“Nhà may của các Đại sứ” Văn Hùng Tailor: Luôn dành sự quan tâm giống nhau cho từng sản phẩm, bất kể khách hàng là ai

Thứ tư, 25/01/2023-12:01
Tiếng lành đồn xa, tiệm may nhỏ của gia đình ông Hùng đã có vinh hạnh được đón tiếp nhiều đại sứ, phó đại sứ của nhiều nước tại Việt Nam. Trong ký ức của ông, đại sứ Pháp Jean-Francois Giraud là một người hiểu biết sâu, vô cùng cẩn thận và khó tính. Thế nhưng, vị đại sứ này đã đặt may 20 bộ vest trong suốt nhiệm kỳ tại Việt Nam, đồng thời để dành cho những dịp tiếp khách đặc biệt.

Học cắt may để nối nghiệp cha

Trong những ngày cuối năm, tiệm may nằm khép mình trong con ngõ nhỏ Thọ Xương luôn tấp nập khách ra vào, dường như chỉ có thể bắt gặp tại các shop quần áo bán sẵn. Trên chiếc bàn cắt đã hơn 100 năm tuổi đời, ông Văn Hùng (sinh năm 1961) vẫn đang miệt mài những đường kéo sắc nét; trong khi con trai ông - Văn Hoàn đang bận rộn đo đạc và tiếp khách. 

Ông Hoàn là hậu duệ thứ ba của cửa hàng. Theo ông chia sẻ, từ giai đoạn những năm 1950, ông nội của ông đã làm nghề may ngay trên chính địa điểm này. Khi đó vẫn còn trong giai đoạn bao cấp nên mẫu mã và vải vóc chưa nhiều, tiệm may chủ yếu làm hàng gia công, cắt may và phục vụ cho các khách hàng phương Tây.  


Sau khi trở về nước, ông Hùng tiếp tục gây dựng sự nghiệp của mình tại cửa hàng may đo có tiền thân do ông Nghiêm Văn Nho (cụ thân sinh của ông Hùng) làm chủ
Sau khi trở về nước, ông Hùng tiếp tục gây dựng sự nghiệp của mình tại cửa hàng may đo có tiền thân do ông Nghiêm Văn Nho (cụ thân sinh của ông Hùng) làm chủ

Đến năm 1977, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Hùng lựa chọn đi theo nghiệp bố và học nghề tại trường Kỹ thuật Cắt may Hà Nội (nay là Trường Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội có địa chỉ tại 56 Khâm Thiên). Sau khi hoàn thành khóa học, ông Hùng được giữ lại trường để làm giáo viên. Người đàn ông này nhớ lại: “Thời điểm đó, trên địa bàn thủ đô chỉ có duy nhất một trường do nước Đức tài trợ, hỗ trợ đào tạo nhân lực nhưng cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế. Mỗi năm, đầu ra của trường chỉ trong khoảng 100 người mà thôi”.

Sau đó một thời gian, nước Đức cũng đã tuyển chọn các thợ may lành nghề ở Việt Nam sang học tập cũng như làm việc ở Viện Mốt Berlin, CHDC Đức (nay là CHLB Đức). Tranh thủ cơ hội ngàn năm có một này, ông Hùng đã đăng ký cuộc thi cạnh tranh tay nghề toàn miền Bắc và đối đầu trực tiếp với hàng trăm người khác. Người chấm điểm cuộc thi thời điểm đó là nghệ nhân Tiến Thành - người được mệnh danh là “đệ nhất kéo thủ” của Hà Nội khi ấy. 

Sau cuộc thi, tổng cộng 10 thí sinh đã được tuyển chọn sang Đức. Trong đó, ông Hùng được biết đến là một trong hai thanh niên trẻ nhất. Đặc biệt, tay nghề điêu luyện đã giúp cho ông đạt được vị trí cao nhất trong tổng số 270 thí sinh tham gia dự thi. Vậy là, tạm xa vợ mới cưới, tạm xa anh em bạn bè và người thân, ông Hùng quyết định sang Tây Đức làm việc vào năm 27 tuổi. Tại nơi đất khách quê người, ban đầu ông Hùng có nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm về cả ngôn ngữ và văn hóa sống. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiệm và những kiến thức đã được bài bản ở Việt Nam, công việc may âu phục tại xứ người của ông Hùng diễn ra khá trôi chảy. Người đàn ông này đã lấy đam mê công việc để khỏa lấp nỗi nhớ nhà của mình.

Vào năm 1990 khi Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất, ông Hùng quay trở về nước. Khi mới trở về Việt Nam, nghệ may mặc trong nước vẫn đang trong quá trình học tập và bước đầu tiếp cận văn hóa của thế giới. Nhiều người sẵn sàng bỏ nghề vì quá vất vả, thường xuyên phải thức đêm thức hôm và cũng chưa nhận ra được tiềm năng phát triển của thời trang. Thời điểm đó, ông Hùng thuê một cửa hàng tại Khâm Thiên với mong muốn lấy lại tiếng tăm của mình khi trước. Khi ấy, xu hướng của người dân mới chỉ dừng lại ở việc thuê quần áo đẹp tham gia những dịp lễ lạt, đặt may chưa đặt may nhiều. 


