%; đến năm 2023 sẽ giảm 8,3%. Trong khi của Vietjet sẽ khi nhận các con số tương ứng là tăng 54,3% và giảm 7,1%. Đáng chú ý, theo như dự báo của VNDirect, biên lãi gộp của Vietjet trong năm 2022 sẽ ở mức khả quan là 0,4%, đến năm 2023 là 2%; trong khi đó Vietnam Airlines có thể lỗ gộp 3,5% trong năm 2022, đến năm 2023 mới có thể ghi nhận biên lãi gộp 1,4%.

Hàng không đối mặt với khó khăn gì khi tỷ giá và lãi suất USD tăng cao?

Tỷ giá và lãi suất của “đồng bạc xanh” cũng là một nhân tố khác tác động đến kết quả kinh doanh của các hãng hàng không. Cụ thể, theo như nhận định của VNDirect, việc Fed liên tục thắt chặt tiền tệ trong nỗ lực chống lạm phát đã khiến đồng USD tăng giá, lãi suất USD cũng tăng cao ngất ngưởng. Những yếu tố này đã tác động đến những doanh nghiệp thâm dụng vốn, điển hình là các hãng hàng không bởi hầu hết họ đều tài trợ cho đội bay của mình bằng USD.

Trong bối cảnh tỷ giá biến động cộng lãi suất USD tăng cao, các hãng hàng không sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm:  

Thứ nhất, “đồng bạc xanh” ngày càng mạnh khiến các hãng hàng không rơi vào tình trạng lỗ tỷ giá khi tiến hành đánh giá lại những khoản nợ bằng đồng USD. Bên cạnh đó, những chi phí đầu tư máy bay được tính bằng đồng USD cũng càng thêm đắt đỏ, điều này khiến việc mở rộng đội bay gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thách thức này sẽ được giảm bớt phần nào khi các hãng hàng không có được nguồn thu USD khi bán vé quốc tế.


Đối với đường bay quốc tế, sản lượng khách trong năm nay của Vietjet có thể đạt 2,43 trong khi năm 2021 là 0,1 triệu khách năm 2021; đến năm 2023 có thể tăng thêm 223%, lên mức 7,83 triệu khách. Ảnh minh họa
Đối với đường bay quốc tế, sản lượng khách trong năm nay của Vietjet có thể đạt 2,43 trong khi năm 2021 là 0,1 triệu khách năm 2021; đến năm 2023 có thể tăng thêm 223%, lên mức 7,83 triệu khách. Ảnh minh họa

Thứ hai, lãi suất trên thị trường tăng lên nhưng lãi suất tài trợ cho những đội bay hiện tại thường chỉ ở mức cố định. Khi tài trợ cho đội bay mới ở giai đoạn này, các hãng hàng không bắt buộc phải vay với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh trong tương lai.  

Theo VNDirect, Vietnam Airlines có tỷ trọng vay bằng đồng USD trên tổng dư nợ lớn nhất là 66,3%, số dư vay USD là 21.815 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/6/2022; trong khi đó, tỷ trọng của Vietjet chỉ là 17,2% và số dư 3.227 tỷ đồng. Nhờ vậy, Vietjet ít khi phải chịu những rủi ro có liên quan đến đồng USD mạnh lên cũng như lãi suất USD tăng.

Ngoài ra, tỷ lệ đòn bẩy của Vietjet an toàn hơn Vietnam Airlines, vì thế hãng này có khả năng tài trợ cho việc mở rộng đội bay, từ đó phục hồi hoạt động vận tải hàng không quốc tế nhanh hơn trong giai đoạn tới. Theo như kỳ vọng của VNDirect, sản lượng khách nội địa năm nay của Vietjet sẽ tăng thêm 245%. Đến năm 2023, mức tăng trưởng có thể chậm lại ở mức 12% do mức nền tương đối cao của năm nay. 

Còn đối với đường bay quốc tế, sản lượng khách trong năm nay của Vietjet có thể đạt 2,43 trong khi năm 2021 là 0,1 triệu khách năm 2021; đến năm 2023 có thể tăng thêm 223%, lên mức 7,83 triệu khách, con số này tương đương với 97,4% mức cơ sở của năm 2019 khi dịch bệnh vẫn chưa bùng phát. Chưa kể, Vietjet chịu rủi ro về chính sách “Zero Covid” không cao bởi tỷ lệ khách Trung Quốc trên tổng lượng khách của hãng bay này vào thời điểm trước dịch khá thấp. Theo ước tính của VNDirect, lợi nhuận ròng của Vietjet trong năm 2022 có thể đạt 1.317 tỷ đồng, tăng phi mã từ mức 175 tỷ đồng năm 2021, sau đó đến năm 2023 tiếp tục tăng 168% và đạt 3.533 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

18 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

42 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

56 phút trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước