Vietnam Airlines đề xuất tăng giá trần vé máy bay từ đầu tháng 4

Thứ hai, 21/03/2022-12:03
Dưới những tác động của việc giá nhiên liệu trên thế giới và trong nước đang tăng mạnh, các hãng hàng không buộc phải có những thay đổi để thích ứng với tình hình.

Hiện tại, giá dầu và giá xăng trên thế giới đang có những biến động mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Giá xăng dầu trong nước cũng tăng liên tục và đang đạt đỉnh khiến nhiều người không khỏi lo lắng vì theo nhiều dự đoán giá xăng sẽ còn tiếp tục tăng, do tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ổn định. 

Trước những thay đổi đó, các hãng hàng không được dự đoán cũng sẽ có động thái để thích ứng với hoàn cảnh. Vietnam Airlines là hãng hàng không có động thái đầu tiên khi đã gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) văn bản kiến nghị về việc ảnh hưởng tăng giá dầu với hoạt động khai thác doanh nghiệp này. 




Vietnam Airlines kiến nghị tăng trần giá vé đầu tháng 4
Vietnam Airlines kiến nghị tăng trần giá vé đầu tháng 4

Các hãng hàng không đang gặp nhiều khó khăn

Hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid đang dần được kiểm soát, du lịch Việt Nam cũng đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các hãng hàng không Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do lượng khách nước ngoài vẫn chưa quay lại và giá xăng dầu lại đang tăng cao kỉ lục.

Mới đây, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã có những kiến nghị, đề xuất gửi Bộ Tài Chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án áp dụng chính sách miễn 100% thuế môi trường đối với nhiên liệu hàng không trong năm 2022. Đồng thời hãng này cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét về việc điều chỉnh tăng giá trần máy bay có thể được áp dụng từ ngày 1 tháng 4. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan sẽ đề xuất, nghiên cứu để cho phép các hãng hàng không được phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa.

Theo các số liệu của Vietnam Airlines đưa ra, các chặng bay quốc tế đi và đến Việt Nam trong năm 2021 vẫn tiếp tục “đóng băng” và chịu nhiều tổn thất, khi chỉ đón các đối tượng khách chuyên gia hoặc công dân hồi hương, còn lại các hoạt động vận tải hành khách quốc tế thường lệ hoàn toàn đình trệ. Tính trung bình cả năm, tổng thị trường quốc tế khách quốc tế chỉ đạt gần 500.000 người, bằng 1,4% so với năm 2019. Vào thời điểm Tết Nguyên đán khi nhu cầu đi du lịch tăng cao thì dịch bệnh bùng phát đã khiến cho nhu cầu đi lại của hành khách giảm mạnh. Thời điểm Tết Nguyên đán 2022, tổng số khách trong thị trường nội địa đạt khoảng 14,6 triệu người, giảm 61% so với cùng kì năm 2019.


Các hãng hàng không đã trải qua hai năm đóng băng vì đại dịch
Các hãng hàng không đã trải qua hai năm đóng băng vì đại dịch

Vietnam Airlines đã đưa ra thông báo trong văn bản của mình: “Các hãng hàng không của Việt Nam hầu như chỉ có thể khai thác được trên 60% công suất đội tàu bay, trong đó riêng Vietnam Airlines chỉ đạt 40%. Năm 2021, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với Vietnam Airlines là nghiêm trọng nhất. Nhiều thời điểm hầu như không có chuyến bay chở khách, sản lượng vận chuyển hành khách bằng 27% so với 2019”.

Bên cạnh sự hồi phục kinh tế chậm trễ, Vietnam Airlines cũng cho biết việc giá dầu tăng mạnh trong thời gian qua đồng nghĩa với giá nhiên liệu bay Jet Al tăng từ mức trung bình khoảng gần 73 USD/thùng lên mức khoảng hơn 100 USD/thùng so với năm 2021. Nếu tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục căng thẳng, nhiều nguy cơ giá nhiên liệu bay Jet A1 sẽ tăng lên mức hơn 160 USD/thùng. Thậm chí, kịch bản xấu nhất cũng có thể xảy ra khi giá dầu này có thể tăng cao hơn đến 200 USD/thùng. 

Đầu tháng 3, trung bình việc giá nhiên liệu này đạt trên 130 USD/thùng kéo theo việc chi phí nhiên liệu của Vietnam Airlines tăng mạnh. Nếu trong năm 2022, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng, thì ước tính tổng chi phí nhiên liệu sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng và nếu lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm đến 9.120 tỷ đồng. Việc giá nhiên liệu leo thang sẽ làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022.


Du lịch nội địa đang dần phục hồi
Du lịch nội địa đang dần phục hồi

Vì sao phải tăng giá trần vé máy bay?

Chính những yếu tố khách quan không kiểm soát đã khiến cho chi phí khai thác tăng cao và không thể dự đoán. Ví dụ như việc giá xăng dầu đều tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vietnam Airlines đã đưa ra kiến nghị được miễn 100% thuế bảo vệ môi trường và cho rằng đó là điều hoàn toàn hợp lý khi các hãng hàng không đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. 

Nếu đề xuất này được thông qua và áp dụng thì riêng Vietnam Airlines sẽ tiết giảm thêm được 600 tỷ đồng. Ngoài ra, hãng cũng đề nghị bổ sung quy định cho phép các hàng không triển khai phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa.

Hiện nay, giá dầu đang phụ thuộc nhiều vào những thay đổi và tác động kinh tế, chính trị, nên việc triển khai phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa cũng là một giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các hãng bay nội địa và cân đối cung cầu của thị trường mà không ảnh hưởng đến các chính sách hiện hành. 

Tuy nhiên, để có thể đưa ra chính sách cụ thể và chính xác thì vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu, đánh giá và xác định mức phụ thu sao cho hợp lý, đúng nghĩa góp phần bù đắp kịp thời chi phí cho các hãng khi giá dầu tăng. Trước mắt, phương án sửa đổi quy định về giá trần có nhiều khả năng sẽ được xem xét và chỉnh sửa trước. 


Giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến các hãng bay
Giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến các hãng bay

Văn bản kiến nghị của Vietnam Airlines dẫn giải rằng, trong quy định tại Thông tư 17 áp dụng từ năm 2015, mức giá trần khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không hiện tại đã không còn phù hợp với tình hình đường bay nội địa. Các hãng bay nội địa đang thực hiện theo cơ chế giá linh hoạt, gồm dải giá với nhiều mức giá từ thấp đến cao tùy theo điều kiện vé, thời điểm xuất vé và tình hình thị trường.

Vietnam Airlines đưa tin: “Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ hành khách không có nghĩa là các hãng hàng không tăng giá vé bất hợp lý, mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, để một mặt có thể bù đắp chi phí tăng thêm do giá dầu tăng, mặt khác có điều kiện cải thiện chất lượng dịch vụ tương xứng với giá vé cho đối tượng khách có khả năng chi trả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời đảm bảo các quy định về giá bán hiện hành.

Hãng hàng không này cũng xác định việc điều chỉnh khung giá sẽ không tác động nhiều đến chỉ số tiêu dùng và lượng khách di chuyển trong năm 2022 do nhu cầu đi lại đang dần phục hồi, khách quốc tế cũng sẽ đến Việt Nam nhiều hơn khi du lịch mở cửa trở lại.


Thời gian tới du lịch được hi vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ
Thời gian tới du lịch được hi vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

31 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước