Nhiều doanh nghiệp phân bón vượt kế hoạch lợi nhuận năm vì xuất khẩu tăng mạnh

Thứ năm, 20/10/2022-12:10
Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn, kim ngạch lên đến gần 886 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, con số này đã ghi nhận mức tăng 45% về lượng và cao gấp 2,6 lần về kim ngạch. 

Xuất khẩu phân bón 9 tháng khá khả quan

Mới đây, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu phân bón trong tháng 9 của nước ta đã đạt 161 nghìn tấn, con số này tương đương với 94 triệu USD, tăng 37% về lượng cùng với 34% về giá trị khi so sánh với tháng 8 cùng năm. Đáng chú ý, đây là tháng thứ 3 liên tiếp lượng xuất khẩu phân bón đã từng bước đi lên. Tuy nhiên, so với mức đỉnh được thiết lập vào hồi tháng 1 năm nay, lượng xuất khẩu vẫn thấp hơn đáng kể. 

Như vậy, sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn, kim ngạch lên đến gần 886 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, con số này đã ghi nhận mức tăng 45% về lượng và cao gấp 2,6 lần về kim ngạch. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu sau 9 tháng đã đạt 559 triệu USD, vượt 58% so với kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. 


Như vậy, sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn, kim ngạch lên đến gần 886 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2021, con số này đã ghi nhận mức tăng 45% về lượng và cao gấp 2,6 lần về kim ngạch
Như vậy, sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn, kim ngạch lên đến gần 886 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2021, con số này đã ghi nhận mức tăng 45% về lượng và cao gấp 2,6 lần về kim ngạch

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đã ghi nhận sự khởi sắc cả về lượng và giá. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Cụ thể, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, Mã chứng khoán: DPM) cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, lượng phân bón xuất khẩu của doanh nghiệp này đã đạt khoảng 155.000 tấn, so với kế hoạch cả năm đã cao gấp 3 lần. Nhân tố này đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng doanh thu cùng với lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ trong 9 tháng đầu năm. 

Sau khi lũy kế 9 tháng, doanh thu của Đạm Phú Mỹ ước đạt gần 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là khoảng 5.300 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong năm nay Đạm Phú Mỹ đặt kế hoạch doanh thu là 17.239 tỷ đồng cùng với 4.130 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy chỉ sau 9 tháng, Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành được 87% mục tiêu doanh thu và vượt 28% chỉ tiêu lợi nhuận dành cho cả năm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem, Mã chứng khoán: DDV) cũng khởi sắc nhờ xuất khẩu phân bón. Trong 9 tháng đầu năm, toàn tập đoàn ghi nhận mức doanh thu là hơn 45.000 tỷ đồng trong khi lợi nhuận hợp nhất ước đạt mức 5.400 tỷ đồng. Với con số này, Vinachem đã hoàn thành được 86,5% kế hoạch doanh thu và hơn 3 lần kế hoạch lợi nhuận cho cả năm nay. 

Giá phân bón giảm 23% so với đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, xuất khẩu phân bón của nước ta trong tháng 8 năm nay là 118 nghìn tấn, con số này tương đương với 70,5 triệu USD. So với tháng 6 cùng năm, xuất khẩu phân bón trong tháng 8 đã ghi nhận mức tăng 5% về lượng nhưng giá trị đã giảm 6%. Sau khi lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của cả nước đã đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch lên đến 792 triệu USD; so với cùng kỳ năm trước đã tăng 41% về lượng và gần gấp 2,7 lần về kim ngạch xuất khẩu.


Chỉ sau 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón của nước ta đã vượt 42% kết quả xuất khẩu của cả năm trước; đáng chú ý, trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu phân bón so với tháng 7 đã giảm mạnh 69 USD/tấn
Chỉ sau 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón của nước ta đã vượt 42% kết quả xuất khẩu của cả năm trước; đáng chú ý, trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu phân bón so với tháng 7 đã giảm mạnh 69 USD/tấn

Như vậy, chỉ sau 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón của nước ta đã vượt 42% kết quả xuất khẩu của cả năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu phân bón so với tháng 7 đã giảm mạnh 69 USD/tấn. Đồng thời, giá xuất khẩu phân bón trong tháng 7 so với thời điểm đầu năm cũng đã giảm hơn 20%, xuống còn 598 USD/tấn. Điều này đồng nghĩa với việc, giá phân bón xuất khẩu đã đi xuống trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Đến tháng 9, giá xuất khẩu phân bón tiếp tục giảm mạnh 14 USD/tấn so với hồi tháng 8. Trong khi đó, so với mức đỉnh được thiết lập vào tháng 1 đầu năm, giá xuất khẩu phân bón của tháng 9 đã giảm hơn 23%, xuống còn 584 USD/tấn. Tức là, giá xuất khẩu phân bón tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, giá xuất khẩu phân bón tính bình quân trong 9 tháng đầu năm nay lại tăng đến 72% so với cùng kỳ năm trước và lên mức bình quân là 636 USD/tấn.

Trước những yếu tố này, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, giá phân bón trong nửa sau của năm 2022 khó có thể tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trên thế giới nhìn chung vẫn còn suy yếu, đặc biệt là giá ure nhiều khả năng sẽ đi ngang, sau đó giảm dần sang năm 2023. Trước đó, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu phân bón của Việt Nam được hưởng lợi đáng kể do thế giới đang “khát” phân bón trước tác động tiêu cực của cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine cùng với các lệnh hạn chế xuất khẩu khác. 

Đồng quan điểm, Chứng khoán SSI cũng cho rằng, nhu cầu ure hiện tại cũng đang suy yếu do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cộng với việc quý 3 hàng năm là khoảng thời gian tiêu thụ thấp điểm. Những yếu tố này khiến cho hoạt động xuất khẩu phân bón cùng với giá cả trong nước thời gian qua đã suy giảm. Thế nhưng đến quý 4 năm nay, hoạt động tiêu thụ được cho là nhiều khả năng sẽ phục hồi, tuy nhiên mức phục hồi là không đáng kể. 


Nhiều khả năng sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu trong 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn 6 tháng đầu năm, điều này cũng sẽ hỗ trợ giảm giá ure. Ảnh minh họa
Nhiều khả năng sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu trong 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn 6 tháng đầu năm, điều này cũng sẽ hỗ trợ giảm giá ure. Ảnh minh họa

Cụ thể, phía Chứng khoán SSI nhận định: “Mùa cao điểm quý 4 sẽ hỗ trợ phục hồi đối với nhu cầu tiêu thụ ure. Tuy nhiên, trước lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với sự điều chỉnh giá các mặt hàng nông nghiệp, nhu cầu đối với phân ure có thể sẽ không phục hồi nhiều trong quý 4 năm nay”.

Bên cạnh đó, vào quý 3 năm 2021, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu ure. Động thái này từ đất nước tỷ dân đã đẩy giá cả của mặt hàng phân bón này tăng lên đáng kể. Đến cuối tháng 6, dự kiến lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc đối với ure trước đó sẽ được gỡ bỏ, tuy nhiên các hoạt động xuất khẩu vẫn kiểu “cầm chừng”, ở mức hạn chế để có thể đảm bảo nguồn cung cho tiêu thụ trong nước.

Trong khi đó, phía Nga tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng ure trong khoảng thời gian từ tháng 7 cho đến tháng 12 cùng năm. Tuy nhiên, mức hạn ngạch lại được tăng lên mức 8,3 triệu tấn trong nửa cuối năm 2022 (so với 5,9 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 5 năm nay). Theo như ước tính của SSI Research, Nga chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu ure trên toàn cầu vào năm 2019. Chính vì thế, nhiều khả năng sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu trong 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn 6 tháng đầu năm, điều này cũng sẽ hỗ trợ giảm giá ure.

Ngoài ra, giá than và giá dầu so với mức đỉnh đã được điều chỉnh đáng kể, trong khi đó giá khí đốt tự nhiên tại EU vẫn ở mức cao vì gián đoạn nguồn cung từ Nga cùng với nhiều lo ngại về khả năng sự gián đoạn này có thể sẽ kéo dài. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I/2024: Vẫn duy trì tăng trưởng

10 giờ trước

TP.HCM siết hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

11 giờ trước

Nhu cầu điện khổng lồ phục vụ trí tuệ nhân tạo tại Châu Á

12 giờ trước

Giải bài toán tài chính mua nhà cho những người trẻ

14 giờ trước

CEO Masan: Việc IPO Masan Consumer sẽ giúp nâng định giá của các cổ phiếu Masan

15 giờ trước