Người đàn ông này quan niệm, một khi khách hàng đã đặt niềm tin vào mình, ông sẽ nỗ lực trau chuốt tay nghề để giúp họ có được những bộ trang phục đẹp nhất
Người đàn ông này quan niệm, một khi khách hàng đã đặt niềm tin vào mình, ông sẽ nỗ lực trau chuốt tay nghề để giúp họ có được những bộ trang phục đẹp nhất

Tiếng lành đồn xa

Sau đó một thời gian, ông Hùng tiếp tục gây dựng sự nghiệp của mình tại cửa hàng may đo có tiền thân do ông Nghiêm Văn Nho (cụ thân sinh của ông Hùng) làm chủ. Thời điểm hiện tại, mỗi ngày làm việc của ông Hùng và con trai kéo dài khoảng 12 tiếng. Bên trong căn nhà nhỏ lúc nào cũng rộn ràng khách đến đặt may và trả sản phẩm. Làm việc với ông Hùng lúc nào cũng có khoảng 2-3 người phiên dịch và hỗ trợ công việc. 

Chia sẻ về công việc của mình, ông Hùng cho biết: “Thời điểm hiện tại, mọi sản phẩm đều do hai bố con tôi tự mình cắt theo công thức riêng của cửa hàng và không thuê người ngoài. Thực tế, tốc độ cắt của tôi bây giờ chỉ khoảng 10 phút/áo, có khi còn hơn nhiều thanh niên. Tôi thường bắt đầu một ngày mới vào 7-8 giờ sáng, thậm chí làm việc đến tận 2 giờ đêm. Ở nhiều nơi, họ chỉ nhận sau đó giao cho thợ làm hết nên rất nhàn. Trong khi đó, nhà tôi thì người thật và việc thật. Chừng nào còn khỏe thì tôi còn cố được”.

Ông cũng bổ sung, thợ may của tiệm trước khi tuyển về cũng đã chinh chiến qua nhiều nơi và có nhiều kinh nghiệm. Họ đều nói âu phục của quán ông có độ chữa ít. Trước đó, ông Hùng từng nhiều lần gạt ý tưởng của con trai mình về việc mở thêm cửa hàng. Ông cho rằng, nếu hai bố con làm thêm nữa thì sẽ không hết việc. Đồng thời, ông cũng không thoải mái khi “deal” giá với khách hàng mấy chục triệu đồng cho một bộ đồ.

Ông Hùng nhận định, dù là người nước ngoài hay người Việt, là đại sứ hay người thường ông đều báo giá như nhau và có mức độ quan tâm giống nhau. Ông nhấn mạnh, đối với ông thì mỗi khách hàng đều là một đại sứ. Với tất cả các bộ suit, ông Hùng đều trau chuốt như lần đầu tiên làm may. Người đàn ông này quan niệm, một khi khách hàng đã đặt niềm tin vào mình, ông sẽ nỗ lực trau chuốt tay nghề để giúp họ có được những bộ trang phục đẹp nhất. Ông Hùng cảm thấy vô cùng vui mừng khi dù cửa hàng ở trong ngõ nhỏ nhưng khách hàng vẫn lặn lội tìm đường và đi bộ vào. 


Ông Hùng chụp cùng với ông Nicolai Prytz - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam. Ảnh: NVCC
Ông Hùng chụp cùng với ông Nicolai Prytz - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam. Ảnh: NVCC

Tiếng lành đồn xa, tiệm may nhỏ của gia đình ông Hùng đã có vinh hạnh được đón tiếp nhiều đại sứ, phó đại sứ của nhiều nước tại Việt Nam. Trong ký ức của ông, đại sứ Pháp Jean-Francois Giraud là một người hiểu biết sâu, vô cùng cẩn thận và khó tính. Thế nhưng, vị đại sứ này đã đặt may 20 bộ vest trong suốt nhiệm kỳ tại Việt Nam, đồng thời để dành cho những dịp tiếp khách đặc biệt.

Ông Hùng chia sẻ, ba đời đại sứ Pháp là khách hàng thân thiết của Văn Hùng Tailor. Vào khoảng 14-15 năm trước, vị đại sứ đầu tiên đã tìm đến tiệm may của ông, bày tỏ sự ngưỡng mộ với tay nghề của ông khi vẫn còn ở Đức. Đáng chú ý, Văn Hùng Tailor còn vinh dự đón tiếp các vị đại sứ, phó đại sứ và tham tán của Anh, Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch, New Zealand, Thuỵ Sĩ...

Ông chủ Văn Hùng Tailor bộc bạch, dù là trong cắt may hay bất kỳ ngành nghề gì, những người đứng núi này trông núi nọ đều khó có thể thành công. Điều quan trọng là phải tâm huyết, luôn nỗ lực trau dồi và học hỏi bất kể là già hay trẻ. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

34 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước