Hàng nghìn bức tượng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không bao giờ có 2 gương mặt trùng khớp nhau: Được chạm khắc theo mặt người thật?

Thứ ba, 19/04/2022-16:04
Người Trung Quốc có câu rằng: Nếu không phải là nghìn tượng nghìn mặt thì sẽ là nghìn tượng chín trăm mặt. Điều này chứng tỏ, các chiến binh đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được chạm khắc hoàn toàn riêng biệt, mỗi tượng sẽ có một gương mặt khác nhau, không tượng nào trùng với tượng nào.

Vào năm 1987, “đội quân đất nung” và lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới. Báo cáo cho thấy, trong lăng mộ của vị vua nhà Tần có tới hơn 2.000 bức tượng bằng gốm đã được khai quật tại Hố số 1. Điều đáng nói, những bức tượng này đều có biểu cảm khuôn mặt vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, những tượng đất đứng trong lăng mộ đều có tư thế tay cầm vũ khí hướng về phía trước. Một số tượng khác ở tư thế nửa quỳ, hai bên tay còn ôm vũ khí ở quanh eo. Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng đã tiến hành khám nghiệm và xác nhận rằng, mỗi bức tượng đất đều được trang bị vũ khí, thậm chí còn có nhiều loại binh khí khác nhau.

Những giai thoại liên quan tới nhà Tần vấn luôn là vấn đề nóng hổi luôn được mọi người săn tìm và thu hút sự chú ý. Trong đó phải kể đến một trong những ẩn số lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Trung Hoa. Đó là, đội quân binh mã trong lăng mộ nhà Tần Thủy Hoàng có thật sự là “nghìn tượng nghìn mặt” hay không?


Người Trung Quốc có câu rằng: “Nếu không phải là nghìn tượng nghìn mặt thì sẽ là nghìn tượng chín trăm mặt”. Ảnh: minh họa
Người Trung Quốc có câu rằng: “Nếu không phải là nghìn tượng nghìn mặt thì sẽ là nghìn tượng chín trăm mặt”. Ảnh: minh họa

Người Trung Quốc có câu rằng: “Nếu không phải là nghìn tượng nghìn mặt thì sẽ là nghìn tượng chín trăm mặt”. Điều này chứng tỏ, các chiến binh đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được chạm khắc hoàn toàn riêng biệt, mỗi tượng sẽ có một gương mặt khác nhau, không tượng nào trùng với tượng nào.

Trên thực tế, các chiến binh đất nung chính là đại diện của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc. Thậm chí, những tác phẩm này chân thực đến mức, nhiều người còn đặt ra giả thuyết liệu chúng có thật sự được chạm khắc theo khuôn mặt của người thật? Cũng có thể, những người thợ thủ công thời nhà Tần đã lấy gương mặt của mình để làm hình mẫu trong quá trình điêu khắc. 

Thế nhưng, các chuyên gia khẳng định, việc làm ra hàng nghìn bức tượng đất nung mà không sử dụng một vài khuôn chung là điều dường như không thể thực hiện được. Vậy, những bức tượng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã được tạo ra như thế nào? 

Phương pháp chế tạo

Thực tế, cách làm của nhà Tần vô cùng đơn giản. Phần đầu và phần thân của những bức tượng này được làm riêng, sau đó mới được ghép nối với nhau. Chưa kể, những người thợ thủ công còn sử dụng khuôn khi điêu khắc đầu tượng để nâng cao hiệu quả và thống nhất quy cách. Tuy nhiên, họ không sử dụng 1 khuôn mà là 10 loại khuôn, mỗi loại khuôn sẽ tượng trưng cho một kiểu khuôn mặt khác nhau. 


Thế nhưng, các chuyên gia khẳng định, việc làm ra hàng nghìn bức tượng đất nung mà không sử dụng một vài khuôn chung là điều dường như không thể thực hiện được. Ảnh: minh họa
Thế nhưng, các chuyên gia khẳng định, việc làm ra hàng nghìn bức tượng đất nung mà không sử dụng một vài khuôn chung là điều dường như không thể thực hiện được. Ảnh: minh họa

Sau khi phần thô của đầu tượng được tạo khuôn, người thợ sẽ thoa một lớp bùn mịn lên trên. Sau đó, những người thợ sẽ bắt đầu tự do chạm khắc những đường nét trên khuôn mặt. Vì thế, những khuôn mặt của các bức tượng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không trùng hợp hoàn toàn. Cũng nhờ vậy, việc tạo ra đội quân binh mã với cả nghìn khuôn mặt không phải là điều không quá khó khăn. 

Theo đó, các thợ thủ công thời Tần phải khắc tên của mình lên sản phẩm để dễ dàng quản lý và kiểm tra chất lượng. Đến thời điểm hiện tại, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 80 cái tên trên các chiến binh nhà Tần, còn lại hầu hết đều được giấu kín.  

Điều này không đồng nghĩa với việc chỉ có 80 người thợ thủ công được tham gia thực hiện công việc này. Nhiều học giả cho biết, mỗi chiến binh đất nung sẽ được hoàn thành bởi một nhóm làm việc gồm ít nhất 10 người. Bên cạnh đó, chu kỳ sản xuất sẽ không dưới 2 tháng.


Để những bức tượng này có hiệu ứng sống động như thật và có thể gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc điểm cá tính khác nhau là điều không thể thiếu. Ảnh: minh họa
Để những bức tượng này có hiệu ứng sống động như thật và có thể gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc điểm cá tính khác nhau là điều không thể thiếu. Ảnh: minh họa

Theo đó, tên được khắc lên trên các chiến binh đất nung chính là tên của trưởng nhóm. Và người trưởng nhóm này chắc chắn không phải là một nghệ nhân bình thường. Đây ắt hẳn là một chuyên gia điêu khắc tay nghề cao và là một trong số những nghệ nhân xuất sắc nhất của thời đại đó. 

Quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất

Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực chính là quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất có thể nhìn thấy và tuyệt đối không để lại bất kỳ một góc chết nào. Bên cạnh hàng nghìn khuôn mặt được điêu khắc vô cùng đỉnh cao thì những chi tiết khác trên bức tượng này cũng khiến mọi người phải tròn mắt. 

Được biết, để có thể tạo nên một đội quân hoành tráng như thế, mỗi chiến binh đất nung phải tuân theo những thông số kỹ thuật gần như giống nhau. Tuy nhiên, để những bức tượng này có hiệu ứng sống động như thật và có thể gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc điểm cá tính khác nhau là điều không thể thiếu. 


Chỉ cần nhìn hình dáng của các bức tượng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng có thể đoán ra được đâu là binh, đâu là tướng. Ảnh: minh họa
Chỉ cần nhìn hình dáng của các bức tượng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng có thể đoán ra được đâu là binh, đâu là tướng. Ảnh: minh họa

Bên cạnh đó, còn có một chi tiết độc đáo khác trên những bức tượng này mà ít ai chú ý tới đó là khí chất của các chiến binh này. Mỗi chiến binh đều có một khí chất riêng thông qua hình dáng, cơ thể của tượng được những người thợ thủ công thời Tần định hình vô cùng khéo léo. Chỉ cần nhìn hình dáng của các bức tượng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng có thể đoán ra được đâu là binh, đâu là tướng. 

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, đội quân binh mã trong lăng mộ này dù không được lấy nguyên mẫu nhưng có thể khẳng định được sự tài hoa cũng như tay nghề điêu luyện của những người thợ thủ công nhà Tần.

Có thể khẳng định, giá trị hiện thực mà những bức tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng mang đến là vô cùng to lớn, truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ đương đại sáng tạo hàng loạt bản sao từ các chất liệu đa dạng. 
 

Theo: suckhoedoisong.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

21 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

7 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước