Sốt đất Tây Nguyên vừa cắt, loạt chủ đất ngã ngửa vì mất trắng đất thổ cư dù chỉ giao dịch đất vườn

Thứ tư, 18/05/2022-15:05
Bán đất, nhiều hộ dân ở xã Cư Suê (Đắk Lắk) mang sổ đỏ cho người mua tự làm thủ tục sang tên và đã mất sạch đất thổ cư. Ngoài ra bìa đỏ phần diện tích còn lại cũng bặt vô âm tín.

Tin vào người mua, chủ đất mất trắng đất thổ cư

Theo Infonet, thời gian vừa qua, giá đất tại điểm nóng xã Cư Suê, huyện Cư M'gar bất ngờ tăng mạnh và người dân tại nơi này đã thi nhau bán đất để lấy tiền trang trải cuộc sống cũng như tái đầu tư vào nơi khác.

Sau một thời gian giới đầu tư nhỏ lẻ từ nhiều nơi đã rầm rộ đổ về mua đất khiến cho giá đất cứ thế nhảy múa loạn nhịp thì hiện tại giá đất tại xã Cư Suê đã nhanh chóng hạ nhiệt. 

Trong khoảng mấy tháng trở lại đây, tình hình mua, bán đất tại xã Cư Suê đã lắng xuống, không còn thấy bóng dáng "cò đất" lượn lờ để săn đất như trước nữa và giá đất bắt đầu đi xuống. Hiện không còn tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất ồ ạt như cách đây chừng nửa năm mà đổi lại là không khí trầm lắng, nhìn chung thì tình hình giao dịch, chuyển nhượng đất đai tại đây cũng giảm đi rất nhiều. Theo đó, loạt chủ đất giao dịch đất vườn mới ngã ngửa phát hiện ra bị mất đất thổ cư.

Do thiếu hiểu biết về pháp luật, gần 10 hộ dân ở Buôn B'luốt mới bất ngờ phát hiện ra mất trắng đất thổ cư mà không hề hay biết. Oái oăm hơn nữa, có những hộ dân đưa sổ đỏ cho người mua làm thủ tục sang nhượng nhưng 2 năm nay chưa được nhận lại vì người mua lấy lý do đang làm thủ tục hoặc trốn tránh.

Gia đình bà H' Bluên Niê, trú tại Buôn Sút H'Luốt, xã Cư Suê có 3 sào đất và được nhà nước cấp 400m thổ cư, tuy nhiên, cách đây gần 2 năm bà có bán 1 sào đất (trong đó có 260m2 đất thổ cư) với giá 590 triệu đồng cho một người ở TP. Buôn Ma Thuột nhưng đến nay chưa lấy được bìa đỏ phần đất còn lại của gia đình.


Bà H' Bluên Niê (bên phải) bán đất gần 2 năm nay nhưng chưa lấy lại được bìa đỏ của phần đất còn lại
Bà H' Bluên Niê (bên phải) bán đất gần 2 năm nay nhưng chưa lấy lại được bìa đỏ của phần đất còn lại

Theo bà H' Bluên Niê chia sẻ, sau khi chuyển nhượng gia đình bà đã đưa toàn bộ bìa đất cho người mua, sau khi giao dịch và tách bìa xong người mua đưa bìa về cho vợ chồng bà mới tá hỏa phát hiện ra, đất của gia đình bà không còn một mét vuông thổ cư mà chỉ còn lại 2 sào đất nông nghiệp.

"Khi chúng tôi nhận bìa về thì chỉ còn là đất nông nghiệp nên đã trả lại cho người mua và yêu cầu tách lại 160m2 cho gia đình tôi và kể từ đó cho tới nay người mua chưa đưa lại bìa nên gia đình tôi rất lo lắng", bà H' Bluên Niê cho biết.

Tương tự đó, gia đình bà H' Luyên Niê cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy khi gia đình bà đã bán đi 900m2 đất (trong đó có 300m2 thổ cư) cho một người ở TP. Buôn Ma Thuột, thế nhưng đã gần 2 năm nay người mua chưa tách bìa xong và hiện tại gia đình bà đang rất lo lắng không biết người mua đã làm gì với bìa đất của mình.


Tình trạng bán đất tràn lan xảy ra tại xã Cư Suê
Tình trạng bán đất tràn lan xảy ra tại xã Cư Suê

"Khi chúng tôi gặp bảo xong bìa chưa thì hứa này nọ hoặc bỏ chạy, quá trình mua bán họ soạn sẵn hợp đồng nên chúng tôi ký thôi và cũng không hiểu gì cả", bà H' Luyên Niê cho hay.

Một trường hợp oái oăm hơn cả là gia đình ông Y Tin Niê, sau khi ông bán 900m2 đất cho một người ở TP. Buôn Ma Thuột với giá 600 triệu đồng. Khi chưa làm xong thủ tục thì ông Y Tin Niê qua đời để lại 4 đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.

Ông Y B'láp Niê là em vợ của ông Y Tin Niê cho biết, việc mua bán đất này tôi hiểu rất rõ, anh chị tôi bán đất cho 2 người tên Hải và Việt với giá 600 triệu đồng, tuy nhiên do ông Y Tin qua đời nên người mua mới chỉ trả được có 400 triệu đồng còn 200 triệu đồng vẫn chưa trả.

"Đáng nói ngoài việc chưa trả hết tiền thì bìa đất của gia đình anh chị tôi gần 3 năm nay giao cho người mua làm thủ tục sang nhượng nhưng cũng chưa được trả lại khiến 4 đứa cháu của tôi như ngồi trên đống lửa", ông Y B'láp Niê cho hay.

Theo tìm hiểu thì ngoài 3 gia đình trên hiện tại trên địa bàn xã Cư Suê cũng có nhiều gia đình gặp phải tình trạng tương tự vì lỡ bán đất nhưng lại mất hết đất thổ cư.

Người dân thiếu hiểu biết pháp luật, giao dịch không thông qua chính quyền

Hầu hết các gia đình nói trên khi giao dịch đất đai đều không thông qua địa phương nên những sự việc nói trên chính quyền địa phương không nắm rõ.


Trưởng Buôn Sút H'luốt cho biết khi sự việc vỡ lở chính quyền mới hay tin
Trưởng Buôn Sút H'luốt cho biết khi sự việc vỡ lở chính quyền mới hay tin

Bà H'Đàn Niê - Buôn trưởng Buôn Sút H'luốt cho biết, bà rất buồn về việc này, khi người dân giao dịch đất bản thân bà và chính quyền Buôn Sút H'luốt không hề hay biết, khi sự việc vỡ lở thì chính quyền mới nắm được.

"Hiện có rất nhiều hộ dân nằm trong hoàn cảnh như trên và chúng tôi cũng mong muốn chính quyền xã, huyện nhanh chóng vào cuộc nhằm giúp bà con lấy lại bìa đỏ đồng thời trả lại công bằng cho người dân", bà H'Đàn thông tin.

Còn Chủ tịch UBND xã Cư Suê - ông Đặng Văn Hoan trao đổi, trong quá trình giao dịch đất đai người dân địa phương không hiểu biết về pháp luật cũng như không có ai tư vấn nên mới xảy ra tình trạng oái oăm nêu trên.

Theo ông Hoan thì hầu hết trong thửa đất của bà con đang sử dụng mỗi hộ được nhà nước cấp 400m2 đất ở. Tuy vậy, lại không có định vị chỗ nào nên khi giao dịch đất đai người mua đã nhanh tay cắt hết đất thổ cư về cho mình và để lại đất nông nghiệp cho bà con.

"Khi họ giao dịch đất đai với nhau đều mang ra công chứng tư nên xã không hề biết gì cả, bây giờ mất hết đất thổ cư thì phải chờ huyện cho chỉ tiêu xuống mới làm thổ cư lại được và mọi việc xây dựng của người dân trên thửa đất nông nghiệp còn lại là trái quy định", ông Hoan cho hay.

Nói về việc xử lý như thế nào trước hoàn cảnh của các hộ dân kể trên ông Hoan cho rằng, đã yêu cầu chính quyền Buôn thống kê lại danh sách số lượng các hộ dân đồng thời hướng dẫn bà con làm đơn gửi lên chính quyền để có hướng giải quyết, còn nếu nghiêm trọng thì sẽ chuyển cho công an phối hợp xác minh làm rõ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

27 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

51 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước