Doanh nghiệp Trung Quốc tại Nga: Tìm cơ hội có trong thách thức

Chủ nhật, 03/04/2022-15:04
Trước sức ép không nhỏ từ Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc ở Nga vẫn nhận thấy những cơ hội đang mở ra cho họ.

Trong bối cảnh các thương hiệu phương Tây thi nhau rời khỏi thị trường Nga, một số công ty nhỏ của Trung Quốc bắt đầu tìm cách tận dụng khoảng trống đó. Bà Li Dan đã quyết định mở rộng công ty tại Moscow để sản xuất và bán phụ tùng cho xe Mỹ và châu Âu sau khi chứng kiến cảnh các công ty ô tô ồ ạt rút đi. 

Suốt những năm qua, bà chỉ là nhà cung cấp cho ô tô của Nga. Tuy nhiên, sau khi một số hãng như Ford, Volkswagen dừng hoạt động, bà Li nhận định rằng Porsche, Skoda, Audi và Ducati cũng sẽ nhanh chóng tìm đến công ty của bà để bảo trì xe.

Theo dự báo của bà Li, “Trong tương lai, chắc chắn xe hơi của Mỹ và châu Âu ở Nga sẽ cần sửa chữa. Vì các lệnh trừng phạt, những đại lý nhập ô tô và phụ tùng trực tiếp từ Mỹ và phương Tây sẽ tìm kiếm sự hợp tác từ Trung Quốc ngay từ bây giờ”.

Liu Yunpeng, chủ một công ty nhập khẩu thực phẩm Trung Quốc có trụ sở tại Nga cũng nhìn ra cơ hội cho mình: “Từ năm 2014, công ty của tôi đã nhập thực phẩm Trung Quốc, rượu baijiu vào Nga. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc càng trở nên sâu sắc hơn cũng là khi tôi cảm nhận được cơ hội tiềm năng đang mở ra tại Nga”.


 
 

Nhà kinh tế Trung Quốc tại công ty đầu tư Loomis, Sayles & Company - Zhuang Bo cũng nhận định rằng các doanh nghiệp Trung quốc ở một vài lĩnh vực sẽ hưởng lợi từ việc Mỹ và EU rời bỏ Nga. Các lĩnh vực có thể bao gồm thực phẩm, phụ tùng ô tô, vật tư y tế hay cơ sở hạ tầng.

Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang Hanhui cũng đã có động thái kêu gọi các thương nhân Trung Quốc ở Moskva tận dụng các cơ hội kinh doanh đang mở ra với họ trong bối cảnh này. Theo ông, doanh nghiệp nên tái cấu trúc hoạt động nhằm “phủ lấp khoảng trống đang xuất hiện trên thị trường Nga".

Ông nói: “Thời điểm này, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò rất quan trọng. Đất nước đang thông suốt mọi kênh, nhất là lĩnh vực logistics và thanh toán, cũng như xây dựng các nền tảng mới”.

Kể từ khi phương Tây khai trừ ngân hàng Nga ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), nhiều giao dịch không thể được thanh toán bằng USD và Euro. Trước đây, hầu hết giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đều được thanh toán qua hai đồng tiền này.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đây dường như là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp như của bà Li Dan. Khi ngân hàng của khách hàng bị cấm, họ sẽ phải tìm đến ngân hàng hỗ trợ giao dịch nhân dân tệ. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh của công ty bà Li trở lại hoạt động bình thường sau 1 tuần.

Ở một mặt khác, những thách thức vẫn còn đó

Wang Chuanbao - Chủ tịch Liên đoàn Hoa kiều ở Moskva cho rằng, cung và cầu sẽ mất cân bằng khi các công ty phương Tây để lại khoảng trống ở Nga dù sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Thế nhưng, ông cảnh báo rằng lệnh trừng phạt lần này của phương Tây đối với Nga sẽ nghiêm ngặt và mở rộng hơn.

“Để lấy đầy những khoảng trống và đảm bảo có một vị trí trên thị trường Nga, các thương nhân Trung Quốc cần bỏ thời gian và công sức để cân nhắc một cách thận trọng”, theo ông Wang.

Theo dự đoán của chuyên gia kinh tế Zhuang Bo, mối quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ tăng ở cả quy mô và tốc độ trong vài năm tới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc cũng nên thận trọng tránh vi phạm liên quan đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Theo một số chuyên gia, những căng thẳng địa chính trị đang bủa vây vấn đề cấp bách của Trung Quốc như an ninh lương thực và năng lượng. Những diễn biến này có thể đưa các dự án thuộc mạng lưới thương mại lấy Trung Quốc làm tiêu điểm (Sáng kiến vành đai và Con đường) gặp rủi ro.

Phía Mỹ cũng đang ra sức ép Trung Quốc bộc lộ rõ quan điểm và lập trường của mình. Ở cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden ngày 18/3, ông Biden cũng cảnh báo về những hậu quả khôn lường nếu Trung Quốc đứng về phía Nga. Lời cảnh báo này xảy ra sau 2 tuần từ khi Trung Quốc cho rằng họ phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp nào.


 
 

“Sức mạnh và nền tảng hợp tác giữa Nga và Trung Quốc còn khá tốt. Mỹ đang nỗ lực phá sợi dây liên kết này và buộc Trung Quốc đưa ra lập trường về việc họ có tuân thủ biện pháp trừng phạt Nga hay không”, theo một cố vấn thương mại giấu tên của chính phủ Trung Quốc.

Ngày 29/3, Phó trợ lý thư ký quản lý xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ - Matthew Borman đã cảnh báo rằng những hàng hóa nhập vào Nga kể cả từ Trung Quốc - là nước không tham gia cấm vận, mà thành phần từ Mỹ chiếm hơn 25% tổng giá trị sản phẩm cũng phải được Washington cấp phép nhằm tránh những vi phạm về lệnh trừng phạt.

Thậm chí, kể cả một sản phẩm giao dịch với Nga không chứa thành phần của Mỹ, vẫn phải tuân thủ theo hạn chế của Washington nếu nó có dựa vào phần mềm và công nghệ của Mỹ. Ở trường hợp được sản xuất trên dây chuyền lắp ráp sử dụng các công cụ hoặc thiết bị của Mỹ cũng tuân theo quy định như vậy.

Nếu phát hiện vi phạm, các công ty có thể đối mặt với tiền phạt hoặc cấm giao dịch hoàn toàn, nặng hơn là ngồi tù nếu nằm trong quyền tài phán của nước Mỹ. Động thái này là lần đầu tiên mà một quan chức cấp cao của Mỹ phổ cập chi tiết về hoạt động cấm vận của họ sau những căng thẳng và xung đột trên đất Ukraine.

Chuyên gia Mỹ của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), Lu Xiang cho biết một số doanh nghiệp Trung Quốc  như nhà sản xuất thiết bị cầm tay hoặc máy tính có thể chịu ảnh hưởng về hành động của Washington và họ buộc phải ngừng xuất khẩu.

Theo ông đánh giá, “các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tránh rủi ro bị trừng phạt. Song, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến trật tự thương mại Trung Quốc và Nga bởi đa phần các sản phẩm đều không vi phạm tiêu chí nêu trên”.

Tại châu Á, các nước theo chân Mỹ ủng hộ lệnh trừng phạt gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore. Mặt khác, theo ông Lu Xiang, những biện pháp này sẽ phản tác dụng và Nga không có động thái thỏa hiệp.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về vấn đề nhiên liệu bất chấp việc phương Tây có muốn mở rộng thêm lệnh trừng phạt không. Theo ông, “đây là vấn đề chủ quyền”. Trung Quốc nhập khẩu hàng chục triệu tấn dầu từ Nga hàng năm. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

16 phút trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

1 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

1 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

2 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

2 giờ trước