Đơn hàng nước ngoài đặt từ Trung Quốc đang giảm dần, trở thành dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế toàn cầu

Thứ ba, 16/08/2022-23:08
Nhà đầu tư nếu muốn đánh giá tâm lý của người tiêu dùng trên toàn cầu thì không cần nhìn đâu xa hơn mà chỉ cần quan sát số đơn đặt hàng của các nhà máy Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Đơn hàng từ khách nước ngoài đang vơi dần

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, tại thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất từ đồ trang trí Giáng Sinh cho đến quần áo đều đã chia sẻ lại với Bloomberg rằng, đơn đặt hàng từ khách nước ngoài đang vơi dần, một số dự đoán kịch bản khả quan nhất mà họ có thể đưa ra chính là nhu cầu thị trường sẽ đi ngang so với năm ngoái. 

Thông tin trên cho thấy, người tiêu dùng trên toàn cầu đã dần thắt chặt chi tiêu của mình để có thể ứng phó được với cú sốc giá và có thể sẽ tiếp tục thận trọng như thế trong một thời gian dài. Điều này sẽ gia tăng sức nặng cho những cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang tiềm ẩn nguy cơ cao. 

Theo bà Wendy Ma, Giám đốc Marketing tại một công ty dệt may tại thành phố Ninh Ba cho biết: “Người tiêu dùng không có tiền để chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng ngày càng cao như hiện tại”. Theo bà, sự giảm sút nhu cầu hiện nay diễn ra rất đột ngột.
Bà còn cho biết, so với cùng kỳ năm 2021, các đơn hàng từ nút áo đến khóa kéo hay chỉ khâu đều giảm khoảng 30% trong tháng 7 và tháng 8 do nhu cầu của các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ giảm xuống.


Công nhân làm việc trong một hãng sản xuất phụ tùng ô tô ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg
Công nhân làm việc trong một hãng sản xuất phụ tùng ô tô ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg

Theo báo cáo của các nhà sản xuất, sự ổn định được thấy trong dữ liệu xuất khẩu của thị trường Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm. Hay nói theo cách khác, sự bùng nổ trong thời gian qua đã phần nào được hỗ trợ bởi lạm phát giá cả. 

Đồng thời, việc xuất khẩu mạnh cũng nhờ các nhà máy đang cố gắng bù đắp cho những đơn hàng bị chậm trễ vì các đợt phong tỏa cũng như hoàn thành các đơn hàng đã được các doanh nghiệp đặt sớm nhằm tránh khỏi những ảnh hưởng bởi những nút thắt trong chuỗi cung ứng trong thời gian tới.

Theo ông Larry Hu, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group: “Nhận định chung của các chuyên gia là tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ có phần chững lại trong những tháng tiếp theo của năm và có thể sẽ đạt mức âm vào cuối năm nay”. Ông lưu ý rằng, nhu cầu của thị trường đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ giảm từ từ thay vì sụp đổ một cách đột ngột.

Những “cơn gió ngược” đã được hình thành trong nhiều tháng qua. Theo ông Clark Feng, chủ công ty Vita Leisure chuyên mua lều và đồ nội thất từ các hãng nội địa để bán ra nước ngoài cho biết, các đơn hàng xuất khẩu đã giảm dần kể từ tháng 3 năm nay.

Ngoài ra, ông Feng còn cho biết thêm, những khách hàng ở châu Âu chỉ yêu cầu mua số lượng 30-50% so với những gì mà họ đã mua trong năm ngoái. HIện tại, công nhân ở nhiều nhà máy đã bị cho nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ ngơi, đây là điều mà ông chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ trở lại đây. 

Ông còn nói thêm rằng, các khách hàng ở nước ngoài đang phải tìm mọi cách để giải phóng số hàng tồn kho hiện có thay vì đặt thêm hàng mới. “Các sản phẩm của chúng tôi rất phổ biến trong năm ngoái. Nhưng giờ chúng tôi phải chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, trong khi đó nhu cầu của các khách hàng nước ngoài còn thấp hơn thời điểm trước đại dịch. Tôi có chút cảm giác hoảng sợ”, ông Feng bày tỏ.


Tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg
Tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg

Lượng hàng tồn kho cao ngất ở phương Tây

Trong năm ngoái, giá trị hàng tồn kho trong những công ty trong chỉ số tiêu dùng tùy ý và tiêu dùng chủ lực của S&P đã tăng hơn 93,5 tỷ USD, tương đương với mức tăng 25%, theo dữ liệu của Bloomberg. 

