Sau đại dịch Covid-19, xu hướng tìm việc mới thay đổi ra sao?

Thứ tư, 27/04/2022-16:04
Do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, nhu cầu người lao động muốn tìm kiếm một công việc đảm bảo an toàn và linh hoạt về thời gian đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo TTXVN, khi nền kinh tế thế giới đang mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh dần khôi phục thì tình trạng này đang trở thành thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp khi thiếu hụt nhân sự làm toàn thời gian.

Dựa trên kết quả một cuộc khảo sát do công ty khảo sát ADP thực hiện với sự tham gia của 33.000 người trên toàn thế giới cho thấy 2/3 số người tham gia khảo sát này cho biết họ sẽ xem xét tìm việc làm mới nếu phải bắt buộc quay trở lại văn phòng làm việc toàn thời gian một cách không cần thiết.  


 
 

Theo kết quả khảo sát công bố ngày 25/4, số người cảm thấy lĩnh vực làm việc của họ an toàn hiện là 25%, giảm đi 26% so với cuộc khảo sát tương tự vào năm 2021. Cũng trong khoảng thời gian này, số người có ý kiến sẽ xem xét "nhảy" việc tăng lên 8% (từ 15% đến 23%), trong đó gần 30% cho biết họ đang bắt đầu tìm công việc mới.

Số người đang có đôi chỗ hoặc hoàn toàn không hài lòng với công việc hiện tại chiếm khoảng 50%. Nguyên nhân do các yếu tố nảy sinh trong đại dịch như số giờ làm việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc không lương và những căng thẳng, đã thúc đẩy người lao động đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng lao động hiện tại hoặc tìm cách nghỉ việc. 

Theo kết quả khảo sát của ADP, sở dĩ có sự thay đổi trên là do đại dịch COVID-19 đã khiến người lao động cân nhắc lại những ưu tiên và họ sẵn sàng bỏ việc nếu như nhu cầu của họ không được chủ doanh nghiệp đáp ứng. 

Tình trạng người lao động "nhảy" việc hay công việc thiếu lao động tại các doanh nghiệp ở Mỹ đang diễn ra ở mức độ cao. Các công ty đang gặp khó khăn khi phải chật vật tuyển dụng và giữ chân người lao động. Sự mất cân bằng giữa số lượng người tìm việc và số người cần được tuyển dụng để lấp chỗ trống làm cho mức lương của một số ngành tăng cao. Đây cũng là một trong những vấn đề chính mà các quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng cần giải quyết để kìm hãm đà tăng của lạm phát.

Dịch COVID-19 bùng phát, để tránh nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe người lao động lại đảm bảo hiệu suất công việc các doanh nghiệp trên toàn thế giới chuyển hình thức làm việc trực tiếp sang hình thức làm online từ xa. Đến nay khi các nước đang quay trở lại cuộc sống thường nhật, dù muốn hay không thì các công ty cũng yêu cầu người lao động trở lại làm việc tại văn phòng, công xưởng, nhà máy toàn thời gian. Với kết quả khảo sát trên, nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt lực lượng lao động và việc tìm kiếm giải pháp khắc phục cho vấn đề này là một bài toán khó.

Theo: TTXVN
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

6 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

13 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

13 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

17 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

18 giờ trước