Private Cloud - hình thức lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Hiện nay, Private Cloud được đánh giá là một trong hai mô hình đám mây chính được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay bên cạnh Public Cloud. Để tìm hiểu rõ hơn về Private Cloud cũng như ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của Private Cloud, cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Private Cloud là gì?

Private Cloud là khái niệm chỉ các dịch vụ được cung cấp thông qua Internet hoặc mạng nội bộ với người dùng nội bộ thay vì công khai. Private Cloud còn được gọi là đám mây nội bộ. Private Cloud cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tương tự như Public Cloud như các đặc tính self-service, khả năng mở rộng và giãn nở linh hoạt. Tuy nhiên, Private Cloud sẽ cung cấp thêm sự kiểm soát và hỗ trợ tùy chỉnh các tài nguyên chuyên dụng trên máy tính được lưu trữ tại chỗ.

Bên cạnh đó, Private Cloud cũng cung cấp độ bảo mật và riêng tư cao hơn thông qua hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho những nguồn dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp không bị truy cập lén bởi đơn vị nhà cung cấp của bên thứ ba.




Private Cloud được đánh giá cao nhờ tính bảo mật vượt trội
Private Cloud được đánh giá cao nhờ tính bảo mật vượt trội

Private Cloud phù hợp với những đơn vị nào?

Tất cả những đơn vị doanh nghiệp, cơ quan tổ chức muốn có một môi trường dữ liệu riêng biệt với tính cá nhân cao, an toàn bảo mật tuyệt đối đều có thể sử dụng Private Cloud. Bên cạnh đó, Private Cloud cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những công ty có sẵn các trung tâm dữ liệu đắt tiền khi có thể tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện tại của mình.

Tuy nhiên, để quyết định có nên sử dụng Private Cloud hay không, doanh nghiệp cần phải cân đối giữa dự trù ngân sách và mục tiêu lưu trữ của doanh nghiệp.

Mô hình của Private cloud là gì?

Trong mô hình của Private Cloud sở hữu hai loại dịch vụ đám mây chính như sau:

Iaas – Infrastructure as a service

Mô hình Iaas – Infrastructure as a service là mô hình đầu tiên được áp dụng, hay còn được gọi là là mô hình cơ sở hạ tầng một dịch vụ. Mô hình Private Cloud này cho phép các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng những tài nguyên cơ sở hạ tầng bao gồm: máy móc, mạng và kho lưu trữ như một dịch vụ.

Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một máy chủ và kho lưu trữ ảo, các API cho phép người dùng có thể upload công việc lên máy ảo (VM). Điều này giúp cho người dùng dễ dàng truy cập thông qua cấu hình máy ảo (VM) và bộ nhớ theo mong muốn của bản thân.




Iaas là mô hình đầu tiên được áp dụng cho Private Cloud
Iaas là mô hình đầu tiên được áp dụng cho Private Cloud

PaaS – Platform as a service

PaaS – Platform as a service là mô hình nền tảng giống như một dịch vụ cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp mọi thứ bao gồm các ứng dụng đám mây đơn giản đến những ứng dụng tinh vi và phức tạp. Mô hình PaaS thường xuyên được ứng dụng nhằm mục đích phát triển các phần mềm.

Private Cloud hoạt động như thế nào?

Hệ thống Private Cloud có thể đặt ở Data Center của khách hàng hoặc tại của nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý bởi khách hàng/nhà cung cấp hoặc bên thứ ba.

Để triển khai thành công hệ thống Private Cloud cho doanh nghiệp, chúng ta cần phải đảm bảo những yếu tố như:

  • Service management hay quản lý các dịch vụ và automation (tự động hoá): là các tính chất quan trọng trong hệ thống Private Cloud. Mỗi hoạt động này đều mang tính đồng bộ, được lặp lại và ghi nhận để giữ cho platform thống nhất hoàn toàn. Các máy chủ cần được đồng nhất với nhau để cho ra kết quả chung theo dự kiến ban đầu.  Dịch vụ Private Cloud không thể hoàn thành nếu không có giải pháp Service Management đúng đắn.
  • Applications: chất lượng của ứng dụng có thể hỗ trợ hoặc phá huỷ giải pháp Private Cloud của doanh nghiệp. Ứng dụng cần được quản lý chặt chẽ từ portal của nhà cung cấp. Phương pháp đo lường cần mang tính khả thi và linh hoạt. Hệ thống cần phải được scale up trong trường hợp ứng dụng cần nhiều resource.
  • Organization: tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc thay đổi từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ Private Cloud. Với việc chuyển đổi này, doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tập trung từ thuần công nghệ sang các giải pháp mang tính kinh doanh.



Hệ thống Private Cloud có thể đặt ở Data Center của khách hàng hoặc tại của nhà cung cấp dịch vụ
Hệ thống Private Cloud có thể đặt ở Data Center của khách hàng hoặc tại của nhà cung cấp dịch vụ

Ưu điểm và nhược điểm của Private Cloud

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của Private Cloud:

Ưu điểm 

  • Độc lập về cơ sở hạ tầng: Được xây dựng trên cụm server vật lý riêng nên Private Cloud sở hữu ưu điểm vượt trội là độc lập về cơ sở hạ tầng. Do đó, người dùng cũng như hệ thống sẽ hạn chế được tối đa những tác động gây ảnh hưởng từ những nguồn bên ngoài.
  • Linh hoạt, mạnh mẽ và ổn định: Tùy theo nhu cầu sử dụng riêng, doanh nghiệp có toàn quyền quản lý hệ thống, chủ động linh hoạt mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên cũng như cài đặt những ứng dụng, phần mềm. Bên cạnh đó, số lượng máy chủ nhiều cũng giúp đảm bảo cho dịch vụ hoạt động mạnh mẽ, ổn định.
  • Độ bảo mật cao: Được xây dựng độc lập cho người dùng, Private Cloud được đánh giá là công nghệ ảo hóa có tính an toàn và bảo mật tốt nhất. Với hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ, doanh nghiệp sẽ không lo lắng về vấn đề thông tin bị rò rỉ hay chia sẻ tài nguyên với các tổ chức khác.
  • Tính khả dụng về địa lý: Private Cloud sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu công ty bạn là công ty hay tập đoàn đa quốc gia với văn phòng đặt tại nhiều nước trên thế giới. Mỗi đất nước sẽ có một chính sách riêng và Private Cloud sẽ giúp bạn thích nghi dễ dàng với đất nước đó.
  • Chi phí hợp lý, khả năng dự phòng tốt: Sử dụng Private Cloud giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư phần cứng cũng như các thiết bị và giấy phép.
  • Thời gian uptime lên đến 99,99% .



Private Cloud có tính bảo mật cao
Private Cloud có tính bảo mật cao

Nhược điểm

Việc sử dụng Private Cloud hỗ trợ máy chủ cũng có một số hạn chế nhất định như sau:

  • Toàn bộ các thao tác quản lý, bảo trì và nâng cấp trung tâm dữ liệu đều do doanh nghiệp đảm nhận. Nếu không có nhân sự sở hữu chuyên môn cao về mảng này, doanh nghiệp có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn trong quá trình sử dụng, vận hành.
  • Sau một thời gian sử dụng, máy chủ cần được làm mới, thay thế nên sẽ gây mất nhiều kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Priva Cloud chỉ có thể mở rộng trong phạm vi dung lượng hạn chế của tài nguyên lưu trữ nội bộ.

Mở rộng  và lưu trữ của Private cloud

Private Cloud cũng có thể được kết hợp với các đám mây công cộng nhằm tạo ra một đám mây lai hay còn gọi là Hybrid Cloud. Hybrid Cloud cho phép doanh nghiệp tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ đám mây nhằm giải phóng thêm không gian và mở rộng dịch vụ điện toán đám mây công cộng khi có nhu cầu.

Theo đó, doanh nghiệp có thể điều hành các hạng mục công việc quan trọng hoặc các ứng dụng nhạy cảm trên Private Cloud và sử dụng Public Cloud để xử lý khối lượng công việc đồ sộ hoặc các nhu cầu tăng đột biến.

Có hai phương pháp lưu trữ Private Cloud là: Lưu trữ nội bộ hoặc lưu trữ tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Đa số các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức thứ hai vì tính hiệu quả về chi phí và sẽ không yêu cầu về nhân sự toàn thời gian chỉ để quản lý máy chủ của doanh nghiệp.




Private Cloud có thể kết hợp với Public Cloud tạo nên đám mây lai hay Hybrid Cloud
Private Cloud có thể kết hợp với Public Cloud tạo nên đám mây lai hay Hybrid Cloud

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về Private Cloud. Có thể nói, Private Cloud là giải pháp tuyệt vời giúp cho các doanh nghiệp có các lựa chọn về khả năng lưu trữ có thể mở rộng và đáng tin cậy. Hy vọng rằng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu rõ hơn về Private Cloud cũng như những tính năng, lợi ích và hạn chế của Private Cloud để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

51 phút trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

1 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

2 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

2 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

3 giờ trước