Xu hướng trên bắt đầu xuất hiện sau khi các doanh nghiệp bán lẻ tăng cường việc trữ hàng để đối phó lại với tình trạng chậm trễ kéo dài trong quá trình vận chuyển cũng như có một số đơn hàng phục vụ cho Giáng sinh đến nơi sớm.

Điều này cũng trùng hợp với sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới, khi người dân dần lựa chọn dịch vụ thay vì hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế đang mở cửa trở lại. Các nhà bán lẻ như Walmart và Target cũng đang có những chiến dịch hạ giá bán quần áo và đồ gia dụng, trong khi đó một số mặt hàng khác thì được họ tính giá cao hơn. 

Theo một số công ty, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên toàn cầu đã phải chốt đơn hàng từ trước. Tồn kho ngày càng lớn đồng nghĩa với việc nhu cầu của người tiêu dùng trong nhiều tháng tới cũng không quá mạnh.
Theo ông Joe Kwok, CEO của hãng dệt may Hengda Printing & Dyeing (Thượng Hải), các khách hàng bán lẻ và hãng đồ thể thao lớn đã cắt giảm tới 30% đơn hàng kể từ tháng 6 năm nay. Ông đưa ra dự báo về nhu cầu của thị trường vẫn sẽ nằm ở mức thấp trong thời gian tới. 

Khó được giúp đỡ bởi thị trường trong nước

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ khó mà kích thích được thị trường nội địa để có thể bù đắp cho sự thiếu hụt nhu cầu của thị trường bên ngoài. Ngoài ra, chiến lược Zero Covid cũng đã đè nặng lên tâm lý của người tiêu dùng và tàn phá lĩnh vực chế tạo thiết bị của Trung Quốc.

Những gì đang diễn ra tại Nghĩa Ô, trung tâm cung ứng hàng hóa Giáng Sinh lớn nhất thế giới chính là một minh chứng cho thấy, hoạt động kinh doanh có thể trở nên bấp bênh như thế nào khi Trung Quốc vẫn đang tuân thủ chính sách Zero Covid. 

Cuối tuần trước, thành phố này đã gia hạn lệnh phong tỏa vì các quan chức y tế địa phương đã ghi nhận hơn 630 trường hợp nhiễm Covid-19. Tại trung tâm này, hồi tháng 4 cũng từng bị phong tỏa, tuy nhiên những hạn chế mới nhất đã gây trở ngại cho các nhà sản xuất giữa thời điểm kinh doanh bận rộn như hiện nay. 


Các trung tâm xuất khẩu chính của Trung Quốc đã bị Covid-19 quấy phá trong năm nay
Các trung tâm xuất khẩu chính của Trung Quốc đã bị Covid-19 quấy phá trong năm nay

Theo ông Cai Qinliang, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghệ Sản phẩm Giáng sinh Nghĩa Ô, các nhà xuất khẩu đã dần rút kinh nghiệm từ những lần gián đoạn trước và đã đặt hàng sớm hơn ít nhất một tháng. 

Tuy nhiên, điều đó cũng không đủ để hỗ trợ cho việc phục hồi hoạt động tại đây. Theo ông Cai, hoạt động kinh doanh của nơi này đã giảm hơn một nửa so với năm 2020 do đại dịch Covid-19 đã khiến cho thương mại toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn và nhiều khách hàng đã hủy đơn lớn.

Doanh số bán hàng tại trung tâm này đã cải thiện vào năm ngoái tuy nhiên vẫn thấp hơn 20-30% so với trước thời kỳ dịch bệnh và có thể sẽ duy trì ở mức này trong năm 2022, vị tổng thư ký đã chia sẻ với Bloomberg.

Cách trung tâm Nghĩ Ô hơn 400km về phía Bắc cũng đang xảy ra chuyện tương tự. Cô Melissa Shu cho biết, năm ngoái cô đã phải làm thêm giờ tại một nhà máy sản xuất đèn LED xe hơi ở thành phố Trấn Giang, tuy nhiên giờ đây đã phải chịu cảnh đơn hàng bị giảm đi ít nhất 30%. 

Nhà quản lý Shu nói “các khách hàng đang hành động cực kỳ thận trọng… bởi môi trường kinh tế vĩ mô mờ mịt do chiến tranh, lạm phát cùng với khủng hoảng đời sống, không ai trong chúng ta cũng thể sẽ thoái được”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

51 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước