Nhiều doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi lên tới trăm nghìn tỷ đồng, các “ông lớn” tiếp tục dẫn đầu

Chủ nhật, 11/09/2022-10:09
Quỹ khen thưởng, phúc lợi chính là những quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp. Những quỹ này chủ yếu được lập ra dành cho công tác khen thưởng cũng như khuyến khích những lợi ích vật chất và phục vụ cho nhu cầu phúc lợi của công ty cũng cùng với nhu cầu phúc lợi của công cộng. Từ đó, quỹ này sẽ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Thống kê năm 2021 cho thấy có tổng cộng 19 doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng cùng với phúc lợi với tổng trị giá lên tới 100 tỷ đồng. Trong đó, có tới 5 doanh nghiệp trích quỹ ở mức trên 1.000 tỷ đồng là Vietcombank (2.000 tỷ đồng), BIDV (1.800 tỷ đồng), Vietinbank (1.800 tỷ đồng), Hòa Phát (1.200 tỷ đồng) và Vinamilk (1.100 tỷ đồng). Có thể thấy, 3 cái tên đứng đầu đều là những ngân hàng nằm trong “big 4”.

Bên cạnh đó, còn có một số ngân hàng khác cũng góp mặt trong danh sách này, bao gồm: MBBank đứng thứ 6, LienVietPostBank đứng thứ 12 cùng với ACB đứng thứ 16.

Nhiều doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi lên tới trăm nghìn tỷ đồng, các “ông lớn” tiếp tục dẫn đầu - ảnh 1

Trong nhóm những doanh nghiệp trích quỹ khen thưởng, phúc lợi này còn có những doanh nghiệp dầu khí, điển hình là PV GAS với 335 tỷ đồng, PV Power với 203 tỷ đồng, Đạm Cà Mau là 197 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Bình Sơn trích quỹ 180 tỷ đồng còn Đạm Phú Mỹ trích quỹ 149 tỷ đồng. Với các doanh nghiệp hàng không, có 2 cái tên góp mặt là ACV với quỹ lên tới 390 tỷ đồng và Vietjet là 381 tỷ đồng.

Nếu so sánh cùng số tiền mà các doanh nghiệp dùng để trả cổ tức, có thể nhận ra rằng có 12 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt so hơn so với trích quỹ phúc lợi, còn lại 7 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hơn.

Đáng chú ý, Vinamilk là doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt cao nhất lên đến hơn 7.500 tỷ đồng, con số này cao gấp 5,7 lần so với số tiền trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Đáng chú ý, doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa cổ tức bằng tiền cùng với trích quỹ lớn nhất về tỷ lệ chính là GAS khi số tiền trả cổ tức là gần 5.900 tỷ đồng, tương đương với 17,5 lần số tiền trích quỹ.

Bên cạnh những cái tên đáng chú ý như Vinamilk và GAS, còn có những doanh nghiệp khác cũng có tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền lớn hơn so với trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được tính bằng lần; đó chính là Vietcombank, Vietinbank, FPT Telecom, PV Power, FPT, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Vicostone và Dabaco.

Ngoài ra, trong số 7 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hơn so với quỹ phúc lợi khen thưởng thì ngân hàng BIDV chính là doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất khi chiếm đến 804 tỷ đồng, con số này tương đương với 45% số tiền trích quỹ phúc lợi của nhà băng. Đối với những doanh nghiệp còn lại, MB Bank chỉ trả khoảng 3 tỷ đồng, BSR chi trả 1,7 tỷ đồng, trong khi ACV, Vietjet, LienVietPostBank, ACB lại không trả cổ tức bằng tiền mặt dù vẫn trích quỹ phúc lợi hơn 100 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

11 phút trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

3 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

4 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

4 giờ trước